Chuyện ít biết về tượng đài được làm từ 7.000 vỏ đạn

 Chu du khắp mọi miền đất nước, nhưng mỗi lần về Đà Nẵng, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng lại chạy xe qua tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê trên đường Điện Biên Phủ để nhìn ngắm "đứa con" của mình, rồi tặc lưỡi: "Vỏ bom đạn làm tượng đài cũng bền ghê gớm. Hơn 30 năm rồi".

Trong bộ áo quần rộng thùng thình do mình tự thiết kế, nhà điêu khắc với vầng trán cao, râu tóc bạc trắng kể về cơ duyên "thai nghén" tượng đài, mà theo cách lý giải của một người luôn coi nghề điêu khắc chỉ để làm thuê kiếm tiền: "Tôi đưa ra giải pháp chất liệu vỏ bom đạn đồng để chối bỏ việc làm tượng đài".

2G3A4271-5702-1444016652.jpg

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng - tác giả của tượng Mẹ dũng sĩ Thanh Khê. Ảnh:Nguyễn Đông.

Trước năm 1975, tài điêu khắc như đã vận vào người Phạm Văn Hạng khi ra mắt công chúng tác phẩm Việt Nam SOS ở Quảng Trị với chất liệu là kẽm gai, nhiều phần thi thể cùng những mảnh đạn bom nhằm lên án tội ác chiến tranh. Khi đưa vào Sài Gòn dự triển lãm quốc tế, đi ngang qua Huế, tác phẩm được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đổi tên thành Chứng tích.

"Dắt lưng" với một vài tác phẩm tạo tiếng vang, nhưng khi đất nước thống nhất, Phạm Văn Hạng gác lại những ý tưởng và dự án dang dở, đi làm đủ nghề từ bán xôi, làm xe thồ "chỉ để biết mình còn tồn tại". Khoảng những năm đầu thập niên 80, ông bất ngờ nhận được thư của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Quảng Nam - Đà Nẵng mời về góp sức cho quê hương.

"Mình có công trạng gì mà lãnh đạo thành phố lại phải viết thư mời? Tôi suy nghĩ mãi và trả lời rằng tôi sẽ tự về", ông Hạng kể. Mấy ngày sau, ông về quê, thuê một khách sạn trên đường Phan Chu Trinh với giá 20.000 đồng, nhưng khi ông Giám đốc Sở Nguyễn Đình An biết chuyện đã nhất quyết đưa ông về nhà khách tỉnh ủy. Và câu chuyện làm tượng đài chuẩn bị cho 10 năm ngày giải phóng Đà Nẵng được bàn đến.

Ông Hạng bảo làm tượng đài ở thời điểm năm 1983 là hiếm hoi. Ông Đình An gợi ý ở Đà Nẵng có câu chuyện cảm động về người mẹ Nhu cùng 7 dũng sĩ phường Thanh Lộc Đán đã anh dũng hy sinh trong trận đánh chống Mỹ ở Thanh Khê năm 1969. Nghe xong, ông Hạng vẫn chưa thấy rung động nên quyết định xuống Hội Văn học nghệ thuật thành phố xem những hình mẫu được dựng như một sân khấu kịch và vẫn chưa có cảm hứng.

2G3A4307-2572-1444016652.jpg

Tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê đứng sừng sững suốt hơn 30 năm qua dù được làm từ vỏ đạn đồng. Ảnh: Nguyễn Đông.

"Tình cờ trên đường đi thăm gia đình cụ Huỳnh Thúc Kháng về qua phường Thanh Bình, tôi gặp một trận mưa giông và bị thu hút bởi hình ảnh bà mẹ đội nón lá cột tấm nylon che hai đứa con nhỏ. Đứng lại quan sát tất cả hành động che chở cho hai đứa con nhỏ, nhưng phải kết hợp với hình ảnh gà mẹ thường dang đôi cánh bảo vệ đàn con thì ý tưởng cho tượng đài mẹ dũng sĩ mới hình thành", nhà điêu khắc nhớ lại.

Mừng ra mặt với ý tưởng mới, nhưng ông Hạng thật thà bảo lúc đó vợ đang làm bác sĩ tận Cà Mau, không thể ra Đà Nẵng được nên đưa ra một vật liệu "điên rồ". Đó là làm tượng đài bằng vỏ bom, đạn đồng thay vì làm bằng bê tông. Điều làm ông Hạng "đâm lao thì phải theo lao" chính là lãnh đạo Đà Nẵng gật đầu ngay, bởi vật liệu này sau chiến tranh quá dễ kiếm, lại tiết kiệm chi phí.

"Đạn là vũ khí giết người, với người nghệ sĩ chiến tranh là tội ác, nhưng xây dựng tượng đài người mẹ thì phải ở tấm lòng", ông Hạng nói. "Tượng đài tôi làm thì không thấy vũ khí. Chỉ một cánh tay người mẹ đặt vào lồng ngực và một cánh tay chỉ về phía trước". Hợp đồng giữa ông Hạng ký với thành phố Đà Nẵng chỉ với 2 tờ giấy, kèm lời nhắn nhủ: "Chúng tôi tin tưởng vào con người của quê hương và anh Hạng sẽ không làm cái xấu xa".

Chỉ nhớ loáng thoáng đã dùng khoảng 7.000 vỏ bom, đạn được tập kết về khắp chợ Hàn và chân tượng đài bây giờ, ông Hạng bắt tay ngay vào việc chế tác từ năm 1984. Để kịp giao tác phẩm đúng hẹn, ông phải thuê thêm những người thợ cơ khí ở các xưởng ôtô về làm thêm ca đêm. Còn ông luôn túc trực bên cạnh để giám sát kỹ thuật, chỉ tận tay những chỗ nào hàn, chỗ nào gò vỏ đồng. Bức tượng cao gần 12 m thành hình sau 6 tháng.

2G3A4296-8904-1444016652.jpg

Nếu để ý kỹ sẽ thấy được những vết gò, hàn của những phế tích chiến tranh sót lại trên tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê. Ảnh: Nguyễn Đông.

Kịp khánh thành năm 1985, nhân kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng Đà Nẵng, tác phẩm Mẹ dũng sĩ sừng sững giữa cửa ngõ của Đà Nẵng, người dân vây kín khi biết đó là sản phẩm từ những phế tích sau chiến tranh. Ông Hạng mừng với hình hài của "đứa con", nhưng lo lắng khi đích thân Tổng bí thư Lê Duẩn vào dự. "Làm nghệ thuật là hoàn toàn hên xui, khi tượng đài đứng lên nếu người đứng đầu chê thì coi như công sức trôi xuống biển. Ai ngờ Tổng bí thư khen nên ở dưới cũng khen hết", ông Hạng cười sảng khoái.

Rồi ông Hạng tặc lưỡi: "Tượng mình làm chắc gì đã đẹp, nhưng chất liệu, ý tưởng và bố cục thì quả là quá lạ. Họ cho đây là tác phẩm siêu thực, bộ đội lại nép dưới cánh tay người mẹ, nhiều người bảo không ưng. Nhưng trong nghệ thuật phải để cho người thưởng lãm có quyền suy tư của họ. Riêng tôi thì muốn cái tượng đài thuộc hàng lớn nhất nước lúc bấy giờ không hùng hục, không có súng đạn mà chỉ một bà mẹ đứng dõng dạc, hiện ngang giữa đất trời".

Ở Đà Nẵng, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng còn được biết đến với tác giả của đầu cầu Rồng - biểu tượng mới của Đà Nẵng. Khi nhận lời thiết kế về chiếc đầu rồng thời Lý hướng ra biển lớn, ông Hạng được cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh thẩm định. Đầu rồng thành hình, cũng có nhiều ý kiến khen, chê nhưng ông Hạng dường như không màng. Bởi với một công trình giao thông, thì dù đưa yếu tố mỹ thuật vào vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông.

Nguyễn ĐôngChu du khắp mọi miền đất nước, nhưng mỗi lần về Đà Nẵng, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng lại chạy xe qua tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê trên đường Điện Biên Phủ để nhìn ngắm "đứa con" của mình, rồi tặc lưỡi: "Vỏ bom đạn làm tượng đài cũng bền ghê gớm. Hơn 30 năm rồi".

Trong bộ áo quần rộng thùng thình do mình tự thiết kế, nhà điêu khắc với vầng trán cao, râu tóc bạc trắng kể về cơ duyên "thai nghén" tượng đài, mà theo cách lý giải của một người luôn coi nghề điêu khắc chỉ để làm thuê kiếm tiền: "Tôi đưa ra giải pháp chất liệu vỏ bom đạn đồng để chối bỏ việc làm tượng đài".

2G3A4271-5702-1444016652.jpg
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng - tác giả của tượng Mẹ dũng sĩ Thanh Khê. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trước năm 1975, tài điêu khắc như đã vận vào người Phạm Văn Hạng khi ra mắt công chúng tác phẩm Việt Nam SOS ở Quảng Trị với chất liệu là kẽm gai, nhiều phần thi thể cùng những mảnh đạn bom nhằm lên án tội ác chiến tranh. Khi đưa vào Sài Gòn dự triển lãm quốc tế, đi ngang qua Huế, tác phẩm được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đổi tên thành Chứng tích.

"Dắt lưng" với một vài tác phẩm tạo tiếng vang, nhưng khi đất nước thống nhất, Phạm Văn Hạng gác lại những ý tưởng và dự án dang dở, đi làm đủ nghề từ bán xôi, làm xe thồ "chỉ để biết mình còn tồn tại". Khoảng những năm đầu thập niên 80, ông bất ngờ nhận được thư của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Quảng Nam - Đà Nẵng mời về góp sức cho quê hương.

"Mình có công trạng gì mà lãnh đạo thành phố lại phải viết thư mời? Tôi suy nghĩ mãi và trả lời rằng tôi sẽ tự về", ông Hạng kể. Mấy ngày sau, ông về quê, thuê một khách sạn trên đường Phan Chu Trinh với giá 20.000 đồng, nhưng khi ông Giám đốc Sở Nguyễn Đình An biết chuyện đã nhất quyết đưa ông về nhà khách tỉnh ủy. Và câu chuyện làm tượng đài chuẩn bị cho 10 năm ngày giải phóng Đà Nẵng được bàn đến.

Ông Hạng bảo làm tượng đài ở thời điểm năm 1983 là hiếm hoi. Ông Đình An gợi ý ở Đà Nẵng có câu chuyện cảm động về người mẹ Nhu cùng 7 dũng sĩ phường Thanh Lộc Đán đã anh dũng hy sinh trong trận đánh chống Mỹ ở Thanh Khê năm 1969. Nghe xong, ông Hạng vẫn chưa thấy rung động nên quyết định xuống Hội Văn học nghệ thuật thành phố xem những hình mẫu được dựng như một sân khấu kịch và vẫn chưa có cảm hứng.

2G3A4307-2572-1444016652.jpg
Tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê đứng sừng sững suốt hơn 30 năm qua dù được làm từ vỏ đạn đồng. Ảnh: Nguyễn Đông.
"Tình cờ trên đường đi thăm gia đình cụ Huỳnh Thúc Kháng về qua phường Thanh Bình, tôi gặp một trận mưa giông và bị thu hút bởi hình ảnh bà mẹ đội nón lá cột tấm nylon che hai đứa con nhỏ. Đứng lại quan sát tất cả hành động che chở cho hai đứa con nhỏ, nhưng phải kết hợp với hình ảnh gà mẹ thường dang đôi cánh bảo vệ đàn con thì ý tưởng cho tượng đài mẹ dũng sĩ mới hình thành", nhà điêu khắc nhớ lại.

Mừng ra mặt với ý tưởng mới, nhưng ông Hạng thật thà bảo lúc đó vợ đang làm bác sĩ tận Cà Mau, không thể ra Đà Nẵng được nên đưa ra một vật liệu "điên rồ". Đó là làm tượng đài bằng vỏ bom, đạn đồng thay vì làm bằng bê tông. Điều làm ông Hạng "đâm lao thì phải theo lao" chính là lãnh đạo Đà Nẵng gật đầu ngay, bởi vật liệu này sau chiến tranh quá dễ kiếm, lại tiết kiệm chi phí.

"Đạn là vũ khí giết người, với người nghệ sĩ chiến tranh là tội ác, nhưng xây dựng tượng đài người mẹ thì phải ở tấm lòng", ông Hạng nói. "Tượng đài tôi làm thì không thấy vũ khí. Chỉ một cánh tay người mẹ đặt vào lồng ngực và một cánh tay chỉ về phía trước". Hợp đồng giữa ông Hạng ký với thành phố Đà Nẵng chỉ với 2 tờ giấy, kèm lời nhắn nhủ: "Chúng tôi tin tưởng vào con người của quê hương và anh Hạng sẽ không làm cái xấu xa".

Chỉ nhớ loáng thoáng đã dùng khoảng 7.000 vỏ bom, đạn được tập kết về khắp chợ Hàn và chân tượng đài bây giờ, ông Hạng bắt tay ngay vào việc chế tác từ năm 1984. Để kịp giao tác phẩm đúng hẹn, ông phải thuê thêm những người thợ cơ khí ở các xưởng ôtô về làm thêm ca đêm. Còn ông luôn túc trực bên cạnh để giám sát kỹ thuật, chỉ tận tay những chỗ nào hàn, chỗ nào gò vỏ đồng. Bức tượng cao gần 12 m thành hình sau 6 tháng.

2G3A4296-8904-1444016652.jpg
Nếu để ý kỹ sẽ thấy được những vết gò, hàn của những phế tích chiến tranh sót lại trên tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê. Ảnh: Nguyễn Đông.
Kịp khánh thành năm 1985, nhân kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng Đà Nẵng, tác phẩm Mẹ dũng sĩ sừng sững giữa cửa ngõ của Đà Nẵng, người dân vây kín khi biết đó là sản phẩm từ những phế tích sau chiến tranh. Ông Hạng mừng với hình hài của "đứa con", nhưng lo lắng khi đích thân Tổng bí thư Lê Duẩn vào dự. "Làm nghệ thuật là hoàn toàn hên xui, khi tượng đài đứng lên nếu người đứng đầu chê thì coi như công sức trôi xuống biển. Ai ngờ Tổng bí thư khen nên ở dưới cũng khen hết", ông Hạng cười sảng khoái.

Rồi ông Hạng tặc lưỡi: "Tượng mình làm chắc gì đã đẹp, nhưng chất liệu, ý tưởng và bố cục thì quả là quá lạ. Họ cho đây là tác phẩm siêu thực, bộ đội lại nép dưới cánh tay người mẹ, nhiều người bảo không ưng. Nhưng trong nghệ thuật phải để cho người thưởng lãm có quyền suy tư của họ. Riêng tôi thì muốn cái tượng đài thuộc hàng lớn nhất nước lúc bấy giờ không hùng hục, không có súng đạn mà chỉ một bà mẹ đứng dõng dạc, hiện ngang giữa đất trời".

Ở Đà Nẵng, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng còn được biết đến với tác giả của đầu cầu Rồng - biểu tượng mới của Đà Nẵng. Khi nhận lời thiết kế về chiếc đầu rồng thời Lý hướng ra biển lớn, ông Hạng được cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh thẩm định. Đầu rồng thành hình, cũng có nhiều ý kiến khen, chê nhưng ông Hạng dường như không màng. Bởi với một công trình giao thông, thì dù đưa yếu tố mỹ thuật vào vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông.

Nguyễn Đông


Giày Đại Phát solution
Số người online:
2996
Số người truy cập:
9105839