Đề nghị tăng thời gian nghỉ tết Âm lịch

Người lao động được nghỉ lễ quá ít

ĐB Nguyễn Trung Thu phân tích: Nghỉ bốn ngày như hiện nay thì thời gian nghỉ của người lao động (NLĐ) sẽ bị ngắt quãng và phải đi làm việc một ngày trong tuần, sau đó lại tiếp tục nghỉ ngày nghỉ hằng tuần. Điều này dẫn tới năng suất lao động của NLĐ thấp trong một ngày làm việc xen giữa các ngày nghỉ, ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng ngày nghỉ tết của NLĐ khi muốn nhân dịp tết cổ truyền đi thăm hỏi gia đình, bạn bè hoặc đi du lịch. Hơn nữa, dư luận ủng hộ trong hai năm qua, Chính phủ thực hiện hoán đổi ngày nghỉ vào dịp tết Âm lịch để được nghỉ liền ngày. Ngoài ra, tổng số ngày nghỉ lễ hằng năm ở nước ta chín ngày là trung bình thấp so với các quốc gia khác trên thế giới (Trung Quốc nghỉ 11 ngày, Indonesia 13 ngày, Hàn Quốc 17 ngày, Lào 13 ngày, Campuchia 25 ngày...).

Liên quan đến thời gian nghỉ thai sản, nhiều ý kiến đồng tình với dự thảo để cho thai phụ có quyền lựa chọn thời gian nghỉ từ bốn đến sáu tháng. Có ĐB đề nghị đối với những lao động nữ lao động mệt nhọc, độc hại có thể kéo dài thời gian nghỉ lên bảy tháng. Và để công bằng đối với phụ nữ cũng như trẻ em, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định trong thời gian nghỉ thai sản, nếu mẹ hoặc bé bị bệnh thì ông bố có thể được nghỉ thêm ba ngày nữa để chăm sóc mẹ và bé ngoài thời gian nghỉ chăm sóc vợ khi sinh.

Đối với tuổi nghỉ hưu lao động nữ cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng những lao động nữ trí thức có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu bằng với nam giới nhưng cũng có ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định.

Đề nghị tăng thời gian nghỉ tết Âm lịch, Tin tức trong ngày, thoi gian nghi tet, tang thoi gian nghi tet, nghi le, nguoi lao dong, gio lam them, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Nhiều ĐB cho rằng vấn đề mấu chốt vẫn là phải giải quyết mức lương tối thiểu phù hợp chứ không phải tăng giờ làm

Cần cuộc cách mạng về tiền lương

Vấn đề giờ làm thêm cũng còn nhiều ý kiến tranh cãi. Có ý kiến đồng ý tăng thời gian làm thêm như dự thảo đề xuất để tăng thêm thu nhập cho NLĐ. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến phản đối vì làm thêm nhiều như vậy khiến NLĐ không có thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động. Hơn nữa, thực tế không phải NLĐ muốn làm thêm mà vì tiền lương quá thấp trong khi công nhân phải thuê nhà ở, phải thuê phương tiện đi lại và không có điều kiện vui chơi giải trí… Cho nên, nhiều ĐB cho rằng vấn đề mấu chốt vẫn là phải giải quyết mức lương tối thiểu phù hợp chứ không phải tăng giờ làm.

Theo ĐB Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cần có một cuộc cách mạng tiền lương thì mới hạn chế việc tranh chấp bởi tiền lương và lương tối thiểu là nguyên nhân của tất cả những nguyên nhân xảy ra tranh chấp và đình công trong thời gian qua. Tiền lương các DN trả cho NLĐ, đặc biệt là các DN FDI đều xoay quanh tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định nhưng mức lương tối thiểu lại không bám sát thực tế, không bám sát giá cả thị trường. “Tôi rất tán thành chương trình làm luật của QH kỳ này là sẽ thông qua tiền lương tối thiểu. Không nên để Chính phủ ban hành lương tối thiểu hằng năm như hiện nay vì Chính phủ vừa mới nói tăng lương thôi thì ở ngoài chợ giá đã lên hết rồi” - ông Tùng nhấn mạnh.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
2411
Số người truy cập:
9242300