- Là Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, kiến trúc sư đánh giá thế nào về tòa nhà 8B Lê Trực với chiều cao được phê duyệt là 53 m, thực tế xây dựng vượt phép đến 16 m và nằm sát quảng trường Ba Đình?
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu vực Quảng trường Ba Đình có giá trị văn hóa, lịch sử, nằm trong không gian cảnh quan truyền thống. Bộ Xây dựng đã lập quy hoạch khu trung tâm chính trị Ba Đình, được Chính phủ phê duyệt, nhấn mạnh đó là không gian lịch sử văn hóa của cả quốc gia. Lấy Lăng Bác là công trình chủ thể cao 21,6 m, khu vực này rất khống chế chiều cao công trình, cao nhất là tòa nhà Văn phòng Quốc hội 9 tầng. Các dự án tòa nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đều tổ chức thi kiến trúc để phù hợp với cảnh quan xung quanh.
KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng. |
Tòa nhà 8B Lê Trực là văn phòng, nhà ở cao hơn 60 m, dù nằm ngoài quy hoạch khu Trung tâm chính trị Ba Đình, nhưng ở vị trí sát bên cạnh rõ ràng không phù hợp với không gian truyền thống, lịch sử. Chỉ cần đứng nhìn, ai cũng thấy tòa nhà lấn át không gian khu quảng trường, chưa kể tới ảnh hưởng an ninh, tăng thêm áp lực về dân số, mật độ giao thông. Tòa nhà cách Lăng Bác khoảng 400 m là quá gần, tạo lên bức tường phía sau Lăng, gây cảm giác không tuân thủ không gian truyền thống và có gì đó bất an đối với Trung tâm chính trị quốc gia.
- Theo ông, việc tổ chức không gian vùng đệm tiếp giáp với trung tâm chính trị Ba Đình nên thế nào?
- Tôi nhớ có quy định khu vực tiếp giáp khu trung tâm chính trị Ba Đình không được cao quá 11 tầng. Nhưng dù không có quy định thì người làm công tác quy hoạch phải có mắt tổ chức không gian, phải lấy Lăng Bác và quảng trường Ba Đình là chủ thể. Công trình gì cũng không thể lấn át chủ thể. Cả nước chỉ có một Trung tâm chính trị Ba Đình thì phải quản lý kiến trúc gắt gao. Tôi không hiểu nhà quản lý có làm mô hình lên không hay chỉ xem bản vẽ công trình mà cho phép xây dựng như vậy.
Vì tiếp giáp với trung tâm chính trị Ba Đình, khu vực Lê Trực chỉ nên xây dựng văn phòng làm việc sẽ thích hợp hơn là đưa dân cư vào. Có thể các cơ quan chức năng có lý do để công trình đạt hiệu quả sử dụng đất, nhưng Hà Nội có nhiều chỗ làm nhà ở chứ không phải chỉ chỗ này.
Theo tôi, khu vực này không được tính toán sử dụng hiệu quả đất đai mà phải xây dựng không ảnh hưởng cảnh quan, tuân thủ về quy định chiều cao công trình. Chức năng khu vực này phải là mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, tạo dấu ấn cho khu vực chính trị và không được tăng thêm dân cư.
Tòa nhà 8B Lê Trực nhìn từ quảng trường Độc Lập vượt so với chiều cao 21,6 m của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhật Quang. |
- Ngoài khu trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội còn có các khu vực nào cần khống chế chiều cao công trình?
- Các khu vực như hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ, khu phố cổ đều có quy chế quản lý riêng để bảo tồn, phát huy giá trị của những tuyến phố này. Các quận đều đã ra quy định chiều cao xây dựng trên tuyến phố, khu nào làm công viên, bãi đỗ xe, văn phòng... Mục tiêu chung quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực nội đô là hạn chế tăng dân số, hạn chế phát triển nhà cao tầng, công trình xây dựng đảm bảo phù hợp quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan thành phố và khu vực. Cùng với đó là bảo tồn các công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, không gian cảnh quan, tuyến phố và các đặc trưng văn hóa của thủ đô.
Tôi được biết sắp tới Hà Nội tiếp tục ban hành quy chế quản lý đô thị phù hợp hơn trong bối cảnh hiện tại.
- Ở các nước phát triển, việc quy hoạch không gian kiến trúc khu vực trung tâm chính trị được thực hiện như thế nào?
- Các nước Anh, Pháp, Mỹ... đều quản lý rất nghiêm ngặt khu vực trung tâm chính trị cũng như vùng đệm, họ quan tâm đến công trình chủ thể có giá trị, coi đó là công trình đặc biệt và tác động đến công trình xung quanh. Chính quyền thành phố các nước đều phải tuân thủ nguyên tắc quy hoạch chung, không thể xây dựng công trình theo ý của chủ đầu tư. TP HCM cũng đã làm khá tốt công tác quy hoạch, lấy tòa nhà UBND thành phố là trung tâm để xây dựng các công trình lân cận hài hòa.
Ngày 24/9, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến Thủ tướng yêu cầu Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng của dự án Trung tâm thương mại, văn phòng nhà ở để bán và cho thuê tại 8B phố Lê Trực. Ngày 30/9, UBND Hà Nội đã báo cáo Chính phủ, khẳng định dự án tại 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, nằm ngoài quy hoạch chi tiết trung tâm chính trị Ba Đình, nhưng chủ đầu tư đã có nhiều vi phạm trong quá trình xây dựng. Cụ thể chủ đầu tư đã xây tòa nhà cao 69 m, trong khi theo giấy phép xây dựng chỉ 53; diện tích sàn chỉ là 30.000 m2, nhưng thực tế đã xây vượt phép 6.000 m2. |
Đoàn Loan thực hiện- Là Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, kiến trúc sư đánh giá thế nào về tòa nhà 8B Lê Trực với chiều cao được phê duyệt là 53 m, thực tế xây dựng vượt phép đến 16 m và nằm sát quảng trường Ba Đình?
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu vực Quảng trường Ba Đình có giá trị văn hóa, lịch sử, nằm trong không gian cảnh quan truyền thống. Bộ Xây dựng đã lập quy hoạch khu trung tâm chính trị Ba Đình, được Chính phủ phê duyệt, nhấn mạnh đó là không gian lịch sử văn hóa của cả quốc gia. Lấy Lăng Bác là công trình chủ thể cao 21,6 m, khu vực này rất khống chế chiều cao công trình, cao nhất là tòa nhà Văn phòng Quốc hội 9 tầng. Các dự án tòa nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đều tổ chức thi kiến trúc để phù hợp với cảnh quan xung quanh.
ongchinh1-9412-1443697841.jpg
KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng.
Tòa nhà 8B Lê Trực là văn phòng, nhà ở cao hơn 60 m, dù nằm ngoài quy hoạch khu Trung tâm chính trị Ba Đình, nhưng ở vị trí sát bên cạnh rõ ràng không phù hợp với không gian truyền thống, lịch sử. Chỉ cần đứng nhìn, ai cũng thấy tòa nhà lấn át không gian khu quảng trường, chưa kể tới ảnh hưởng an ninh, tăng thêm áp lực về dân số, mật độ giao thông. Tòa nhà cách Lăng Bác khoảng 400 m là quá gần, tạo lên bức tường phía sau Lăng, gây cảm giác không tuân thủ không gian truyền thống và có gì đó bất an đối với Trung tâm chính trị quốc gia.
- Theo ông, việc tổ chức không gian vùng đệm tiếp giáp với trung tâm chính trị Ba Đình nên thế nào?
- Tôi nhớ có quy định khu vực tiếp giáp khu trung tâm chính trị Ba Đình không được cao quá 11 tầng. Nhưng dù không có quy định thì người làm công tác quy hoạch phải có mắt tổ chức không gian, phải lấy Lăng Bác và quảng trường Ba Đình là chủ thể. Công trình gì cũng không thể lấn át chủ thể. Cả nước chỉ có một Trung tâm chính trị Ba Đình thì phải quản lý kiến trúc gắt gao. Tôi không hiểu nhà quản lý có làm mô hình lên không hay chỉ xem bản vẽ công trình mà cho phép xây dựng như vậy.
Vì tiếp giáp với trung tâm chính trị Ba Đình, khu vực Lê Trực chỉ nên xây dựng văn phòng làm việc sẽ thích hợp hơn là đưa dân cư vào. Có thể các cơ quan chức năng có lý do để công trình đạt hiệu quả sử dụng đất, nhưng Hà Nội có nhiều chỗ làm nhà ở chứ không phải chỉ chỗ này.
Theo tôi, khu vực này không được tính toán sử dụng hiệu quả đất đai mà phải xây dựng không ảnh hưởng cảnh quan, tuân thủ về quy định chiều cao công trình. Chức năng khu vực này phải là mật độ xây dựng thấp, thấp tầng, tạo dấu ấn cho khu vực chính trị và không được tăng thêm dân cư.
nha8B-9172-1443697841.jpg
Tòa nhà 8B Lê Trực nhìn từ quảng trường Độc Lập vượt so với chiều cao 21,6 m của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhật Quang.
- Ngoài khu trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội còn có các khu vực nào cần khống chế chiều cao công trình?
- Các khu vực như hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ, khu phố cổ đều có quy chế quản lý riêng để bảo tồn, phát huy giá trị của những tuyến phố này. Các quận đều đã ra quy định chiều cao xây dựng trên tuyến phố, khu nào làm công viên, bãi đỗ xe, văn phòng... Mục tiêu chung quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực nội đô là hạn chế tăng dân số, hạn chế phát triển nhà cao tầng, công trình xây dựng đảm bảo phù hợp quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan thành phố và khu vực. Cùng với đó là bảo tồn các công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, không gian cảnh quan, tuyến phố và các đặc trưng văn hóa của thủ đô.
Tôi được biết sắp tới Hà Nội tiếp tục ban hành quy chế quản lý đô thị phù hợp hơn trong bối cảnh hiện tại.
- Ở các nước phát triển, việc quy hoạch không gian kiến trúc khu vực trung tâm chính trị được thực hiện như thế nào?
- Các nước Anh, Pháp, Mỹ... đều quản lý rất nghiêm ngặt khu vực trung tâm chính trị cũng như vùng đệm, họ quan tâm đến công trình chủ thể có giá trị, coi đó là công trình đặc biệt và tác động đến công trình xung quanh. Chính quyền thành phố các nước đều phải tuân thủ nguyên tắc quy hoạch chung, không thể xây dựng công trình theo ý của chủ đầu tư. TP HCM cũng đã làm khá tốt công tác quy hoạch, lấy tòa nhà UBND thành phố là trung tâm để xây dựng các công trình lân cận hài hòa.
Ngày 24/9, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến Thủ tướng yêu cầu Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng của dự án Trung tâm thương mại, văn phòng nhà ở để bán và cho thuê tại 8B phố Lê Trực.
Ngày 30/9, UBND Hà Nội đã báo cáo Chính phủ, khẳng định dự án tại 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, nằm ngoài quy hoạch chi tiết trung tâm chính trị Ba Đình, nhưng chủ đầu tư đã có nhiều vi phạm trong quá trình xây dựng. Cụ thể chủ đầu tư đã xây tòa nhà cao 69 m, trong khi theo giấy phép xây dựng chỉ 53; diện tích sàn chỉ là 30.000 m2, nhưng thực tế đã xây vượt phép 6.000 m2.
Đoàn Loan thực hiện