Cập nhật Covid-19 ngày 24/3: Thế giới ghi nhận gần 380.000 ca nhiễm với hơn 16.400 người tử vong, số ca mới ở Mỹ tăng đột biến thêm gần 10.000 trong 1 ngày

 Ngày 23/3, Italy ghi nhận thêm 4.789 ca mới, đưa tổng số người nhiễm lên 63.927 và thêm 601 trường hợp tử vong, hiện tại tổng số người chết ở quốc gia này là 6.077. Con số tử vong hiện có mức tăng thấp nhất trong 4 ngày vừa qua, số ca nhiễm mới cũng tăng chậm lại, làm gia tăng hy vọng đối với Italy rằng giai đoạn căng thẳng nhất có thể đã trôi qua. Tuy nhiên, người đứng đầu viện y tế quốc gia - Silvio Brusaferro, cho biết số lượng người xét nghiệm đã giảm đáng kể, nên còn quá sớm để lạc quan về tình hình hiện tại.

Hiện tại, Mỹ là ổ dịch lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Italy, ngày hôm qua ghi nhận thêm 9.903 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, với tổng số ca là 43.469, có thêm 132 trường hợp tử vong, tổng số người chết hiện là 545. Phó Tổng thống Mike Pence cho biết 313.000 người đã được tiến hành xét nghiệm. Hiện tại, nhiều bang của Mỹ đã yêu cầu người dân ở trong nhà phòng tránh trường hợp lây nhiễm cộng đồng.

Tây Ban Nha có thêm 6.368 trường hợp nhiễm trong ngày hôm qua, nâng tổng số lên 35.136. Trong đó, số người chết lần lượt là 2.311. Số ca tử vong ở Tây Ban Nha tăng 27% so với ngày hôm trước, với 539 trường hợp mới trong ngày hôm qua. Số ca nhiễm và tử vong vẫn tiếp tục tăng lên dù quốc gia này đã phong toả từ hôm 14/3.

Đức ghi nhận thêm 4.183 người nhiễm mới, số người bệnh tăng lên 29.056, với số người tử vong là 123. Lothar Wieler - chủ tịch cơ quan y tế công cộng Đức, cho biết họ nhận thấy xu hướng tăng của các ca nhiễm mới tại quốc gia này đang đi theo đường thẳng và dự kiến con số tính đến thứ Tư sẽ chứng minh điều này là chắc chắn. Wieler phát biểu tại cuộc họp báo: "Tôi rất lạc quan về điều này." Ngoài ra, phát ngôn viên của Thủ tướng Angela Merkel, cho biết kết quả xét nghiệm lần 1 cho thấy bà Merkel âm tính với SARS-CoV-2.

Pháp có thêm 3.838 trường hợp mới, hiện tại tổng số ca nhiễm là 19.856, trong đó có 186 ca tử vong mới, tổng số người chết ở nước này là 869. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết việc phong toả nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ở nước này có thể kéo dài đến vài tuần và chính phủ đang đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn đối với người dân trong khoảng thời gian này. Ông cho biết, kể từ ngày 23/3, người dân chỉ được phép tập thể dụng 1 mình, hoặc cùng 1 trẻ em, 1 lần/ngày, không quá 1 tiếng và chỉ trong vòng 1km quanh nhà. Các khu chợ ngoài trời cũng đóng cửa.

 

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã áp dụng biện pháp phong toả, cấm mọi hoạt động không cần thiết của người dân trong ít nhất 3 tuần. Cảnh sát kiểm soát các sự kiện tụ tập và có quyền phạt các cá nhân không tuân thủ theo quy định mới. Những cửa hàng bán đồ không cần thiết, khu vui chơi, thư viện, địa điểm thờ cúng sẽ phải đóng cửa.

Các quốc gia Thuỵ Sĩ, Anh, Áo, Bỉ cũng chứng kiến hàng trăm ca nhiễm mới trong 1 ngày. Hiện tại, châu Âu có hơn 10.000 người tử vong do Covid-19, chiếm khoảng 62% số ca toàn cầu.

Singapore ghi nhận số ca tăng mạnh nhất trong 1 ngày với 54 trường hợp mới, 48 trong số đó là người trở về từ nước ngoài. Malaysia cũng có thêm 212 ca mới chỉ trong 1 ngày - tốc độ tăng mạnh nhất, nâng tổng số người nhiễm lên 1.518, dù nước này đã phong toả từ hôm 18/3.

 

Lần đầu tiên trong 124 năm, ban tổ chức Olympics hứng chịu áp lực khi phải hoãn sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. Theo CNBC, áp lực ngày càng gia tăng và ban tổ chức sẽ sớm phải đưa ra quyết định. Nguồn tint hân cận tiết lộ, việc hoãn sự kiện là kịch bản rất có thể xảy ra, trái ngược với trường hợp Olympics sẽ diễn ra mà không có khán giả. Hiện tại, IOC chưa đưa ra thông báo chính thức.

Theo Giang Ng


Giày Đại Phát solution
Số người online:
44775
Số người truy cập:
7336563