Cơ cực trong ngôi nhà 2 mẹ con bạc phận

Không biết chữ vì nhà quá nghèo nhưng khi Tổ quốc cần người phụ nữ ấy vẫn tình nguyện gia nhập đội TNXP vào chiến trường. Tuổi xuân trôi đi trong khói lửa chiến tranh. Đến khi đất nước hòa bình, người phụ nữ ấy trở về làng thì đã luống tuổi. Đành chấp nhận gá nghĩa với người đàn ông không bình thường, hơn mình 34 tuổi để tìm một hơi ấm gia đình, một hạnh phúc mỏng manh.

Nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với bà khi đứa con trai sinh ra trong cuộc hôn nhân muộn mằn này lại bị thiểu năng trí tuệ. Đó là di chứng của thứ chất độc chết người mang tên dioxin đã ngấm vào cơ thể bà từ những ngày còn trong chiến trường Tây Nguyên.

Cơ cực trong ngôi nhà 2 mẹ con bạc phận, Tin tức trong ngày, bac phan, ngoi nha, 2 me con bac phan, bao, tin hot, tin nhanh, tin tuc

Bà Kếu đang trò chuyện với phóng viên trong gian nhà nhỏ ẩm thấp, xập xệ

“Phận bạc như vôi”

Bà Kếu bỗng khóc hu hu như một đứa trẻ. Bao nỗi tủi hờn, đắng cay bà cố gắng kìm nén như vỡ òa khi nó vượt quá ngưỡng chịu đựng.

Xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội) đang vào mùa gặt, mới sáng sớm đường xá đã vắng bóng người vì ai nấy đều đổ hết ra đồng. Tìm được một người để hỏi đường đến nhà bà Kếu hay anh Thùy thật khó. Phải vòng vèo mấy đoạn đường quê chúng tôi mới gặp được một cụ già. Khổ nỗi bà cụ bị điếc nên cũng vất vả lắm mới hình dung nổi con đường cụ chỉ cho.

Căn nhà nhỏ bé, tồi tàn, xiêu vẹo của mẹ con bà Kếu nằm lẩn khuất giữa những bụi cây dại cao quá đầu người, bên cạnh là cánh đồng bạt ngàn lúa của thôn Cao Mật Thượng. Con đường đất dẫn vào nhà bà hẹp chỉ đủ cho một chiếc xe máy đi vào. Khó ai có thể hình dung nổi nơi đây tồn tại sự sống của ba con người. Không khí vắng vẻ đến nỗi chỉ mới có mặt một lúc đã khiến chúng tôi cảm thấy rờn rợn.

Chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi hơn một tiếng đồng hồ thì có tiếng sột soạt, một người đàn ông nhỏ thó đang khó nhọc rẽ từng bụi cây để gánh lúa vào sân. Chúng tôi đoán chắc là anh Trần Đình Thùy (Con trai bà Kếu và là nhân vật chính trong câu chuyện tình từng gây “chấn động” làng Thanh Cao mấy năm về trước – PV). Biết tin có khách, một lúc sau, bà Kếu thất thểu về. Bà lặng lẽ chào chúng tôi trong vẻ ngạc nhiên, rồi khi biết là phóng viên thì bà ngồi luôn xuống hiên nhà, ngậm ngùi câu chuyện về cuộc đời mình trong nước mắt.

Trong suốt buổi nói chuyện, người đàn bà thôn quê đầy vẻ khắc khổ ấy không ngớt gọi phóng viên là “bác”, xưng “em”. Bà ngồi cách phóng viên một khoảng khá xa chứ không ngồi gần vì... ngại. Khi nói chuyện bà hướng đôi mắt buồn vào khoảng không xa xăm, thi thoảng lại đưa vạt tay của chiếc áo mỏng lên lau nước mắt. Lẫn trong giọng nói nhỏ nhẹ đậm chất quê là những tiếng thở dài nghe đến nao lòng.

Bà Kếu kể, năm nay bà chỉ làm được một sào ruộng vì già cả rồi, mắt kém, tay chân yếu, sức khỏe không được như trước. Bên cạnh làm ruộng, bà còn phải chăm sóc anh Thùy (bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ - PV) và đứa cháu nội đang học lớp 3 mồ côi mẹ khi chưa tròn chín tháng tuổi.

“Khổ lắm bác ạ! nhà neo người, thằng Thùy thì bệnh tật suốt ngày bỏ nhà đi lang thang, cháu nó lại còn nhỏ, một mình em không biết xoay sở thế nào. Bao nhiêu mùa gặt rồi, hôm nay nó (anh Thùy – PV) mới có lấy một lần tỉnh táo để giúp em gánh lúa về nhà đấy. Người ta có tiền thì gặt xong tuốt luôn ở ruộng, chỉ việc đưa lúa về nhà phơi. Còn em không có tiền nên gánh về rồi tự tuốt lấy vậy, vất vả nhưng không biết làm cách nào khác” – bà Kếu rơm rớm nước mắt.

Tên đầy đủ của bà là Lã Thị Kếu. Sinh năm bao nhiêu bà cũng không thể nhớ vì “hồi nhỏ nhà nghèo, có được cha mẹ cho đi học đâu mà biết chữ, biết số”. Bà chỉ áng chừng năm nay đã khoảng ngoài 70 tuổi. Năm 20 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, bà tình nguyện gia nhập đội TNXP chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Bà không thể ngờ, những năm tháng gian khổ ấy đã không chỉ cướp đi tuổi xuân mà còn khiến bà bị nhiễm thứ chất độc da cam chết người. Đất nước hòa bình, bà Kếu trở về làng với hai bàn tay trắng, để duy trì sự sống bà phải làm thuê, cuốc mướn. Thương bà lận đận với cuộc sống muôn phần tủi nhục, một người họ hàng xa mai mối bà với ông Trần Đình Vĩnh. Dù biết ông Vĩnh không được bình thường về trí tuệ, từng có một đời vợ và hơn mình 34 tuổi nhưng bà Kếu vẫn gật đầu chấp nhận lấy ông. Lấy chồng với một chút hy vọng mong manh là sẽ có được một đứa con để bà được làm mẹ.

Cơ cực trong ngôi nhà 2 mẹ con bạc phận, Tin tức trong ngày, bac phan, ngoi nha, 2 me con bac phan, bao, tin hot, tin nhanh, tin tuc

Anh Trần Đình Thùy – con trai duy nhất của bà Kếu đang gánh lúa vào sân. Đây là lần tỉnh táo hiếm hoi của anh Thùy sau bao nhiêu mùa gặt.

Cạn nước mắt vì thương con

Những tưởng ngần đó cơ cực đã quá đủ cho sự chịu đựng của một người đàn bà thôn quê chân yếu tay mềm nhưng bi kịch cuộc đời bà vẫn chưa dừng ở đó. Cậu con trai lên 5 tuổi mà vẫn chỉ trơ trơ như một đứa trẻ mới sinh, không biết nói cười, đặt đâu ngồi đấy. Nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa trong làng biết lẫm chẫm đứng đi, miệng bi bô sớm chiều... người mẹ chỉ biết ôm con khóc thầm từng đêm.

Cuộc hôn nhân dù muộn mằn, mong manh nhưng đã mang lại cho bà Kếu những tháng ngày thật hạnh phúc. Ông trời đã thương tình cho bà thỏa ước mong làm mẹ. Ngày trở dạ, do sức khỏe quá yếu nên bà phải đẻ mổ nhưng cũng vì thế mà không có sữa cho con bú. Nhà quá nghèo, chồng quá già yếu, không đủ sức lao động, chỉ được mấy ngày “ở cữ” bà lại phải tất bật với đủ việc để nuôi chồng, chăm con.

“Những ngày ấy, hàng ngày em phải dậy từ lúc gà gáy ra đồng mò cua, bắt ốc... lúc nào cũng chỉ mong đủ để đổi cho con hộp sữa bò. Những khi ốm đau, không ra đồng được, con khóc liên hồi mà lòng em đau như muối xát. Không còn cách nào khác, phải nấu cơm loãng rồi chắt lấy nước cho con uống cầm hơi...” – bà Kếu nức nghẹn khi nhớ lại quãng thời gian khổ cực tận cùng bà đã đi qua.

Những tưởng ngần đó cơ cực đã quá đủ cho sự chịu đựng của một người đàn bà thôn quê chân yếu tay mềm nhưng bi kịch cuộc đời bà vẫn chưa dừng ở đó. Cậu con trai lên 5 tuổi mà vẫn chỉ trơ trơ như một đứa trẻ mới sinh, không biết nói cười, đặt đâu ngồi đấy. Nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa trong làng biết lẫm chẫm đứng đi, miệng bi bô sớm chiều... người mẹ chỉ biết ôm con khóc thầm từng đêm. Quyết tâm phải chạy chữa cho con bằng được, bà bán hết mọi thứ có giá trị trong nhà để đưa con lên các bệnh viện chạy chữa. Tuy nhiên, chỉ đến lúc này bà mới hay con mình đã bị ảnh hưởng chất độc da cam nên không thể bình thường về trí tuệ. Mang nỗi đau không biết thấu tỏ cùng ai, bà Kếu chỉ biết giấu mình trong những trận “mưa nước mắt”. Nhiều đêm, trong cơn đớn đau tột cùng, bà lầm lũi đi đến các đền chùa trong làng đề cầu xin Thần Phật ban phép mầu cho con trai bà khỏe mạnh. Nhưng càng cầu xin, nỗi vô vọng lại càng chất chứa.

Con trai lên 8 tuổi thì chồng bà trong một lần trèo hái sấu đã bị ngã, chấn thương sọ não và chết ngay sau đó. Sự ra đi đột ngột của người chồng đã khiến bà gục ngã hoàn toàn. Bao nhiêu hy vọng mỏng manh về một mái ấm tan biến như một cơn ác mộng. Ngày đưa ông ra đồng, bà lả đi trong tiếng nấc tủi hờn, đớn đau. Đã không ít lần bà Kếu tìm đến cái chết để mong được giải thoát khỏi bi kịch cuộc đời nhưng bà đã không thể. Nhìn đứa con trai côi cút, tàn tật, bà không đành lòng để nó lại giữa cuộc đời.

"Mỗi lần nhìn con lên cơn động kinh, tôi không thiết gì đến cuộc sống nữa, chỉ muốn tìm đến cái chết để hết khổ, hết đau. Nhà người ta "rậm cành lắm lá" thì lành lặn, khỏe mạnh, nhà mình "một cây một cành" thì lại quặt quẹo, tật nguyền. Thế mà mẹ con tôi cũng đành phải vươn lên mà sống, khổ tận cùng bác ạ. Mưa gió, rét mướt, hạn hán... gì tôi cũng phải liều mình ngoài đồng để mò cua bắt ốc... hòng kiếm đủ tiền lấy thuốc cho con. Cứ hết thuốc là cháu nó lại lên cơn, mỗi lần lên cơn nó lại mất hết trí nhớ, bỏ nhà đi lang thang, không biết đâu mà tìm, mà kiếm".

Bao tháng ngày khổ cực đã qua, cứ trôi về trong lời kể của bà Kếu như những thước phim chiếu chậm. Những giọt nước mắt đắng cay cứ thi nhau lăn dài trên đôi gò má sạm đen với những vết nhăn khắc khổ khiến người đối diện không khỏi xót lòng. Hai cánh tay áo quá mỏng manh, không đủ để thấm hết những dòng nước mắt mặn chát. Bà phải cố kìm nén lắm thì mới ngưng được những cơn nấc và kể tiếp câu chuyện về cuộc đời mình.

May mắn cho bà Kếu, sau một thời gian cố công chạy chữa, anh Thùy - đứa con trai duy nhất của bà, cũng đã dần đi đứng, nói năng được. "Mẹ con em cứ thế đùm bọc lấy nhau sống qua ngày đoạn tháng. Em cũng chẳng nghĩ rằng sau này nó có thể lấy được vợ, sinh con đâu nhưng không ngờ bà Cao Bộ (mẹ vợ anh Thùy - PV) ở làng bên lại rủ lòng thương, cho mẹ con em đứa con gái. Mặc dù biết cháu nó vừa câm vừa điếc, lại hơn thằng Thùy nhà em những 24 tuổi nhưng vì nhà neo người nên cũng tặc lưỡi nhận cháu về để có người đỡ đần. Ai dè, về nhà nó lại bệnh lên tật xuống, chẳng giúp gì cho mẹ con em được hết. Thậm chí, sinh thằng cu con chưa đầy 5 tháng thì cháu nó bị ung thư gan, bỏ lại chồng, bỏ lại con cho em, ra đi".


Giày Đại Phát solution
Số người online:
497
Số người truy cập:
9239241