Đập nước trên núi Cấm bị xì, hàng nghìn dân hoang mang

 

 

Nhằm trữ nước phục vụ nhu cầu người dân, làm du lịch và chống cháy rừng, năm 2011 đập Thanh Long được xây với kinh phí 45 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang làm chủ đầu tư, quản lý. Nằm trên núi Cấm (thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) ở độ cao 400 m (đỉnh núi Cấm cao 700 m) so với mực nước biển, đập dài 170 m, chiều cao gần 18 m, chứa được 255.000 m3 nước… 

 

Khu vực này trước đây là con suối Thanh Long và rừng tự nhiên. Sau ba năm xây dựng, cuối năm 2014, đập hoàn thành, cho tích nước thử thì xảy ra hiện tượng hư hỏng, xuống cấp khiến nhiều người lo ngại. Trong ảnh là vết nứt trên thân đập cao 18 m.

 

Vết nứt xé trên mặt, phía trong con đập; bêtông bị bong tróc, vỡ từng mảng. 

 

Nước rỉ ra ngoài thân đập. 

 

Dưới chân đập suốt ngày đêm xì nước. "Chúng tôi mất ăn mất ngủ, nơm nớp lo đập bị vỡ. Đêm đến, chúng tôi phải bố trí người canh chừng mới đi ngủ. Dặn nhau hễ nghe rục rịch là hô hoán mọi người chạy ngay", anh Lý Sơn Đăng - một trong 60 hộ dân sống ngay chân con đập - nói. 

 

Nước từ trong đập chảy ra, thấm sâu vào đất. "Con đập này do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh quản lý. Chúng tôi đang yêu cầu địa phương kiểm tra và báo cáo ngay những vấn đề người dân phản ánh về tình trạng lún, nứt, xì nước từ con đập", ông Nguyễn Hùng Cường - Chánh văn phòng UBND huyện Tịnh Biên Chánh - cho biết.

 

Tại miệng tràn xuất hiện một lỗ thủng, nước phun trào.

 

Hàng loạt vị trí ở chân đập có những lỗ bắn nước tua tủa ra ngoài, sau đó được đơn vị quản lý trám lại nhưng nước vẫn còn thấm qua. "Dân chúng tôi lo lắm vì đây là chuyện liên quan đến tính mạng của nhiều người, nếu sự cố xảy ra. Không chỉ những hộ sống dưới chân đập như tôi lo đâu, còn 8.000 hộ khác sống dưới chân núi cũng xôn xao dữ lắm", ông Sáu (65 tuồi) cho biết. 

 

Ông Lữ Cẩm Khường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau khi đập hoàn thành, đơn vị kiểm tra thì thấy vết nứt rộng gần 0,5 m chạy dài 15 m ở chân đập. Việc xử lý gia cố vết nứt và chống thấm cho đập tốn 6,5 tỷ đồng, hồi cuối tháng 4. Hiện, đơn vị vẫn theo dõi tình trạng thấm nước. Nếu ổn định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cho nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, tình trạng thấm và xì nước vẫn diễn ra.

 

"Việc người dân phản ánh và lo lắng về chất lượng công trình, chúng tôi cam kết nhanh chóng kiểm tra kỹ lưỡng, sẽ có thông báo chính thức trong thời gian sớm nhất", ông Khường khẳng định. 

Núi Cấm còn được biết đến với tên gọi khác là Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn – An Giang.

 

 

Cửu Long

Nhằm trữ nước phục vụ nhu cầu người dân, làm du lịch và chống cháy rừng, năm 2011 đập Thanh Long được xây với kinh phí 45 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang làm chủ đầu tư, quản lý. Nằm trên núi Cấm (thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) ở độ cao 400 m (đỉnh núi Cấm cao 700 m) so với mực nước biển, đập dài 170 m, chiều cao gần 18 m, chứa được 255.000 m3 nước…


Khu vực này trước đây là con suối Thanh Long và rừng tự nhiên. Sau ba năm xây dựng, cuối năm 2014, đập hoàn thành, cho tích nước thử thì xảy ra hiện tượng hư hỏng, xuống cấp khiến nhiều người lo ngại. Trong ảnh là vết nứt trên thân đập cao 18 m.


Vết nứt xé trên mặt, phía trong con đập; bêtông bị bong tróc, vỡ từng mảng.


Nước rỉ ra ngoài thân đập.


Dưới chân đập suốt ngày đêm xì nước. "Chúng tôi mất ăn mất ngủ, nơm nớp lo đập bị vỡ. Đêm đến, chúng tôi phải bố trí người canh chừng mới đi ngủ. Dặn nhau hễ nghe rục rịch là hô hoán mọi người chạy ngay", anh Lý Sơn Đăng - một trong 60 hộ dân sống ngay chân con đập - nói.


Nước từ trong đập chảy ra, thấm sâu vào đất. "Con đập này do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh quản lý. Chúng tôi đang yêu cầu địa phương kiểm tra và báo cáo ngay những vấn đề người dân phản ánh về tình trạng lún, nứt, xì nước từ con đập", ông Nguyễn Hùng Cường - Chánh văn phòng UBND huyện Tịnh Biên Chánh - cho biết.


Tại miệng tràn xuất hiện một lỗ thủng, nước phun trào.


Hàng loạt vị trí ở chân đập có những lỗ bắn nước tua tủa ra ngoài, sau đó được đơn vị quản lý trám lại nhưng nước vẫn còn thấm qua. "Dân chúng tôi lo lắm vì đây là chuyện liên quan đến tính mạng của nhiều người, nếu sự cố xảy ra. Không chỉ những hộ sống dưới chân đập như tôi lo đâu, còn 8.000 hộ khác sống dưới chân núi cũng xôn xao dữ lắm", ông Sáu (65 tuồi) cho biết.


Ông Lữ Cẩm Khường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau khi đập hoàn thành, đơn vị kiểm tra thì thấy vết nứt rộng gần 0,5 m chạy dài 15 m ở chân đập. Việc xử lý gia cố vết nứt và chống thấm cho đập tốn 6,5 tỷ đồng, hồi cuối tháng 4. Hiện, đơn vị vẫn theo dõi tình trạng thấm nước. Nếu ổn định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cho nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, tình trạng thấm và xì nước vẫn diễn ra.


"Việc người dân phản ánh và lo lắng về chất lượng công trình, chúng tôi cam kết nhanh chóng kiểm tra kỹ lưỡng, sẽ có thông báo chính thức trong thời gian sớm nhất", ông Khường khẳng định.
Núi Cấm còn được biết đến với tên gọi khác là Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn – An Giang.

Cửu Long

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
3831
Số người truy cập:
9107183