Cựu chủ tịch HĐQT Vinashin sắp hầu tòa

 

Cựu chủ tịch HĐQT Vinashin bị bắt
Hàng loạt quan chức Vinashin bị bắt
'Vụ Vinashin, không để dân hiểu lầm là đầu voi đuôi chuột'

Phiên xử sơ thẩm sẽ do thẩm phán Trần Văn Nghiêm, Chánh tòa kinh tế làm chủ tọa.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin, cùng các đồng phạm bị truy tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Hành vi sai phạm của các bị cáo được xác định gồm việc cố tình mua tàu Hoa Sen trái với chỉ đạo của Thủ tướng gây thiệt hại hơn 470 tỷ đồng; bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang không xin ý kiến tập đoàn; phê duyệt thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định) khi chưa có ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng; nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu, gây thiệt hại trên 313 tỷ đồng.

Nhà chức trách nhận định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị can xảy ra trên phạm vi rộng, ở nhiều lĩnh vực... Trong đó, bị can Phạm Thanh Bình được xác định có vai trò đầu vụ với nhiều sai phạm nghiêm trọng, liên quan đến nhiều dự án. Tổng thiệt hại về tài chính tại Vinashin được xác định là hơn 900 tỷ đồng.

Ngoài ông Bình, cáo trạng cũng nêu rõ hành vi của 8 bị can khác, trong đó có ông Trần Quang Vũ, nguyên tổng giám đốc Vinashin; ông Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát tập đoàn; ông Nguyễn Văn Tuyên, nguyên giám đốc công ty cổ phần Công nghệ tàu thủy Hoàng Anh...

Trong vụ án này còn có 2 bị can đang bỏ trốn, bị truy nã là Hồ Ngọc Tùng (nguyên tổng giám đốc công ty tài chính TNHH một thành viên Công nghệ Tàu thủy) và Giang Kim Đạt (34 tuổi, nguyên trưởng phòng kinh doanh công ty vận tải Viễn Dương Vinashin).

Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Hà Anh


Giày Đại Phát solution
Số người online:
4073
Số người truy cập:
7621814