Chọn nấm cho người bệnh

 

 

 

Trong thiên nhiên, có hai dạng nấm: ăn được (nấm ăn) và nấm độc. Nấm ăn được sử dụng làm thực phẩm vì giá trị dinh dưỡng và protein cao, ít chất béo, chứa nhiều vitamin (nhóm B và C, D), giàu nguyên tố vi lượng (sắt, selen, natri, kali, magiê và phốt pho). Thông dụng nhất là mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm trư linh...

 
Tác dụng dược lý phong phú
 
Nấm ăn còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú, được biết đến như là những dược liệu quý kháng ung thư và kháng virus. Trên thực nghiệm, hầu hết loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng.
 
Nấm ăn còn có tác dụng tăng sức đề kháng, dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch, làm hạ huyết áp. Chẳng hạn, nấm hương và nấm linh chi giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.
 
 
Ở các siêu thị tại TPHCM, các bà nội trợ đã có nhiều cơ hội để lựa chọn những loại nấm cần thiết. Ảnh: XUÂN THẢO

 
Nấm đầu khỉ có lợi phủ tạng, trợ tiêu hóa, tác dụng rõ rệt trong trị liệu các chứng bệnh chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng. Nấm bình ích khí sát trùng, phòng chống viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật. Nấm kim châm và nấm kim phúc chứa nhiều arginine có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày.
 
Hầu hết nấm ăn còn có tác dụng thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa. Nhiều loại có tác dụng an thần, trấn tĩnh, lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
 
Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.
 
Tác dụng của một số nấm ăn điển hình
 
- Nấm hương: Được mệnh danh là “vua của các loại rau”, có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa. Đây là thực phẩm lý tưởng cho người thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ suy dinh dưỡng.
 

Sử dụng ngay sau thu hoạch

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nấm ăn cần sử dụng ngay trong vài giờ sau khi thu hoạch. Sở dĩ như thế là vì sau thu hoạch, lượng nước trong nấm ăn mất rất nhanh do sự hô hấp và bốc hơi, đặc biệt khi để nơi có gió và không khí nóng khô. Nếu để sau 4 ngày, nấm rất dễ biến chất và dai, chất béo bị biến đổi, các axít béo không no bị ôxy hóa làm nấm trở mùi và có khi gây ngộ độc. Để trong môi trường có độ ẩm cao thì nấm khô sẽ hút ẩm trở lại, có thể nhiễm vi sinh gây thối nhũn, mốc, thậm chí nhiều khi còn tích lũy độc tố.

L.Sơn

- Nấm rơm:
 Được sử dụng rất rộng rãi vì giá trị dinh dưỡng khá cao, làm thức phẩm rất tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.
 
- Nấm mỡ: Là loại có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan. Đây là thực phẩm rất tốt cho người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.
 
- Ngân nhĩ: Khá giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, rất tốt cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, bị các bệnh lý đường hô hấp, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não...
 
- Mộc nhĩ đen: Là loại chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin, có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản.
 
Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Bởi vậy, đây là thực phẩm lý tưởng cho người cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư.
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn (Khoa Y học Dân tộc, Bệnh viện 108)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
18799
Số người truy cập:
9058978