Dân phố Cổ: "Chúng tôi sẽ dắt xe về nhà"

Đó là ý kiến của nhiều hộ dân sống trên các tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Đồng Xuân… khi biết Hà Nội đang lên kế hoạch thí điểm cấm ô tô, xe máy trên một số tuyến phố để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông.
 
Sau khi Hà Nội có chủ trương cấm ô tô, xe máy trên một số tuyến phố quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và dọc các tuyến: Hàng Đào – Hàng Ngang – Đồng Xuân, chiều 12-10, phóng viên đã có mặt trên các tuyến phố này, ghi lại những ý kiến của một số hộ dân, xung quanh chủ trương trên của Hà Nội.
 
Không quá bất ngờ trước thông tin cấm ô tô, xe máy, ông Nguyễn Văn Thịnh, 42 tuổi, nhà mặt phố Hàng Ngang khi được hỏi về chủ trương trên ngay lập tức khẳng định, nếu thành phố cấm ô tô, xe máy trên trục đường này, ông sẽ dắt bộ xe máy về nhà.
 
Ông Thịnh cho biết, việc thành phố cấm ô tô, xe máy quanh khu vực Bờ Hồ và dọc tuyến Hàng Đào – Hàng Ngang – Đồng Xuân thì cứ làm, nhưng khi cấm, ông và các thành viên trong gia đình sẽ dắt bộ xe máy về nhà mỗi khi đi qua các tuyến phố cấm.

Dân phố Cổ: "Chúng tôi sẽ dắt xe về nhà", Tin tức trong ngày, cam xe may, dan pho co, dat xe, han che xe ca nhan, pho co, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Lòng đường Hàng Đào thành bãi gửi xe khi chưa cấm ô tô, xe máy

Ông Thịnh cho biết, do các tuyến phố cấm chỉ ở trục Hàng Đào xuôi về Đồng Xuân nên ông hoàn toàn có thể đi vào các tuyến phố khác giáp danh, sau đó dắt bộ xe về nhà. “Việc này vừa không vi phạm quy định, lại đỡ mất tiền gửi xe, chắc thành phố cũng không cấm người dân dắt bộ xe trên các tuyến phố cấm”, ông Thịnh cho biết.
 
Nói về những khó khăn khi thành phố cấm ô tô, xe máy trên các tuyến phố trên, ông Thịnh cho rằng, nếu cấm ô tô, xe máy đi lại thì sẽ chỉ có khó khăn cho việc kinh doanh buôn bán của các tiểu thương.
 
Theo ông Thịnh thì dọc tuyến phố từ Hàng Đào xuống Đồng Xuân chủ yếu các cửa hàng kinh doanh và chủ yếu bán buôn là chính, nếu bây giờ thành phố cấm ô tô, xe máy thì sẽ không có phương tiện để chở hàng hóa.
 
“Về cơ bản tôi nhất trí với chủ trương của thành phố về việc cấm ô tô, xe máy dọc tuyến phố này nhưng nếu cấm thì cần phải bố trí các phương tiện đi lại, chở hàng hóa sao cho phù hợp để người dân không cảm thấy bị ảnh hưởng quá nhiều do việc cấm này mang lại”, ông Thịnh nói.
 
Cùng quan điểm với ông Thịnh, ông Nguyễn Đức Kiên, cùng trên phố Hàng Ngang sau khi phân tích những mặt được lợi từ việc cấm ô tô, xe máy tại một số tuyến phố cổ, như: các tuyến phố cấm sẽ được yên tĩnh hơn, không ồn ào bởi tiếng động cơ xe máy, ô tô, còi xe, ô nhiễm khói bụi và là điều kiện tốt để phát triển du lịch…. Ông cho rằng, với bán kính chỉ hơn 1 km, về cơ bản thành phố nên cấm ô tô, xe máy trên tất cả các tuyến phố cổ. Tuy nhiên, khi cấm như vậy, cần phải bố trí phương tiện đi lại cho người dân sao thuận tiện nhất.

Dân phố Cổ: "Chúng tôi sẽ dắt xe về nhà", Tin tức trong ngày, cam xe may, dan pho co, dat xe, han che xe ca nhan, pho co, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Nhiều người dân phố cổ lo ngại cấm ô tô, xe máy dọc tuyến Hàng Đào xuôi về Đồng Xuân sẽ khiến gia tăng ùn tắc cho các tuyến phố kế cận

“Để cấm ô tô, xe máy hiệu quả, thành phố cần phải xây dựng những bãi đỗ xe đủ rộng để trông giữ xe miễn phí cho người dân. Tại điểm đầu mỗi tuyến phố cấm phải bố trí đầy đủ phương tiện: xe điện để chuyên chở hàng hóa và vận chuyển người dân ra các điểm gửi xe công cộng thuận tiện”, ông Kiên nói.
 
Còn bà Nguyễn Thị Diệu Linh, 40 tuổi, phố Hàng Đào khi nói về chủ trương cấm ô tô, xe máy trên phố này thì khẳng định rằng, nếu cấm ô tô, xe máy dọc tuyến này vào ban ngày chắc chắn sẽ gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng hơn.
 
Bà Linh cho biết, hằng ngày vào các giờ cao điểm cuối giờ chiều, chưa cấm ô tô, xe máy dọc tuyến Hàng Đào xuôi về Đồng Xuân rất hay xảy ra tắc đường. Nếu bây giờ thành phố lại cấm không được đi ô tô, xe máy vào các tuyến đường này thì chắc chắn các phương tiện sẽ phải đi vào các tuyến phố kế bên cho nên ùn tắc sẽ không thể tránh khỏi và có thể sẽ nghiêm trọng hơn.
 
“Cách đây hơn một tuần tôi đứng ở đầu phố bên kia, chỉ cách nhà 20 mét mà phải mất nửa tiếng mới len được về nhà. Tuy đi bộ nhưng tôi không thể nhúc nhích để di chuyển được. Nhiều người còn phải đội con lên cổ để len qua đám tắc đường”, bà Linh cho biết.
 
Theo bà Linh, nếu thành phố quyết tâm cấm ô tô, xe máy thì chỉ nên triển khai từ 7h tối khi mọi người dân đã đi làm, học sinh đi học về. “Hiện nay dọc tuyến đường này từ Hàng Đào đến Đồng Xuân, vào các tối cuối tuần, thành phố cũng đang triển khai những tuyến phố đi bộ nhưng hôm nào cũng chật cứng người”, bà Linh nói.
 
Trước đó, chiều 11-10, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, đơn vị này đang xây dựng đề án tuyến phố đi bộ từ Đồng Xuân - Hàng Ngang - Hàng Đào - quanh hồ Hoàn Kiếm - Tràng Tiền, trước mắt sẽ thí điểm vào các ngày cuối tuần từ thứ 6 đến Chủ nhật, quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Hiện đề án đang được hoàn thiện để sớm nhất cuối tháng 10 sẽ trình lên lãnh đạo UBND thành phố. Khi thí điểm sẽ cấm hoàn toàn ô tô và xe máy đi lại.
 
Liên quan đến vấn đề này, TS Tôn Thiện Chiến, Viện Công nghệ Thông tin, Viện KH&CNQS, Bộ Quốc Phòng cho rằng, để hạn chế xe cá nhân, cách tốt nhất có thể là biệt lập các dòng lưu thông cục bộ bằng cách lập một vùng cục bộ ước đoán có đường kính khoảng 3 km có mật độ dân cư cao, mạng lưới giao thông kiểu bàn cờ. Vùng cục bộ điển hình là các khu phố cổ và cận cổ, tập trung tại các quận nội thành. Theo TS Chiến, nếu hạn chế xe cá nhân ở phố cổ theo đề xuất của ông sẽ được 1 công 2 việc.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
15850
Số người truy cập:
7736344