Cử tri Hà Nội: HĐND mang nặng tính hình thức

Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề "Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật".

hdnd-ha-noi-3685-1430705738.jpg

Nhiều cử tri Hà Nội cho rằng hoạt động của Hội đồng nhân còn nhiều bất cập. Ảnh minh họa: Võ Hải.

Đa số cử tri công tác tại HĐND, UBND, Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện, xã phản ánh Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế như: Cơ cấu đại biểu HĐND hiện nay chưa hợp lý, nặng theo ngành nghề, dân tộc, giới... “Đại biểu được bầu còn hạn chế về trình độ, năng lực, kỹ năng hoạt động, cá biệt có người đang thực hiện nhiệm vụ tại HĐND kém nhiệt tình, thiếu kinh nghiệm”, báo cáo nêu.

Bên cạnh đó, phần lớn đại biểu HĐND các cấp hoạt động kiêm nhiệm, tập trung ở các cơ quan hành pháp nên thời gian dành cho hoạt động HĐND không nhiều. Thậm chí, có ý kiến cử tri cho rằng: "HĐND quyết định những việc đã được quyết định trước; bàn cái mà người khác đã bàn do vậy mang nặng tính hình thức, hoạt động HĐND chỉ là 'hợp pháp hóa'".

Vì vậy, đa số ý kiến đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương để khắc phục những tồn tại nhằm tổ chức lại hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhiều cử tri đề nghị mô hình tổ chức chính quyền địa phương bao gồm HĐND và UBND được tổ chức ở 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Nhiều ý kiến đề nghị cần quán triệt tinh gọn bộ máy đặc biệt là Luật tổ chức chính quyền địa phương khi có hiệu lực không làm tăng biên chế cán bộ công chức mà chỉ đặt vấn đề sắp xếp lại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.

Cho ý kiến về tổ chức và hoạt động của UBND, các đại biểu đề nghị cơ cấu thành viên UBND xã có 9 người gồm: chủ tịch, 2 phó chủ tịch, chánh văn phòng và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND như Công an, quân sự, tài chính, đô thị...

Đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương nghiên cứu theo hướng cho phép thủ đô được vận dụng quy định đặc thù trong một số lĩnh vực như tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; đối với UBND cấp huyện, cấp xã nghiên cứu tăng thêm phó chủ tịch, cụ thể: cấp huyện là 3 phó chủ tịch và cấp xã là 2 phó chủ tịch…

Võ HảiĐoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề "Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật".

hdnd-ha-noi-3685-1430705738.jpg
Nhiều cử tri Hà Nội cho rằng hoạt động của Hội đồng nhân còn nhiều bất cập. Ảnh minh họa: Võ Hải.
Đa số cử tri công tác tại HĐND, UBND, Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp huyện, xã phản ánh Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế như: Cơ cấu đại biểu HĐND hiện nay chưa hợp lý, nặng theo ngành nghề, dân tộc, giới... “Đại biểu được bầu còn hạn chế về trình độ, năng lực, kỹ năng hoạt động, cá biệt có người đang thực hiện nhiệm vụ tại HĐND kém nhiệt tình, thiếu kinh nghiệm”, báo cáo nêu.

Bên cạnh đó, phần lớn đại biểu HĐND các cấp hoạt động kiêm nhiệm, tập trung ở các cơ quan hành pháp nên thời gian dành cho hoạt động HĐND không nhiều. Thậm chí, có ý kiến cử tri cho rằng: "HĐND quyết định những việc đã được quyết định trước; bàn cái mà người khác đã bàn do vậy mang nặng tính hình thức, hoạt động HĐND chỉ là 'hợp pháp hóa'".

Vì vậy, đa số ý kiến đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương để khắc phục những tồn tại nhằm tổ chức lại hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhiều cử tri đề nghị mô hình tổ chức chính quyền địa phương bao gồm HĐND và UBND được tổ chức ở 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Nhiều ý kiến đề nghị cần quán triệt tinh gọn bộ máy đặc biệt là Luật tổ chức chính quyền địa phương khi có hiệu lực không làm tăng biên chế cán bộ công chức mà chỉ đặt vấn đề sắp xếp lại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.

Cho ý kiến về tổ chức và hoạt động của UBND, các đại biểu đề nghị cơ cấu thành viên UBND xã có 9 người gồm: chủ tịch, 2 phó chủ tịch, chánh văn phòng và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND như Công an, quân sự, tài chính, đô thị...

Đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương nghiên cứu theo hướng cho phép thủ đô được vận dụng quy định đặc thù trong một số lĩnh vực như tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; đối với UBND cấp huyện, cấp xã nghiên cứu tăng thêm phó chủ tịch, cụ thể: cấp huyện là 3 phó chủ tịch và cấp xã là 2 phó chủ tịch…

Võ Hải

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
19940
Số người truy cập:
9130909