Ngay từ vụ đầu tiên băng nhóm của Tài thực hiện hôm 7/3, đến khi kết thúc buổi xét xử sơ thẩm lưu động ngày 23/4 hôm qua. Dư luận quần chúng vẫn còn bằng hoàng kinh hãi khi nhắc lại những sự việc đã qua. Hậu quả mà những việc làm biến thái của gã thiếu gia gây ra giống như một sự ám ảnh đến tột độ cho những nạn nhân và gia đình người bị hại.
Hãy cứ tạm gọi việc mà Nguyễn Thành Tài làm là cái một cái “bẫy” để thỏa mãn thũ vui thấp hèn của mình. Thì nhìn nhận một cách khách quan, không chỉ người bị hại trong vụ án này là nạn nhân của cái “bẫy kia”. Mà ngay chính bản thân những kẻ bệnh hoạn, cũng vô tình trở thành nạn nhận của chính mình.
Ai là nạn nhân?
Dĩ nhiên, những nữ sinh vô tội kia là nạn nhân đau khổ đầu tiên. Ngoài nỗi đau thể xác với 64% tổng thương tích, sự khủng hoảng về tinh thần mới là cái mất mát thực sự. Dang dở việc học hành, bị mọi người xa lánh vì lời đồn ác ý đi theo lưỡi dao mang tiềm ẩn của căn bệnh thế ký mà các em là người trực tiếp bị cắt vào da thịt. Xấu hổ, tủi nhục các nữ nạn nhân không dám gặp ai, chuyện học hành cũng không màng đến nữa. Điển hình là em Phan Thị Trúc Đào, sinh năm 1995, học sinh lớp 10C1, trường PTTH Lê Quý Đôn. Đào bị dao rạch một đường dài 10cm vào bên phần mông trái, sâu 1cm được xác định tỷ lệ thương tật là 4%. Mặc cảm vì thời gian đầu bị mọi người nhìn ngó. Nhất là khi rộ lên tin đồn lưỡi dao rạch đùi có dính máu HIV, Đào đã không dám đến trường mặc cho gia đình và bè bạn khuyên can thế nào. Nó như một cú sốc tâm lý nặng nề, một nỗi ám ánh ghê ghớm mà có lẽ phải lâu lắm mới xoa dịu được
Tất cả mọi người, dù là nạn nhân trực tiếp hay nạn nhân gián tiếp của hành vi biến thái ấy, thì đều đã trải qua cảm giác sống trong sự lo lắng, hoang mang. Nó giống như trong một cơn ác mộng triền miên cả ngày lẫn đêm mà khởi nguồn là từ ý nghĩ lệch lạc của tên thiếu gia nhà giàu ít học có tên Nguyễn Thành Tài.
Không chỉ người bị hại mới là nạn nhân. Trong vụ việc này, những đồng bọn của tài cũng vô tình trở thành nạn nhân khi ý thức và hành động đều phụ thuộc vào mãnh lực đồng tiền, vào sự dụ dỗ rủ rê do gã thiếu gia kia cầm đầu. Với Phan Ca Li, tên đồng bọn chưa thành niên này của Tài cũng chỉ vì một phút ngu dại nghe lời dụ dỗ mới trở thành tội phạm. Là tông đồ mê muội củ những trò chơi ảo, luôn trong tình trạng khát tiền thì việc đến với Tài “đại gia” cũng là một điều không quá khó hiểu. Cánh của nhà tù cũng mở ra chờ gã chíp hôi bắt đầu từ giây phút đó.
Khác với Li, vốn có thâm niên trong việc làm quen với cái chết trắng, nhu cầu của bị cáo Võ Lê Hoàng Ngữ lại càng cao hơn gấp bội. Với thành tích bất hảo và một cái án giết người, trở về sau 9 năm ngồi bóc lịch, Ngữ biến thành cánh tay phải đắc lực của Tài trong chuyện đâm thuê chém mướn. Là “đàn em” trung thành cho vị thiếu gia ấp luôn ấp ủ giấc mộng “ông trùm giang hồ” này. Mãnh lực của đồng tiền đã sai khiến gã “chân tay” đi làm những hành vi đốn mạt. Bằng chứng là lần nào đi “săn mồi” Ngữ cũng được Tài bơm tiền cho, một lần 200.000 đồng vào ngày 12/3, và thêm 160.000 đồng vào 2 ngày sau đó. Ngay cả chiếc xe gắn máy của Tài, y cũng sẵn sằng giao cho Ngữ. Vậy thì liệu rằng, với một gã côn đồ nghiện ma túy hạng nặng như Ngữ, hắn có thể chối từ khi “đại ca”Tài mở lời “nhờ vả”?
Riêng tên Duy, con đường trở thành tội phạm lại bắt đầu bằng chính sự nhẹ dạ, mù quáng của y. Không tham gia trực tiếp rạch đùi, mông nữ sinh nhưng Duy lại tự biến mình thành gã đồng phạm tích cực cho Tài khi liên tiếp vào hùa để thực hiện hành vi bỉ ổi với các nạn nhân. Vô tình, Ngữ trở thành nạn nhân trong trò lôi kéo, dụ dỗ của gã thiếu gia thừa tiền mà thiếu tri thức kia.
Kẻ cầm đầu trong vụ án này đương nhiên phải là kẻ nghĩ ra tất cả những trò quái đản mà hắn muốn đàn em thực hiện. Tài dụ dỗ, lôi kéo người khác vào con đường tội lỗi , biến họ thành “nạn nhân” để săn tìm những nạn nhân khác nhằm thỏa mãn thú vui bệnh hoạn, để thực hiện ý định hèn hạ. Nhưng Tài đâu ngờ, y lại chính là nạn nhân lớn nhất trong cái bẫy mà tự mình giăng ra. Bản án 10 năm tù giam cho hai tội danh, “cố ý gây thương tích” và làm nhục người khác” là cái giá mà gã công tử ngông cuồng này phải trả. Đó,âu cũng là hợp với quy luật “gieo nhân nào nhận quả nấy”. Theo đó, 22 năm tù giam là hình phạt mà các bị cáo Tài, Duy, Li, Ngữ buộc phải chấp hành.
Nước mắt người nhà kẻ đồng phạm
Tham dự phiên xét xử lưu động hôm 23/4 chỉ duy nhất có thân nhân bị cáo Phan Ca Li có mặt. Em gái bị cáo tài cũng tới, nhưng lại ngồi trong hàng ghế với tư cách những người bị hại. Người mẹ có đứa con chưa đủ tuổi thành niên ấy, đã lau nước mắt không biết bao nhiêu lần khi chứng kiến con mình trước vành móng ngựa. Lời nói của bà luôn đứt đoạn bởi những giọt nước mắt nghẹn ngào: “Ở nhà nó hiền lắm, chỉ vì nghe theo lời dụ dỗ người ta mới ra nông nỗi này. Tôi có biết gì đâu, chỉ đến khi công an đến nhà mới hay mọi việc”. Nói rồi bà khóc nấc lên, đau khổ.
Dường như người mẹ tội nghiệp ấy vẫn còn chưa tin rằng con trai mình đã phạm một cái tội tày trời. Khi con bị dẫn ra xe về nơi tạm giam, bà chỉ biết đứng từ xa nhìn lại.
Lỗi lầm do con bà gây ra, dù vì nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng khó có thể tha thứ, Pháp luật đã có những hình phạt thích đáng cho tội lỗi mà cúng gây ra. Nhưng đằng sau tất cả chuyện này, trách nhiệm gia đình cũng là yếu tố không nhỏ. Lơ là, nuông chiều thiếu quan tâm tới con cái. Cũng là nguyên nhân dẫn tới vụ việc đau lòng ngày hôm nay.