Chuyên gia tội phạm học: 'Gây thảm án do người trẻ mất phương hướng'

 Thưa ông, thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ thảm án giết cả gia đình (4 người ở Nghệ An, 6 người ở Bình Phước, 4 người ở Yên Bái). Là chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, ông suy nghĩ gì về hiện tượng này?

DSC-3487-2541-1439606956.jpg

Đại tá, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm. Ảnh: NVCC.

- Không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai trước những thông tin như vậy đều bàng hoàng, bức xúc, căm phẫn tội phạm và có cảm giác lo lắng. Những vụ án xảy ra, dù bất kỳ ở mức độ nào cũng gây thiệt hại cho con người và xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, cuộc sống bình yên của mỗi nhà, mỗi người. Điều này ở khía cạnh nào đó phản ánh một hiện tượng không bình thường trong đời sống xã hội hiện nay.

Dưới góc độ nghiên cứu về tội phạm, có thể nhận thấy những vụ tàn sát man rợ thể hiện sự rối loạn nhân cách, lệch chuẩn về hành vi, chai sạn cảm xúc của đối tượng. Chúng hành động theo sự thúc đẩy vì mục đích tối thượng là thỏa mãn nhu cầu của bản thân một cách bản năng, không suy nghĩ đến hậu quả đối với nạn nhân, xã hội và cho chính đối tượng. Những vụ giết người ghê rợn, lạnh lùng chỉ mang tính đơn lẻ, nhưng nhìn nhận trong tổng thể tình hình tội phạm thì nó là hệ quả của sự tác động từ nhiều yếu tố tiêu cực, chứ không phải là "đột xuất, bất ngờ".

- Những yếu tố tiêu cực tác động đó là gì?

- Cần nhìn nhận trên nhiều bình diện từ tâm lý, nhận thức, giáo dục, môi trường xã hội, ảnh hưởng của truyền thông. Có thể nhận thấy, trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều áp lực, nhiều cạnh tranh, sức ép từ việc làm, khó khăn về kinh tế, vướng mắc trong đời sống, sự phân tầng xã hội diễn ra gay gắt, những mặt tiêu cực của yếu tố thị trường, những mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp trong cuộc sống hàng ngày… đã làm cho một bộ phận dân chúng, nhất là những người trẻ tuổi không thích nghi được.

Trước sức ép đó, người trẻ dễ bị chấn thương tinh thần, không định vị được giá trị cuộc sống, hoang mang, dễ bị tổn thương bởi những tác động từ phía xã hội, chạy theo giá trị ảo… Khi không thỏa mãn được nhu cầu cá nhân, họ mất phương hướng, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là những hành động cực đoan, gây tội ác. Cùng với đó là sự hiểu biết về xã hội, pháp luật, ý thức công dân của một bộ phận dân cư còn nhiều hạn chế đã khiến cho một số người hành động phạm tội nghiêm trọng mà không nhận thức đầy đủ về tính chất, hậu quả hành vi của mình.

- Vì sao tội phạm ngày càng trẻ hóa và thủ đoạn thực hiện hành vi ngày càng man rợ?

- Tội phạm có xu hướng trẻ hóa một phần xuất phát từ thể chất của các em hiện nay đã được cải thiện hơn trước đây rất nhiều nên thiếu niên dậy thì sớm ngày càng phổ biến. Đây là lứa tuổi có rất nhiều biến động về tâm lý, sinh lý mà một số nhà nghiên cứu gọi là "độ tuổi nổi loạn". Các em thường có xu hướng thoát ra khỏi sự quản lý của gia đình; sinh hoạt, quan hệ bị ảnh hưởng, chi phối nhiều từ xã hội, bạn bè; chạy theo những hiện tượng mới lạ, thích khám phá, thích thể hiện mình. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân không thể không nhắc tới là sự tác động của văn hóa, lối sống lệch lạc; sự suy thoái về đạo đức, sự vô cảm trong lối sống, lỗ hổng trong giáo dục, môi trường sống phức tạp tạo ra.

Ngoài ra, những hình ảnh bạo lực, lạnh lùng, vô cảm; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá hay những phương thức, thủ đoạn tàn bạo, dã man, phi nhân tính của tội phạm… lan tràn trên sách báo, phim ảnh, Internet đang hàng ngày, hàng giờ tác động, "thẩm thấu" vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, nhất là những người trẻ tuổi kỹ năng sống hạn chế, kiến thức, kinh nghiệm sống còn non nớt, từ đó dễ dẫn đến những hành vi lệch lạc chuẩn mực xã hội.

Mỗi vụ án có tính chất, mức độ và hậu quả khác nhau, xuất phát từ động cơ, mục đích gây án của đối tượng. Nhưng nhìn chung, xu hướng của tội phạm là hành động ngày càng liều lĩnh, manh động và có tính toán kỹ lưỡng; thể hiện sự lạnh lùng, chai sạn, quyết tâm thực hiện phạm tội đến cùng, phương thức che giấu tội phạm hết sức tinh vi. Ví dụ trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa trước đây, thủ đoạn giết người rất tàn nhẫn, còn dựng hiện trường giả để đánh lạc hướng điều tra. Trong vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước, thủ đoạn của Nguyễn Hải Dương độc ác không kém, nhưng không "cao tay" bằng Nghĩa. Còn hai đối tượng giết người ở Nghệ An, Yên Bái thì ra tay tàn độc, man rợ, có tính chất côn đồ.

nghean2-9167-1439609144.jpg

Nghi phạm Vi Văn Mằn (hay còn gọi là Hai) giết 4 người trong một gia đình ở Nghệ An được người trong thôn đánh giá là ngoan hiền, gần gũi mọi người. Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp.

- Theo ông, giải pháp nào để ngăn ngừa, hạn chế các thảm án trong bối cảnh hiện nay?

- Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, không có một phép màu nào triệt tiêu được trong thời gian xác định. Tuy nhiên, trách nhiệm của chúng ta là phải tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm.

Chúng ta cần khẳng định Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn đang quyết liệt đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng tội phạm - trong đó có những tội phạm đặc biệt nguy hiểm - không thể loại bỏ trong một sớm một chiều. Trong tương lai, cùng với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (trong đó có toàn cầu hóa tội phạm), thậm chí còn có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện.

Để hạn chế tình trạng này, cần "nâng cao sức đề kháng cho xã hội" đối với tội phạm bằng nhiều giải pháp. Trong đó cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đạo đức, các chuẩn mực xã hội cho người dân, nhất là người trẻ. Khi người ta nhận định rõ hành vi sai trái bị lên án, nhất định bị xử lý, bị trừng phạt… hẳn người đó sẽ có những điều chỉnh hành vi của mình.

Ngoài ra, vai trò giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội rất quan trọng. Giới trẻ hiện nay rất thiếu kỹ năng sống. Tôi nghĩ cần đưa các môn học về giáo dục kỹ năng sống, về pháp luật vào trong nhà trường. Bên cạnh đó, cần bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh, đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm.

Hoàng Phương- Thưa ông, thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ thảm án giết cả gia đình (4 người ở Nghệ An, 6 người ở Bình Phước, 4 người ở Yên Bái). Là chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, ông suy nghĩ gì về hiện tượng này?

DSC-3487-2541-1439606956.jpg
Đại tá, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm. Ảnh: NVCC.
- Không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai trước những thông tin như vậy đều bàng hoàng, bức xúc, căm phẫn tội phạm và có cảm giác lo lắng. Những vụ án xảy ra, dù bất kỳ ở mức độ nào cũng gây thiệt hại cho con người và xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, cuộc sống bình yên của mỗi nhà, mỗi người. Điều này ở khía cạnh nào đó phản ánh một hiện tượng không bình thường trong đời sống xã hội hiện nay.

Dưới góc độ nghiên cứu về tội phạm, có thể nhận thấy những vụ tàn sát man rợ thể hiện sự rối loạn nhân cách, lệch chuẩn về hành vi, chai sạn cảm xúc của đối tượng. Chúng hành động theo sự thúc đẩy vì mục đích tối thượng là thỏa mãn nhu cầu của bản thân một cách bản năng, không suy nghĩ đến hậu quả đối với nạn nhân, xã hội và cho chính đối tượng. Những vụ giết người ghê rợn, lạnh lùng chỉ mang tính đơn lẻ, nhưng nhìn nhận trong tổng thể tình hình tội phạm thì nó là hệ quả của sự tác động từ nhiều yếu tố tiêu cực, chứ không phải là "đột xuất, bất ngờ".

- Những yếu tố tiêu cực tác động đó là gì?

- Cần nhìn nhận trên nhiều bình diện từ tâm lý, nhận thức, giáo dục, môi trường xã hội, ảnh hưởng của truyền thông. Có thể nhận thấy, trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều áp lực, nhiều cạnh tranh, sức ép từ việc làm, khó khăn về kinh tế, vướng mắc trong đời sống, sự phân tầng xã hội diễn ra gay gắt, những mặt tiêu cực của yếu tố thị trường, những mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp trong cuộc sống hàng ngày… đã làm cho một bộ phận dân chúng, nhất là những người trẻ tuổi không thích nghi được.

Trước sức ép đó, người trẻ dễ bị chấn thương tinh thần, không định vị được giá trị cuộc sống, hoang mang, dễ bị tổn thương bởi những tác động từ phía xã hội, chạy theo giá trị ảo… Khi không thỏa mãn được nhu cầu cá nhân, họ mất phương hướng, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là những hành động cực đoan, gây tội ác. Cùng với đó là sự hiểu biết về xã hội, pháp luật, ý thức công dân của một bộ phận dân cư còn nhiều hạn chế đã khiến cho một số người hành động phạm tội nghiêm trọng mà không nhận thức đầy đủ về tính chất, hậu quả hành vi của mình.

- Vì sao tội phạm ngày càng trẻ hóa và thủ đoạn thực hiện hành vi ngày càng man rợ?

- Tội phạm có xu hướng trẻ hóa một phần xuất phát từ thể chất của các em hiện nay đã được cải thiện hơn trước đây rất nhiều nên thiếu niên dậy thì sớm ngày càng phổ biến. Đây là lứa tuổi có rất nhiều biến động về tâm lý, sinh lý mà một số nhà nghiên cứu gọi là "độ tuổi nổi loạn". Các em thường có xu hướng thoát ra khỏi sự quản lý của gia đình; sinh hoạt, quan hệ bị ảnh hưởng, chi phối nhiều từ xã hội, bạn bè; chạy theo những hiện tượng mới lạ, thích khám phá, thích thể hiện mình. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân không thể không nhắc tới là sự tác động của văn hóa, lối sống lệch lạc; sự suy thoái về đạo đức, sự vô cảm trong lối sống, lỗ hổng trong giáo dục, môi trường sống phức tạp tạo ra.

Ngoài ra, những hình ảnh bạo lực, lạnh lùng, vô cảm; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá hay những phương thức, thủ đoạn tàn bạo, dã man, phi nhân tính của tội phạm… lan tràn trên sách báo, phim ảnh, Internet đang hàng ngày, hàng giờ tác động, "thẩm thấu" vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, nhất là những người trẻ tuổi kỹ năng sống hạn chế, kiến thức, kinh nghiệm sống còn non nớt, từ đó dễ dẫn đến những hành vi lệch lạc chuẩn mực xã hội.

Mỗi vụ án có tính chất, mức độ và hậu quả khác nhau, xuất phát từ động cơ, mục đích gây án của đối tượng. Nhưng nhìn chung, xu hướng của tội phạm là hành động ngày càng liều lĩnh, manh động và có tính toán kỹ lưỡng; thể hiện sự lạnh lùng, chai sạn, quyết tâm thực hiện phạm tội đến cùng, phương thức che giấu tội phạm hết sức tinh vi. Ví dụ trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa trước đây, thủ đoạn giết người rất tàn nhẫn, còn dựng hiện trường giả để đánh lạc hướng điều tra. Trong vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước, thủ đoạn của Nguyễn Hải Dương độc ác không kém, nhưng không "cao tay" bằng Nghĩa. Còn hai đối tượng giết người ở Nghệ An, Yên Bái thì ra tay tàn độc, man rợ, có tính chất côn đồ.

nghean2-9167-1439609144.jpg
Nghi phạm Vi Văn Mằn (hay còn gọi là Hai) giết 4 người trong một gia đình ở Nghệ An được người trong thôn đánh giá là ngoan hiền, gần gũi mọi người. Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp.
- Theo ông, giải pháp nào để ngăn ngừa, hạn chế các thảm án trong bối cảnh hiện nay?

- Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, không có một phép màu nào triệt tiêu được trong thời gian xác định. Tuy nhiên, trách nhiệm của chúng ta là phải tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm.

Chúng ta cần khẳng định Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn đang quyết liệt đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng tội phạm - trong đó có những tội phạm đặc biệt nguy hiểm - không thể loại bỏ trong một sớm một chiều. Trong tương lai, cùng với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (trong đó có toàn cầu hóa tội phạm), thậm chí còn có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện.

Để hạn chế tình trạng này, cần "nâng cao sức đề kháng cho xã hội" đối với tội phạm bằng nhiều giải pháp. Trong đó cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đạo đức, các chuẩn mực xã hội cho người dân, nhất là người trẻ. Khi người ta nhận định rõ hành vi sai trái bị lên án, nhất định bị xử lý, bị trừng phạt… hẳn người đó sẽ có những điều chỉnh hành vi của mình.

Ngoài ra, vai trò giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội rất quan trọng. Giới trẻ hiện nay rất thiếu kỹ năng sống. Tôi nghĩ cần đưa các môn học về giáo dục kỹ năng sống, về pháp luật vào trong nhà trường. Bên cạnh đó, cần bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh, đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm.

Hoàng Phương


Giày Đại Phát solution
Số người online:
93278
Số người truy cập:
7581698