Cược mạng sống với nghề đóng đáy giữa biển

 

 
cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien

Những bạn chòi đi trên dây thừng giăng lưới đáy biển,. Ảnh: Phúc Hưng

Đáy hàng khơi là nghề giăng những miệng lưới ở những nơi có lạch biển, độ sâu tầm 25 m, cách đất liền khoảng 12 hải lý (gần 20 km). Miệng đáy rộng khoảng 50 m, được làm bằng loại lưới dài, đuôi thắt, bắt cố định vào những thân cột to, cắm sâu xuống đáy biển.

Trên mỗi hàng cột "treo" nhiều căn chòi nhỏ đủ để tá túc cho 2-3 người giữ đáy, hay còn gọi là bạn chòi. Phương tiện duy nhất để di chuyển qua lại giữa các chòi là dây thừng được buộc cứng nối giữa trụ. Ngoài việc giữ đáy, những người ở chòi giữa biển còn phải trông con nước để quyết định buông, kéo lưới. 

Đáy hàng khơi được xây dựng ở một ví trí cố định, các bạn chòi hành nghề suốt năm.  Bạn chòi không có lương mà được chủ cho hưởng một trong 7 miệng để có thu nhập riêng. Hàng tháng thường có hai con nước để họ buông lưới. Tôm cá theo con nước chảy xiết mà chui vào các miệng đáy. 

Việc kéo lưới cũng không ấn định thời gian, có khi vào mùa trúng biển thì mỗi ngày, còn bình thường cả tuần hoặc nửa tháng... Quân bình mỗi miệng đáy sẽ bán được 5 triệu đồng tiền tôm cá. Tới con nước đổ đáy, ghe tàu được chủ hàng cho ra vào thu gom nguồn lợi hải sản và tiếp tế lương thực, thuốc men… cho các bạn chòi. 

cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien-1

Nhóm ngư dân đu dây thừng chuẩn bị thả lưới. Ảnh: Phúc Hưng

Ông Trần Văn Nhận, ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho biết, nghề đóng đáy hàng khơi trên vùng biển Tây Nam hình thành ngót hàng trăm năm. Những ngư dân làm nghề này luôn đối đầu với nắng gió, thậm chí họ còn cược mạng sống của mình mỗi khi biển cả nổi giận. Nhưng tất cả đều yêu biển, xem biển là nhà.

"Hơn 20 năm với nghề, đối với tôi và các bạn chòi, cuộc sống lênh đênh, ăn uống, nghỉ ngơi… trên biển quen hơn ở đất liền. Lâu lâu thấy nhớ vợ con, chúng tôi vào bờ được vài ngày rồi lại trở ra vì nhớ biển", ông Nhận chia sẻ.

Những cư dân lớn tuổi ở xứ Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) cho biết, ban đầu nghề này hình thành ở địa phương rất ít, dần về sau thấy nguồn thu lớn nên nhiều người làm theo. Hiện đã có hàng nghìn miệng đáy ở các cửa biển của tỉnh Cà Mau.

Đóng đáy hàng khơi là nghề hết sức vất vả và nguy hiểm, do đó công tác tuyển chọn bạn chòi được xem là khâu quan trọng. "Bạn chòi phải là người thuần thục nghề đi biển, biết bơi và gan dạ, đặc biệt là phải chấp nhận xa vợ con dài ngày. Dù thu nhập cao nhưng không phải ai cũng thích làm", lão ngư Hồ Văn Biểu, 82 tuổi, xã Đất Mũi, nói chắc nịch.

Ông Nguyễn Văn Bột, chủ đáy hàng khơi ở xã Đất Mũi cho biết, chuyện bạn chòi rơi xuống biển xảy ra như cơm bữa. Tháng 8 năm ngoái, 2 bạn chòi của ông là anh Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Cọt bị lốc xoáy cuốn phăng xuống biển lúc nửa đêm. Cả hai ôm phao trôi dạt nhiều giờ trên biển, may mắn được ghe đánh cá cứu sống.

"Do đặc thù của nghề, nên anh em khi ngủ thường cột theo cái can nhựa loại lớn bên mình, phòng khi có rơi xuống biển còn kịp trở tay", ông Bột nói và cho biết các bạn chòi thường cập nhật thông tin thời tiết rất kỹ. Nếu dự báo thời tiết xấu, họ sẽ được chủ hàng trong đất liền sẽ điều tàu ra đón. "Sóng khoảng cấp 5 là chúng tôi cho bạn chòi vô bờ rồi", ông Bột cho biết.

Ngoài nguy hiểm từ thiên nhiên, người canh chòi còn phải đối mặt với các tàu hàng mất lái lao vào chòi. "Sợ nhất là lúc đang ngủ vì không kịp trở tay. Cũng đã có không ít người bỏ mạng với nghề này", anh Thạch Hữu (30 tuổi ở huyện Ngọc Hiển) chia sẻ thêm.

Để phòng thân, hầu hết những người canh đáy hàng khơi đều mang theo bên mình dao lê sắc bén, để rọc lưới đáy thoát thân, trong trường hợp không may bị rơi xuống biển và bị nước cuốn vào lưới đáy hàng. Ngoài ra, không chỉ đối mặt với nguy hiểm thường xuyên rình rập, đôi khi họ cũng phải nhịn đói khát vì gặp lúc mưa bão, tàu tiếp tế lương thực không thể ra biển.

cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien-2

Cá mập cả tấn chui vào đáy hàng khơi tại cửa biển Đất Mũi, Cà Mau. Ảnh: Phúc Hưng

Lần sập chòi hàng loạt xảy ra cuối năm 2009 là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với những người làm nghề đáy hàng khơi ở huyện Ngọc Hiển. Chỉ một trận mưa giông đã đánh sập hơn 400 miệng đáy khiến 67 bạn chòi bị rơi xuống biển. 65 người may mắn được cứu sống.

Phúc Hưng
cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien
Những bạn chòi đi trên dây thừng giăng lưới đáy biển,. Ảnh: Phúc Hưng
Đáy hàng khơi là nghề giăng những miệng lưới ở những nơi có lạch biển, độ sâu tầm 25 m, cách đất liền khoảng 12 hải lý (gần 20 km). Miệng đáy rộng khoảng 50 m, được làm bằng loại lưới dài, đuôi thắt, bắt cố định vào những thân cột to, cắm sâu xuống đáy biển.

Trên mỗi hàng cột "treo" nhiều căn chòi nhỏ đủ để tá túc cho 2-3 người giữ đáy, hay còn gọi là bạn chòi. Phương tiện duy nhất để di chuyển qua lại giữa các chòi là dây thừng được buộc cứng nối giữa trụ. Ngoài việc giữ đáy, những người ở chòi giữa biển còn phải trông con nước để quyết định buông, kéo lưới.

Đáy hàng khơi được xây dựng ở một ví trí cố định, các bạn chòi hành nghề suốt năm. Bạn chòi không có lương mà được chủ cho hưởng một trong 7 miệng để có thu nhập riêng. Hàng tháng thường có hai con nước để họ buông lưới. Tôm cá theo con nước chảy xiết mà chui vào các miệng đáy.

Việc kéo lưới cũng không ấn định thời gian, có khi vào mùa trúng biển thì mỗi ngày, còn bình thường cả tuần hoặc nửa tháng... Quân bình mỗi miệng đáy sẽ bán được 5 triệu đồng tiền tôm cá. Tới con nước đổ đáy, ghe tàu được chủ hàng cho ra vào thu gom nguồn lợi hải sản và tiếp tế lương thực, thuốc men… cho các bạn chòi.

cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien-1
Nhóm ngư dân đu dây thừng chuẩn bị thả lưới. Ảnh: Phúc Hưng
Ông Trần Văn Nhận, ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho biết, nghề đóng đáy hàng khơi trên vùng biển Tây Nam hình thành ngót hàng trăm năm. Những ngư dân làm nghề này luôn đối đầu với nắng gió, thậm chí họ còn cược mạng sống của mình mỗi khi biển cả nổi giận. Nhưng tất cả đều yêu biển, xem biển là nhà.

"Hơn 20 năm với nghề, đối với tôi và các bạn chòi, cuộc sống lênh đênh, ăn uống, nghỉ ngơi… trên biển quen hơn ở đất liền. Lâu lâu thấy nhớ vợ con, chúng tôi vào bờ được vài ngày rồi lại trở ra vì nhớ biển", ông Nhận chia sẻ.

Những cư dân lớn tuổi ở xứ Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) cho biết, ban đầu nghề này hình thành ở địa phương rất ít, dần về sau thấy nguồn thu lớn nên nhiều người làm theo. Hiện đã có hàng nghìn miệng đáy ở các cửa biển của tỉnh Cà Mau.

Đóng đáy hàng khơi là nghề hết sức vất vả và nguy hiểm, do đó công tác tuyển chọn bạn chòi được xem là khâu quan trọng. "Bạn chòi phải là người thuần thục nghề đi biển, biết bơi và gan dạ, đặc biệt là phải chấp nhận xa vợ con dài ngày. Dù thu nhập cao nhưng không phải ai cũng thích làm", lão ngư Hồ Văn Biểu, 82 tuổi, xã Đất Mũi, nói chắc nịch.

Ông Nguyễn Văn Bột, chủ đáy hàng khơi ở xã Đất Mũi cho biết, chuyện bạn chòi rơi xuống biển xảy ra như cơm bữa. Tháng 8 năm ngoái, 2 bạn chòi của ông là anh Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Cọt bị lốc xoáy cuốn phăng xuống biển lúc nửa đêm. Cả hai ôm phao trôi dạt nhiều giờ trên biển, may mắn được ghe đánh cá cứu sống.

"Do đặc thù của nghề, nên anh em khi ngủ thường cột theo cái can nhựa loại lớn bên mình, phòng khi có rơi xuống biển còn kịp trở tay", ông Bột nói và cho biết các bạn chòi thường cập nhật thông tin thời tiết rất kỹ. Nếu dự báo thời tiết xấu, họ sẽ được chủ hàng trong đất liền sẽ điều tàu ra đón. "Sóng khoảng cấp 5 là chúng tôi cho bạn chòi vô bờ rồi", ông Bột cho biết.

Ngoài nguy hiểm từ thiên nhiên, người canh chòi còn phải đối mặt với các tàu hàng mất lái lao vào chòi. "Sợ nhất là lúc đang ngủ vì không kịp trở tay. Cũng đã có không ít người bỏ mạng với nghề này", anh Thạch Hữu (30 tuổi ở huyện Ngọc Hiển) chia sẻ thêm.

Để phòng thân, hầu hết những người canh đáy hàng khơi đều mang theo bên mình dao lê sắc bén, để rọc lưới đáy thoát thân, trong trường hợp không may bị rơi xuống biển và bị nước cuốn vào lưới đáy hàng. Ngoài ra, không chỉ đối mặt với nguy hiểm thường xuyên rình rập, đôi khi họ cũng phải nhịn đói khát vì gặp lúc mưa bão, tàu tiếp tế lương thực không thể ra biển.

cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien-2
Cá mập cả tấn chui vào đáy hàng khơi tại cửa biển Đất Mũi, Cà Mau. Ảnh: Phúc Hưng
Lần sập chòi hàng loạt xảy ra cuối năm 2009 là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với những người làm nghề đáy hàng khơi ở huyện Ngọc Hiển. Chỉ một trận mưa giông đã đánh sập hơn 400 miệng đáy khiến 67 bạn chòi bị rơi xuống biển. 65 người may mắn được cứu sống.

Phúc Hưng
cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien
Những bạn chòi đi trên dây thừng giăng lưới đáy biển,. Ảnh: Phúc Hưng
Đáy hàng khơi là nghề giăng những miệng lưới ở những nơi có lạch biển, độ sâu tầm 25 m, cách đất liền khoảng 12 hải lý (gần 20 km). Miệng đáy rộng khoảng 50 m, được làm bằng loại lưới dài, đuôi thắt, bắt cố định vào những thân cột to, cắm sâu xuống đáy biển.

Trên mỗi hàng cột "treo" nhiều căn chòi nhỏ đủ để tá túc cho 2-3 người giữ đáy, hay còn gọi là bạn chòi. Phương tiện duy nhất để di chuyển qua lại giữa các chòi là dây thừng được buộc cứng nối giữa trụ. Ngoài việc giữ đáy, những người ở chòi giữa biển còn phải trông con nước để quyết định buông, kéo lưới.

Đáy hàng khơi được xây dựng ở một ví trí cố định, các bạn chòi hành nghề suốt năm. Bạn chòi không có lương mà được chủ cho hưởng một trong 7 miệng để có thu nhập riêng. Hàng tháng thường có hai con nước để họ buông lưới. Tôm cá theo con nước chảy xiết mà chui vào các miệng đáy.

Việc kéo lưới cũng không ấn định thời gian, có khi vào mùa trúng biển thì mỗi ngày, còn bình thường cả tuần hoặc nửa tháng... Quân bình mỗi miệng đáy sẽ bán được 5 triệu đồng tiền tôm cá. Tới con nước đổ đáy, ghe tàu được chủ hàng cho ra vào thu gom nguồn lợi hải sản và tiếp tế lương thực, thuốc men… cho các bạn chòi.

cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien-1
Nhóm ngư dân đu dây thừng chuẩn bị thả lưới. Ảnh: Phúc Hưng
Ông Trần Văn Nhận, ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho biết, nghề đóng đáy hàng khơi trên vùng biển Tây Nam hình thành ngót hàng trăm năm. Những ngư dân làm nghề này luôn đối đầu với nắng gió, thậm chí họ còn cược mạng sống của mình mỗi khi biển cả nổi giận. Nhưng tất cả đều yêu biển, xem biển là nhà.

"Hơn 20 năm với nghề, đối với tôi và các bạn chòi, cuộc sống lênh đênh, ăn uống, nghỉ ngơi… trên biển quen hơn ở đất liền. Lâu lâu thấy nhớ vợ con, chúng tôi vào bờ được vài ngày rồi lại trở ra vì nhớ biển", ông Nhận chia sẻ.

Những cư dân lớn tuổi ở xứ Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) cho biết, ban đầu nghề này hình thành ở địa phương rất ít, dần về sau thấy nguồn thu lớn nên nhiều người làm theo. Hiện đã có hàng nghìn miệng đáy ở các cửa biển của tỉnh Cà Mau.

Đóng đáy hàng khơi là nghề hết sức vất vả và nguy hiểm, do đó công tác tuyển chọn bạn chòi được xem là khâu quan trọng. "Bạn chòi phải là người thuần thục nghề đi biển, biết bơi và gan dạ, đặc biệt là phải chấp nhận xa vợ con dài ngày. Dù thu nhập cao nhưng không phải ai cũng thích làm", lão ngư Hồ Văn Biểu, 82 tuổi, xã Đất Mũi, nói chắc nịch.

Ông Nguyễn Văn Bột, chủ đáy hàng khơi ở xã Đất Mũi cho biết, chuyện bạn chòi rơi xuống biển xảy ra như cơm bữa. Tháng 8 năm ngoái, 2 bạn chòi của ông là anh Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Cọt bị lốc xoáy cuốn phăng xuống biển lúc nửa đêm. Cả hai ôm phao trôi dạt nhiều giờ trên biển, may mắn được ghe đánh cá cứu sống.

"Do đặc thù của nghề, nên anh em khi ngủ thường cột theo cái can nhựa loại lớn bên mình, phòng khi có rơi xuống biển còn kịp trở tay", ông Bột nói và cho biết các bạn chòi thường cập nhật thông tin thời tiết rất kỹ. Nếu dự báo thời tiết xấu, họ sẽ được chủ hàng trong đất liền sẽ điều tàu ra đón. "Sóng khoảng cấp 5 là chúng tôi cho bạn chòi vô bờ rồi", ông Bột cho biết.

Ngoài nguy hiểm từ thiên nhiên, người canh chòi còn phải đối mặt với các tàu hàng mất lái lao vào chòi. "Sợ nhất là lúc đang ngủ vì không kịp trở tay. Cũng đã có không ít người bỏ mạng với nghề này", anh Thạch Hữu (30 tuổi ở huyện Ngọc Hiển) chia sẻ thêm.

Để phòng thân, hầu hết những người canh đáy hàng khơi đều mang theo bên mình dao lê sắc bén, để rọc lưới đáy thoát thân, trong trường hợp không may bị rơi xuống biển và bị nước cuốn vào lưới đáy hàng. Ngoài ra, không chỉ đối mặt với nguy hiểm thường xuyên rình rập, đôi khi họ cũng phải nhịn đói khát vì gặp lúc mưa bão, tàu tiếp tế lương thực không thể ra biển.

cuoc-mang-song-voi-nghe-dong-day-hang-khoi-giua-bien-2
Cá mập cả tấn chui vào đáy hàng khơi tại cửa biển Đất Mũi, Cà Mau. Ảnh: Phúc Hưng
Lần sập chòi hàng loạt xảy ra cuối năm 2009 là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với những người làm nghề đáy hàng khơi ở huyện Ngọc Hiển. Chỉ một trận mưa giông đã đánh sập hơn 400 miệng đáy khiến 67 bạn chòi bị rơi xuống biển. 65 người may mắn được cứu sống.

Phúc Hưng

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
20984
Số người truy cập:
9131847