Cụ ông gần 40 năm đi xin tiền làm cầu cho dân làng

 Bị cô lập gần như quanh năm bởi sông Thu Bồn, xóm Vạn Buồng ở thôn Phú Bồng (xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn được gọi với cái tên ốc đảo Vạn Buồng. Dù đất đai trù phú nhưng do địa thế chia cắt, người dân lần lượt bỏ làng ra đi. Chỉ đến khi cây cầu bằng bêtông kiên cố được làm từ nguồn vốn của những nhà hảo tâm thì tình trạng này mới kết thúc.

Người có công quyên tiền xây cầu là ông Nguyễn Tráng, năm nay 84 tuổi. Trong căn nhà lọt thỏm ở giữa xóm Vạn Buồng, nhâm nhi ly trà, ông Tráng kể khi chiến tranh kết thúc, cả nước tập trung phát triển kinh tế, nhưng xóm Vạn Buồng lại trì trệ bởi thiếu một cây cầu. “Không có cầu, người dân phải dùng đò, tai nạn liên tục và đò cũng chỉ hoạt động vào mùa khô. Giao thương cách trở khiến cho cuộc sống khó khăn, từ chuyện kinh tế đến giáo dục, y tế...”, ông Tráng nhớ lại.

Thấy dân làng cơ cực, ông Tráng bắt đầu nghĩ đến việc phải làm một cây cầu. Ông đi xin từng thanh sắt đường tàu, mảnh tôn… rồi kêu gọi bà con lắp ghép. Cây cầu bằng sắt hoàn thành, người dân chưa kịp mừng rỡ thì các mảnh sắt phần bị trẻ em lấy trộm bán phế liệu, phần bị rỉ sét nên chỉ vài tháng sau bị lũ cuốn.

Không nản lòng, vài hôm sau ông Tráng đi quanh xóm xin từng cây tre để tiếp tục làm cầu. “Người góp tre, người góp công, có gia đình ủng hộ ít tiền thuê thợ nên chỉ làm vài ngày là có cầu đi lại. Nhưng ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, chỉ cần cơn mưa lớn ở thượng nguồn thì nước lũ đổ xuống ào ào. Vì vậy, những cây cầu đó chỉ trụ được chưa đầy một năm thì bị lũ cuốn”, ông Tráng nói.

anhcau2-3273-1442332330.jpg

Cầu dài 84 m, rộng 2,3 m, trọng tải gần 3 tấn giúp xóm Vạn Buồng thoát khỏi cảnh bị cô lập. Ảnh: Tiến Hùng.

Cứ như vậy, có đến 30 cây cầu tạm đã được ông kêu gọi bà con làm. Nhưng chỉ cầu phao được làm năm 2000 có tuổi thọ gần 6 năm là lâu nhất. Cầu này làm từ số tiền gần 80 triệu đồng ông Tráng đi xin của các nhà hảo tâm.

“Năm 2006, sau khi cầu phao bị lũ cuốn, tôi quyết định lên huyện xin kinh phí làm cầu, nhưng không được đồng ý. Họ bảo huyện chỉ có dự án làm cầu treo, còn ở đây là đồng bằng, toàn đất cát ven sông nên không làm cầu treo được”, người đàn ông tóc bạc trắng nói.

Không có cầu, thế hệ trẻ ở Vạn Buồng lũ lượt bỏ làng đi. Người dân cố vượt sông bằng đò, bơi lội nên tai nạn xảy ra liên tục. Có những ca bệnh không cấp cứu kịp vì cách trở, phải bỏ mạng một cách đau lòng. Trăn trở mãi và quyết không làm cầu tạm nữa, ông Tráng nảy ra ý định kêu gọi người dân cùng góp tiền để làm cầu kiên cố.

“Đó là năm 2011, tôi muốn làm một cây cầu cuối cùng cho dân làng bởi mình cũng đã yếu rồi. Tôi sợ cứ để tình trạng này kéo dài thì chẳng bao lâu xóm Vạn Buồng sẽ không còn ai sinh sống”, ông Tráng trầm tư nói. Khi đem ý định nói ra ai cũng bảo ông điên, bởi họ biết ông Tráng nghèo, cả xóm ốc đảo này nghèo, tiền sinh hoạt còn không đủ lấy đâu ra góp làm cầu. Ông kêu gọi mãi cũng chỉ được vài trăm nghìn.

Tuổi đã cao nhưng ông vẫn khăn gói vào TP HCM để xin tiền làm cầu cho dân làng. “Tôi tìm đến từng người mình quen rồi nói chuyện với họ về cuộc sống cơ cực của dân làng vì thiếu cầu. Từ bạn bè, người thân cho đến đồng hương… rồi những người đó lại giới thiệu với các nhà hảo tâm khác”, ông Tráng kể. Những người vì xa quá không đến gặp trực tiếp được thì ông viết thư xin, có nhiều người đang sống ở nước ngoài. Nửa năm sau, ông quyên góp được gần một tỷ đồng, trong đó có gia đình ủng hộ đến 50 triệu.

anhcau1-6692-1442332331.jpg

Người đàn ông gần 40 năm làm 31 cây cầu cho dân làng. Ảnh: Tiến Hùng.

Có tiền, ông Tráng thuê người thiết kế rồi gửi bản vẽ lên huyện xin phép. Tháng 9/2012, cây cầu bằng bêtông dài 84 m, rộng 2,3 m, trọng tải gần 3 tấn hoàn thành sau 5 tháng thi công với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng. Trong đó, chính quyền địa phương hỗ trợ hơn 300 triệu, phần còn lại do ông Tráng kêu gọi.

Ông Trần Tấn Công, Trưởng thôn Phú Bồng cho hay, từ khi cầu bêtông được đưa vào sử dụng, dân làng Vạn Buồng không còn ai đi tha hương. “Dân số đang tăng nhanh sau nhiều năm tưởng chừng như sắp bị xóa sổ. Giao thương bây giờ rất thuận tiện là nhờ vào cụ Tráng. Không chỉ góp công sức làm cầu, cụ còn là tấm gương trong cách dạy dỗ con cháu”, ông Công chia sẻ.

Tri ân người đã quyên góp tiền xây cầu, hàng ngày bà con lối xóm đều sang giúp đỡ ông Tráng công việc nhà, bởi ông giờ tuổi cao, vợ mất, lại có người con bệnh tật. “Cụ giờ sức khỏe yếu, chỉ đi lại trong nhà. Hai bố con sống với nhau, nhưng con trai cụ lại bị liệt nên chúng tôi phải ghé thăm thường xuyên. Cả xóm Vạn Buồng này mang ơn cụ vì cây cầu, giờ mỗi người giúp cụ một ít cũng là lẽ thường tình”, anh Thái Nương (40 tuổi) nói.

Tiến HùngBị cô lập gần như quanh năm bởi sông Thu Bồn, xóm Vạn Buồng ở thôn Phú Bồng (xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn được gọi với cái tên ốc đảo Vạn Buồng. Dù đất đai trù phú nhưng do địa thế chia cắt, người dân lần lượt bỏ làng ra đi. Chỉ đến khi cây cầu bằng bêtông kiên cố được làm từ nguồn vốn của những nhà hảo tâm thì tình trạng này mới kết thúc.

Người có công quyên tiền xây cầu là ông Nguyễn Tráng, năm nay 84 tuổi. Trong căn nhà lọt thỏm ở giữa xóm Vạn Buồng, nhâm nhi ly trà, ông Tráng kể khi chiến tranh kết thúc, cả nước tập trung phát triển kinh tế, nhưng xóm Vạn Buồng lại trì trệ bởi thiếu một cây cầu. “Không có cầu, người dân phải dùng đò, tai nạn liên tục và đò cũng chỉ hoạt động vào mùa khô. Giao thương cách trở khiến cho cuộc sống khó khăn, từ chuyện kinh tế đến giáo dục, y tế...”, ông Tráng nhớ lại.

Thấy dân làng cơ cực, ông Tráng bắt đầu nghĩ đến việc phải làm một cây cầu. Ông đi xin từng thanh sắt đường tàu, mảnh tôn… rồi kêu gọi bà con lắp ghép. Cây cầu bằng sắt hoàn thành, người dân chưa kịp mừng rỡ thì các mảnh sắt phần bị trẻ em lấy trộm bán phế liệu, phần bị rỉ sét nên chỉ vài tháng sau bị lũ cuốn.

Không nản lòng, vài hôm sau ông Tráng đi quanh xóm xin từng cây tre để tiếp tục làm cầu. “Người góp tre, người góp công, có gia đình ủng hộ ít tiền thuê thợ nên chỉ làm vài ngày là có cầu đi lại. Nhưng ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, chỉ cần cơn mưa lớn ở thượng nguồn thì nước lũ đổ xuống ào ào. Vì vậy, những cây cầu đó chỉ trụ được chưa đầy một năm thì bị lũ cuốn”, ông Tráng nói.

anhcau2-3273-1442332330.jpg
Cầu dài 84 m, rộng 2,3 m, trọng tải gần 3 tấn giúp xóm Vạn Buồng thoát khỏi cảnh bị cô lập. Ảnh: Tiến Hùng.
Cứ như vậy, có đến 30 cây cầu tạm đã được ông kêu gọi bà con làm. Nhưng chỉ cầu phao được làm năm 2000 có tuổi thọ gần 6 năm là lâu nhất. Cầu này làm từ số tiền gần 80 triệu đồng ông Tráng đi xin của các nhà hảo tâm.

“Năm 2006, sau khi cầu phao bị lũ cuốn, tôi quyết định lên huyện xin kinh phí làm cầu, nhưng không được đồng ý. Họ bảo huyện chỉ có dự án làm cầu treo, còn ở đây là đồng bằng, toàn đất cát ven sông nên không làm cầu treo được”, người đàn ông tóc bạc trắng nói.

Không có cầu, thế hệ trẻ ở Vạn Buồng lũ lượt bỏ làng đi. Người dân cố vượt sông bằng đò, bơi lội nên tai nạn xảy ra liên tục. Có những ca bệnh không cấp cứu kịp vì cách trở, phải bỏ mạng một cách đau lòng. Trăn trở mãi và quyết không làm cầu tạm nữa, ông Tráng nảy ra ý định kêu gọi người dân cùng góp tiền để làm cầu kiên cố.

“Đó là năm 2011, tôi muốn làm một cây cầu cuối cùng cho dân làng bởi mình cũng đã yếu rồi. Tôi sợ cứ để tình trạng này kéo dài thì chẳng bao lâu xóm Vạn Buồng sẽ không còn ai sinh sống”, ông Tráng trầm tư nói. Khi đem ý định nói ra ai cũng bảo ông điên, bởi họ biết ông Tráng nghèo, cả xóm ốc đảo này nghèo, tiền sinh hoạt còn không đủ lấy đâu ra góp làm cầu. Ông kêu gọi mãi cũng chỉ được vài trăm nghìn.

Tuổi đã cao nhưng ông vẫn khăn gói vào TP HCM để xin tiền làm cầu cho dân làng. “Tôi tìm đến từng người mình quen rồi nói chuyện với họ về cuộc sống cơ cực của dân làng vì thiếu cầu. Từ bạn bè, người thân cho đến đồng hương… rồi những người đó lại giới thiệu với các nhà hảo tâm khác”, ông Tráng kể. Những người vì xa quá không đến gặp trực tiếp được thì ông viết thư xin, có nhiều người đang sống ở nước ngoài. Nửa năm sau, ông quyên góp được gần một tỷ đồng, trong đó có gia đình ủng hộ đến 50 triệu.

anhcau1-6692-1442332331.jpg
Người đàn ông gần 40 năm làm 31 cây cầu cho dân làng. Ảnh: Tiến Hùng.
Có tiền, ông Tráng thuê người thiết kế rồi gửi bản vẽ lên huyện xin phép. Tháng 9/2012, cây cầu bằng bêtông dài 84 m, rộng 2,3 m, trọng tải gần 3 tấn hoàn thành sau 5 tháng thi công với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng. Trong đó, chính quyền địa phương hỗ trợ hơn 300 triệu, phần còn lại do ông Tráng kêu gọi.

Ông Trần Tấn Công, Trưởng thôn Phú Bồng cho hay, từ khi cầu bêtông được đưa vào sử dụng, dân làng Vạn Buồng không còn ai đi tha hương. “Dân số đang tăng nhanh sau nhiều năm tưởng chừng như sắp bị xóa sổ. Giao thương bây giờ rất thuận tiện là nhờ vào cụ Tráng. Không chỉ góp công sức làm cầu, cụ còn là tấm gương trong cách dạy dỗ con cháu”, ông Công chia sẻ.

Tri ân người đã quyên góp tiền xây cầu, hàng ngày bà con lối xóm đều sang giúp đỡ ông Tráng công việc nhà, bởi ông giờ tuổi cao, vợ mất, lại có người con bệnh tật. “Cụ giờ sức khỏe yếu, chỉ đi lại trong nhà. Hai bố con sống với nhau, nhưng con trai cụ lại bị liệt nên chúng tôi phải ghé thăm thường xuyên. Cả xóm Vạn Buồng này mang ơn cụ vì cây cầu, giờ mỗi người giúp cụ một ít cũng là lẽ thường tình”, anh Thái Nương (40 tuổi) nói.

Tiến Hùng


Giày Đại Phát solution
Số người online:
4927
Số người truy cập:
9109028