"Đắng ngắt" đời công nhân, ở cũng dở về cũng không êm

 Đời công nhân cắm mặt quanh năm suốt tháng, chẳng biết vui chơi giải trí gì. Vậy mà thu nhập cũng chỉ đủ lo thân, lo cho 2 đứa con và nuôi chủ phòng trọ... Trong loạt bài trên NNVN, chúng tôi đã ghi lại cảnh người dân quê rồng rắn kéo nhau ra phố xá kiếm sống sau tết. Nhưng khảo sát tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… thì hơn 80% trong số họ thu nhập chừng 5- 7 triệu đồng/tháng, sống tằn tiện lắm mới đủ chi phí tối thiểu … Bữa sáng của công nhân chủ yếu là bánh mì, bánh rán Không dám về quê Chúng tôi đến cổng Công ty P. trên địa bàn xã Hóa An, TP Biên Hòa (Đồng Nai) tầm 11 giờ trưa, khi hàng trăm nam nữ túm năm tụm ba ngồi xếp bằng vòng tròn dưới nền xi măng trước cổng, trước mặt họ là những ly trà đá, những túi mận, ổi, bắp… Nhìn họ ăn, uống ngon lành khiến tôi phát thèm! Chị Trịnh Thị Hường, 30 tuổi, quê Thanh Hóa cho biết 2 vợ chồng làm tại công ty này đã 5 năm, cộng khoản tăng ca, thu nhập chỉ 10 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, tiền trọ 700 ngàn, điện nước 150 ngàn, tiền học, gửi trẻ hai con hết 2 triệu nữa. Còn lại đủ thứ chi phí khác, từ ăn uống, quần áo… mỗi khi đi chợ chỉ dám mua thức ăn cho con, còn hai vợ chồng hết rau muống, lại cà, mắm, cá kho mặn. Tính toán chi li vậy nhưng tháng nào có 1, 2 đám cưới thì tháng đó phải vay nợ. “Bây giờ mỗi lần nhận thiệp cưới là lo. Nếu đi cả 2 vợ chồng, tiền mừng “bèo” lắm cũng 600 ngàn, còn đi một mình thì 300 ngàn. Nên chỉ đám nào không thể đi một mình được thì đành chịu. Tết vừa rồi, có mình ổng đi quá giang xe về quê, còn 3 mẹ con quanh quẩn ở đây, không dám về”, chị nói. “Đời công nhân cắm mặt quanh năm suốt tháng, chẳng biết vui chơi giải trí gì. Vậy mà thu nhập cũng chỉ đủ lo thân, lo cho 2 đứa con và nuôi chủ phòng trọ. Chỉ riêng xã này (xã Hóa An) mấy chục ngàn công nhân ngoại tỉnh, nhu cầu nhà trọ rất lớn. Chủ nhà trọ mặc sức làm giá. Một phòng 10m2 từ 500 đến 800 ngàn đồng/tháng; tiền nước từ 10 - 20 ngàn đồng/khối; tiền điện 4 - 5 ngàn đồng/số. Vợ chồng tôi có 2 con nhỏ, đứa lớn chuẩn bị vào lớp 3, học ở trường xong là cô giáo chở về nhà dạy kèm luôn. Mỗi tháng ngoài học phí còn phải trả cho cô 550 ngàn nữa. Riêng cháu nhỏ tốn thêm 700 ngàn vì giao cho cô từ sáng đến tối. Hôm nào cũng vậy, phải đến đến 8 – 9 giờ đêm 2 đứa con mới được gặp ba mẹ”, anh Nguyễn Văn Quốc, nhân viên công ty giày da nói. Giờ nghỉ trưa của công nhân công ty P Đổi nghề, liệu có đổi đời? Hơn 3 giờ chiều, những dãy phòng trọ ở ấp An Hòa, xã Hóa An, vắng lặng như tờ, cửa đóng im ỉm. Tìm mỏi mắt mới thấy một phòng trọ mở cửa. Người đàn ông tên Nguyễn Trung Tự, 42 tuổi, quê Đồng Tháp kể: “Tôi làm công nhân từ năm 1998, qua 4 công ty ở Biên Hòa, Thủ Dầu Một, thấy làm chỗ nào cũng nghèo, cũng khổ vậy. Năm 1997, lấy vợ. Và, cuộc sống bắt đầu “canh không lành” khi đứa con đầu lòng chào đời, cứ hục hặc nhau suốt vì chuyện tiền nong. Anh tính cả hai đứa, thu nhập hồi ấy chưa đến 3 triệu trong khi phải nuôi con nhỏ, thuê phòng… thì bảo sao không cãi lộn? Vợ chồng khan gói về quê. Ở quê còn có ruộng, có ông bà giúp trông con, nên chắc không chết đói được. Người tính vẫn thua trời tính. Về quê khó khăn hơn, vì ruộng vườn không có, vốn cũng không, đi làm công nhân đã quá lâu, làm ruộng không quen. Một nhóm công nhân côn ty P. ngồi xếp vòng dưới nền lề đường ăn bắp luộc, khoai lang, xôi Đang lúc bế tắc thì năm 2007, tôi đi dự đám cưới thì gặp người nấu cỗ là nhân viên nhà bếp trong công ty ngày nào. Anh ta xin nghỉ việc ra ngoài làm dịch vụ đám cưới mới hơn 1 năm đã khấm khá. Gần chục nhân viên phục vụ trong đám tiệc đều là công nhân làm chung, nay đã nghỉ việc. Dự đám cưới về, vợ chồng tôi tiếp tục bàn tính.  Chị Tuyết, vợ anh Quốc cho biết mỗi tháng vợ chồng chị chắt bóp hết cỡ cũng dành dụm được vài trăm, nếu không có những khoản chi đột xuất như đi đám cưới, đám tiệc hoặc con nhức đầu sổ mũi thì đủ tiền cho cả nhà đi chơi quanh đó 1 lần. Nhưng chỉ vậy thôi chứ không hơn. Không phải vay nợ là may lắm rồi. Muốn mua một chiếc xe máy tàm tạm cũng khó, đừng nói để dành. Một tuần sau gửi con nhờ gia đình trông hộ, hai đứa khăn gói quả mướp, lận lưng hơn chục triệu, lên Biên Hòa làm dịch vụ nấu cỗ đám cưới, đám tiệc phục vụ đối tượng chính là công nhân, người lao động nghèo. Đến nay, sau gần 3 năm đổi nghề, vợ chồng tôi trả hết nợ, ngoài tiền gửi về nuôi con hàng tháng, còn tích cóp được số vốn phòng thân”. Chị Huỳnh Thị Yến, quê Kiên Giang, người từng có 10 năm làm công nhân tại KCX Tân Thuận kể: “Năm 2000, khi vừa tròn 19 tuổi, tôi hăm hở khăn gói theo nhóm bạn gần chục đứa lên Sài Gòn với giấc mơ đổi đời. Nhưng vì không có trình độ, không đủ can đảm làm những việc thiếu lành mạnh, không an toàn, nên cuối cùng lao đầu vào làm công nhân cho công ty Đài Loan. Hồi đó lương chỉ dưới 1 triệu/tháng, nhưng không thấy chật vật như bây giờ. Bốn đứa thuê chung và chia nhau 300 ngàn tiền phòng trọ/tháng, thức ăn cũng rẻ. Vậy mà tằn tiện lắm mỗi tháng cũng chỉ để dành được 1 – 2 trăm gửi về quê. Sau 10 năm lưu lạc, trở về quê không có nổi 6 triệu đồng để mở một tiệm tạp hóa ngoài chợ. Đấy đời công nhân là vậy đó anh!”. Thức ăn bữa tối của một cặp vợ chồng công nhân. "Hiện em đang ở trọ tại quận 12 bán rau trong chợ Cầu, quận Gò Vấp. Nhóm bạn tôi hồi đó đã nghỉ gần hết. Tụi nó ra ngoài mỗi đứa một việc, chỉ có nỗi buồn lớn nhất là cô đơn, còn thu nhập thì không đứa nào tệ hơn lúc làm công nhân. Như em hiện giờ, tự do thoải mái. Mỗi ngày làm 6 tiếng, kiếm hơn 5 triệu/tháng, khỏe re! Nghĩ lại thời bán sức lấy tiền trong các nhà máy mà sợ”, chị Yến nói. PHÚC LẬP VietBao.vn (Theo_Nông Nghiệp >>>)
------------
Xem thêm: "Đắng ngắt" đời công nhân, ở cũng dở về cũng không êm, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Dang-ngat-doi-cong-nhan-o-cung-do-ve-cung-khong-em/610214382/157/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
1391
Số người truy cập:
9103372