Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh

Khốn khổ mối tình con

Nhiều tháng nay, người dân xung quanh khu vực bãi rác không lạ lẫm gì với hai mẹ con người đàn bà khắc khổ nhặt rác mưu sinh. Nói không lạ lẫm cho có vẻ thân quen, chứ tôi đoán chắc chẳng ai "rỗi hơi" quan tâm đến tên tuổi của mẹ con chị. Vì khi chúng tôi hỏi phần lớn những người xung quanh ai cũng lắc đầu không biết. Những người đi đường thấy cám cảnh phận đời của mẹ con chị thì rút ví cho vài đồng tiền lẻ nhưng sự thiện tâm ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hai mẹ con vẫn cứ mò mẫm, bới móc, đánh vật trên bãi rác để mỗi ngày, khi mặt trời lặn, bán "sản phẩm" được hơn chục ngàn đồng làm tiền mưu sinh.

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh, Tin tức trong ngày, nhat rac, hai me con nhat rac, cau be cam, nguoi tam than, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Cậu bé câm lủi thủi theo mẹ đi bới rác

Chị Thu cho biết: "Đời tôi khổ lắm, có gì vui đâu mà kể, kể rồi có thay đổi được gì?". Đưa đôi bàn tay nhem nhuốc lên gạt những giọt mồ hôi nhễ nhại, chị ngượng ngùng kể về cuộc đời mình. Thước phim quay lại đầy nỗi đắng cay được chị bắt đầu kể, từ chuyện người chồng mới sang thế giới bên kia được hơn 100 ngày.

Chồng chị là anh Đỗ Văn Tước, SN 1955, ở thôn Trung Tiến, xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Năm 1973, anh Tước tham gia quân đội nhưng không lâu sau bỗng mắc bệnh tâm thần, được đơn vị cho xuất ngũ. Căn bệnh tâm thần mỗi ngày một nặng khiến anh Tước chỉ biết đập phá, la hét buộc gia đình phải cho lên chữa bệnh ở trại tâm thần tại Ba Vì.

Cũng thời gian đó, chị Thu đang là bệnh nhân điều trị bệnh tâm thần tại trại. Nghe chị nói (lúc minh mẫn nhất) thì chị vốn là thanh niên xung phong, hết tiếng bom đạn rồi, không hiểu sao tinh thần chị cũng điên loạn, rồi phải nhập trại. Tại cái nơi ai cũng "hồn nhiên" vin cành, hái búp ấy, bỗng nhiên hai người chạm mặt nhau và thấy nhịp tim rung động. Cảm giác khác lạ cứ đắp đầy tâm hồn 2 người bệnh tâm thần sau hơn 3 năm trời trong trại... Rồi một ngày, nó trở thành tình yêu. Bệnh thuyên giảm, đôi tình nhân ra trại và quyết định gắn bó trọn đời với nhau bằng một đám cưới hạnh phúc.

Thế nhưng, ngày cưới thật buồn tẻ, không đàn hát, chẳng tiệc tùng, khách khứa mà diễn ra âm thầm. Chỉ có một cái lễ nhỏ đưa về quê nhà chị tận xã Thụy An, huyện Ba Vì. Chị Thu tâm sự: "Nó báo hiệu một cuộc sống ảm đạm, tương lai bất hạnh chờ phía trước". Kể đến đây, chị Thu ngửa mặt lên trời như để giấu những giọt nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt. Chị nghẹn ngào: "Bây giờ bảo gì tôi cũng làm, miễn là có tiền nuôi con, nuôi thân. Đời tôi đã quá khổ rồi".

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác


Sau ngày cưới, cuộc sống của vợ chồng chị khó khăn trăm bề, liên tiếp xảy ra biến cố. Chồng chết, mẹ con chị mãi lang thang nay đây mai đó. Hết việc để làm thuê thì mẹ con chị rủ nhau ra bãi nhặt rác. Theo những người nhặt rác cùng cho biết: Chị có hai cậu con trai, đứa lớn đang đi làm ăn xa, còn cậu con trai nhỏ Đỗ Hồng Quân vẫn hàng ngày đều đặn đi theo mẹ nhặt rác. Điều khác lạ ở chỗ, mặc dù cậu bé đã 9 tuổi nhưng chẳng thấy nói năng gì, suốt ngày mình trần bên bãi rác. Cũng chính vì cảnh tượng đó mà ai đi qua cũng cảm thương cho cảnh đời của mẹ con chị.

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh, Tin tức trong ngày, nhat rac, hai me con nhat rac, cau be cam, nguoi tam than, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh, Tin tức trong ngày, nhat rac, hai me con nhat rac, cau be cam, nguoi tam than, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Chị Thu bên cậu bé câm tội nghiệp

Đưa mắt nhìn cậu bé đứng cách đó không xa, đang với tay bới rác tôi bỗng nghẹn giọng hỏi: "Sao chị không để cháu ở nhà mà để cháu ra bãi rác trong khi trên người không chiếc quần, cái áo?", chị Thu cúi mặt, giọng khản đặc: "Có hai mẹ con thì phải đi với nhau chứ. Nó còn sống với tôi ngày nào thì phải ở bên tôi ngày đó, không thể khác được. Áo quần đầy ra đấy nó có mặc đâu".

Chị còn bảo, mỗi lần sau khi lăn lộn trên bãi rác cậu bé lại nhảy tùm xuống cái ao cá đối diện đằm mình trong thứ nước nhớp nháp, bẩn thỉu. Trên thân hình dường như rất "tốt ăn" ấy là từng mảng chất cáu bẩn tích tụ, những nốt ghẻ lở, dày kịt trên khắp cơ thể khiến tôi không khỏi rùng mình. Mỗi lần bới trong đống rác cao ngất thấy có cái quần, cái áo nào vừa vặn là chị lại kéo ra ao giũ, vò rồi phơi ra lề đường để mặc cho con. Nhưng chỉ vừa quàng lên người vài phút thằng bé lại dứt ra quẳng xuống ao rồi lại tiếp tục ở trần. Tuy bị câm nhưng cậu bé vẫn biết nhiều người châm chọc cái thứ "mốt" mà mẹ cậu bới từ đống rác lên quàng vào người con.

Nhiều người qua đường thấy thương tâm dừng lại giúp đỡ lấy một cái bánh mì hay một vài nghìn tiền lẻ nhưng xem ra chẳng thấm tháp gì. Những buổi trưa nhịn ăn, bé Quân lại ra nằm co ro trên manh chiếu nhặt từ đống rác dải ở bờ ao làm một giấc dài. Nắng cũng như mưa, ngày nào cậu bé cũng ở trần không trên đống rác thải ngập ngụa bùn đất đen kịt, cùng với ruồi nhặng bu bám.

Cũng là kiếp người...


Tôi tìm đến nhà chị ở thôn Trung Tiến, xã Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội) vào tầm giữa trưa. Ngôi nhà bé xíu, bên ngoài cửa đóng then cài xung quanh chỉ thấy quần áo rách treo lơ lửng. Ông Đỗ Văn Nhạ, anh chồng của chị Thu bảo, hai mẹ con đã dắt nhau đi từ sáng sớm, không biết đi đâu. Ông Nhạ cũng cho biết, bệnh tâm thần của chị lúc này lại đang phát, suốt ngày lang thang khắp cùng đường cuối chợ để kiếm sống. Rồi ông Nhạ kể tiếp cho chúng tôi nghe chuỗi bi kịch sau cái đám cưới ảm đạm ấy: Năm 1993, sau ngày cưới được hơn 1 năm thì vợ chồng Thu sinh đứa con trai đầu lòng đặt tên là Đỗ Viết Thăng. Gia cảnh nghèo nàn, vợ chồng bệnh tật không làm gì ra của cải trang trải sinh hoạt hàng ngày nay lại có thêm đứa con khiến cho gia cảnh càng thêm túng bấn.

Khi thằng Thăng học đến lớp 8 thì nghỉ học vì chỉ suốt ngày đánh nhau, phá phách. Nó không học được vì sinh ra đã không được tinh nhanh như người khác do phần nào ảnh hưởng của bố mẹ. Thời gian này nó theo nhóm thanh niên đi làm ngoài thành phố hình như đi tháo cốp pha gì đó. Nghe nói mỗi tháng nó gửi về cho mẹ được khoảng 200.000 đồng, nhưng lâu nay không thấy nữa mà cũng không thấy nó về nhà. Năm 2003, đứa con trai thứ 2 chào đời, được đặt tên Đỗ Hồng Quân. Trớ trêu thay đã 9 tuổi mà thằng bé vẫn chưa nói được một từ nào. Không có tiền nên chẳng bao giờ vợ chồng chị dám nghĩ đến việc đưa con đi khám. Tuổi thơ của đứa con thứ 2 đành phải chấp nhận phũ phàng, quay quắt, đớn đau như thế.

Mấy năm gần đây ngoài căn bệnh tâm thần thì chú Tước đánh vật với căn bệnh ung thư dạ dày. Cho đến một ngày đầu tháng 6 vừa qua thì chú ấy vội vã ra đi để lại chồng chất nỗi cùng cực trên đôi vai người vợ tâm thần. Hôm chồng ra đi cô Thu cứ chạy lăng xăng chạy hết nơi này đến nơi khác gặp ai miệng cũng lảm nhảm: "Chồng tôi chết rồi, tôi thông báo để chị biết".

Chồng chết, con trai đầu đi lang thang và, đến giờ mẹ con Thu cũng lang thang cho đỡ cơn sầu. Đi đâu Thu cũng dắt theo đứa con trai út Đỗ Hồng Quân lôi thôi, lếch thếch làm người đồng hành bất đắc dĩ. Đầu tiên chỉ là đi cho hết giờ, hết ngày sau đó là tập tành mưu sinh trên những bãi rác. Đến bây giờ thì thành "bới rác chuyên nghiệp", công cán mỗi ngày cũng được bát phở chia đôi cho hai mẹ con. Nhưng thằng bé ăn rất khỏe nên có hôm chị nhịn 2 bữa để dồn lại cho con được một bữa no.

Trên đường về, câu hỏi của chị Thu luôn văng vẳng trong đầu chúng tôi: "Chú có biết đường về Ba Vì không? Lâu rồi tôi chẳng còn nhớ, mà biết rồi thì cũng chẳng lấy đâu tiền để về"...


Giày Đại Phát solution
Số người online:
7777
Số người truy cập:
9231466