Chủ tịch giả nghèo… và cái kết: ‘Đừng coi thường người khác vì vẻ bề ngoài!’
Hoàng Văn Đức, trưởng nhóm hay còn được cộng đồng mạng biết đến với tên gọi Đức Chủ tịch vì anh chàng chuyên đóng vai chủ tịch bị coi thường. Thời gian từ Tết Kỷ hợi đến nay, nhóm SVM bỗng nổi như cồn trên mạng xã hội và xuất hiện nhiều ảnh chế cũng như các clip nhóm làm được rất nhiều người đón nhận. Các clip của nhóm thường xuyên có mặt trên tab thịnh hành của Youtube Việt Nam. Kênh Youtube của nhóm cũng có khoảng 1,8 triệu lượt đăng ký.
Vừa làm đạo diễn, biên kịch và kiêm luôn diễn viên cho các clip của nhóm nên Đức chủ tịch rất bận rộn. Do đó, việc hẹn phỏng vấn của chúng tôi cũng bị dời tới dời lui vì phải đợi “chủ tịch” sắp xếp được thời gian.
Làm clip vì thấy bạn thân bị coi thường
TIN LIÊN QUAN
'Hoa hậu' chuyển giới Việt Nam: ‘Ba rất sốc, không chấp nhận tôi là con gái!’Hoàng Văn Đức tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng lại làm công việc không liên quan gì đến chuyên ngành. Bởi Đức từng chứng kiến bạn thân bị coi thường và thấy việc coi thường người khác cũng... khá phổ biến. Trong đó, những người bị coi thường thường là những người xuất thân tỉnh lẻ, nghèo, không có việc làm tốt và đặc biệt là bị người khác đánh giá dựa trên vẻ bề ngoài.
“Nếu có “năng lực vĩ đại”, mình sẽ thay đổi cái nhìn của toàn xã hội. Nhưng mình không có năng lực gì kinh khủng cả, nên mình sẽ thay đổi những cái nhìn đó trong phim của mình, nơi mình được quyết định mọi thứ, đầu tiên là tìm lại “công bằng” cho bạn thân của mình. Cũng rất may mắn là phim của mình được khán giả ủng hộ”, Đức chia sẻ.
Theo Đức, để thực hiện clip, thì ban đầu nhóm của anh mất khoảng 4, 5 ngày. Nhưng sau khi làm nhiều thì thời gian rút xuống còn 3 ngày với nhiều công đoạn như: lên ý tưởng, viết kịch bản quay, tìm bối cảnh, sắp xếp diễn viên rồi mới đên quay và hậu kỳ.
Đức tốt nghiệp Đại học Bách Khoa nhưng lại đi theo hướng làm phim
ẢNH CHẾ MXH
Tự học diễn xuất
Chàng trưởng nhóm cho biết, tất cả các diễn viên của SVM TV bây giờ đều không phải là diễn viên chuyên nghiệp, đa số chủ yếu là sinh viên Đại học Bách Khoa, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Kinh doanh công nghệ... và một số bạn thi sân khấu điện ảnh mà... không đậu. Do vậy, hầu hết nhóm tự học diễn xuất từ bản năng, xem rất nhiều phim, clip để học theo diễn xuất của những người chuyên nghiệp.
Nhóm SVM
FBNV
“Nhưng cũng rất may là các thành viên đều rất đam mê diễn xuất và có năng khiếu, nên dần dần chúng mình cũng khắc phục được khó khăn. Thời gian chưa quen, đa số mắc phải lỗi nhìn vào ống kính, và quên thoại, cũng phải cả 1 - 2 tuần mới ra được 1 clip. Bây giờ tuy chưa thể nói là thực sự chuyên nghiệp, nhưng mọi người xem phim nhóm mình, cũng đã có thể đánh giá về diễn xuất của các bạn diễn viên đã tiến bộ rất nhiều”, Đức chia sẻ.
Tới thời điểm hiện tại, SVM đã có gần 100 clip. Trong đó, chàng trưởng nhóm thích nhất là series phim Trai Làng Nhô, nói về 2 chàng trai nông thôn giàu ý chí làm giàu và tìm kiếm tình yêu cho riêng mình. Series này đã mang cả chính bản thân của Đức, quê hương anh và những tình cảm của anh vào phim nên anh đặc biệt yêu thích.
Ai cũng có thể tìm thấy chính mình qua phim của SVM
Đức cho rằng, các clip của nhóm thành công có lẽ là do đã kể những câu chuyện của mọi người. Đầu tiên, Đức kể những câu chuyện của bản thân mình, của chính bạn bè xung quanh, rồi mình nhận được sự đồng cảm rất lớn của người xem. Lúc đó, Đức nhận ra, thì ra đó không phải là chuyện của riêng ai, ai cũng có thể tìm thấy chính mình trong phim của SVM.
Nhóm nhận được nút vàng của Youtube
FBNV
Đức tâm sự: “Thật ra mình là leader của nhóm, lại trông béo béo, mặt hiền nên từ đầu đã được đóng vai chủ tịch. Mình “bị” làm chủ tịch đấy chứ. Biệt danh Đức chủ tịch mới có gần đây, nhưng biệt danh mình thích và nhiều người nhớ hơn đó là Đức giáo sư”.
TIN LIÊN QUAN
Bác sĩ 'dùng bia cứu bệnh nhân... ngộ độc rượu' kể chuyện nổi tiếng bất đắc dĩCũng trong dịp tết vừa qua, khi các clip của nhóm được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, xuất hiện luồng ý kiến cho rằng mô típ của nhóm làm là bắt chước một nhóm khác ở Trung Quốc. Phóng viên đặt câu hỏi này với vị “chủ tịch”, anh bình tĩnh trả lời: “Đây là những câu chuyện có thể thấy ở bất cứ đâu, bất cứ quốc gia nào trên thế giới, và mình thấy nó là câu chuyện phổ biến đấy chứ. Nhiều bộ phim điện ảnh kinh phí lớn trên thế giới, vẫn đụng mô típ nhau, rồi phim nào cũng thành công đấy thôi. Mình có một câu chuyện hay, mình không thể không kể khi ở một đất nước khác, người ta đang kể một câu chuyện gần giống đúng không. Giống như nàng lọ lem phương Tây hay nàng Tấm nước ta, tuy khác nhau đấy nhưng vẫn cùng một kiểu hiền hành, xinh đẹp, sau cùng lấy được hoàng tử”.
Theo Đức, điều quan trọng nhất đó là ngôn ngữ kể chuyện, điều này tạo nên những nét riêng độc đáo của SVM. Nhờ vậy, SVM có rất nhiều khán giả trung thành.
SVM nhận luồng ý kiến trái chiều nhưng cũng có rất nhiều khá giả trung thành
FBNV
Các clip của SVM ở phần kết hay để lại một bài học rút ra, cũng có ý kiến cho rằng đây là “dạy đời” người khác. Đức thì khẳng định rằng: “Nhóm mình ko có ý dạy đời ai cả, nó là những bài học cực kì phổ biến trong cuộc sống thôi, chứ cũng không phải do mình “viết ra”. Mình chỉ mong tìm được sự đồng cảm của khán giả và không còn ai bị coi thường chỉ vì vẻ bề ngoài của họ”.
Bất ngờ về chàng diễn viên giọng Thanh Hóa
Nếu coi thử vài clip của nhóm SVM và đọc bình luận ở phía dưới, khán giả có thể bắt gặp những bình luận chê giọng của một anh chàng diễn viên tên Đông thường đóng vai khinh thường người khác bị chê giọng địa phương Thanh Hóa, hoặc phát âm tiếng Việt chưa chuẩn. Nhưng thực ra, Đông quê ở nghệ An.
Một trong những diễn viên đóng vai phản diện của SVM
FBNV
Trưởng nhóm cho rằng ai cũng biết giọng địa phương nó ảnh hưởng nhiều tới phim. Tuy nhiên, biết sử dụng đúng cách, nó sẽ làm cho nhân vật phản diện trở nên phản diện hơn. Và đó cũng là “cái duyên” của bạn diễn viên đó.