Những ngày gần đây, nhiều người dân xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) cho biết, cánh đồng trồng đu đủ của họ đã vào vụ thu hoạch nhưng không có thương lái đến hỏi mua.
Theo ông Phạm Ngọc Ánh, đây là vụ đu đủ đầu tiên ông trồng hơn 200 cây. Gia đình ông và nhiều hộ dân khác trong xã nghe lời người cung cấp cây giống, khẳng định giống đu đủ “rau” sai quả, quả to và có độ ngọt thanh khi chín, rất "đắt hàng" nên háo hức mua về trồng đồng loạt.
Hàng nghìn mét vuông đất bờ thửa xung quanh các ao thả cá được gia đình ông Ánh tận dụng trồng đu đủ với hy vọng có thêm thu nhập.
Chủ vườn Phạm Ngọc Ánh phản ánh việc cả tấn đu đủ đến kỳ cho thu hoạch không người mua. Ảnh: Giang Chinh |
Sau 5 tháng, cây sai quả nhưng tư thương về mua một lần rồi sau đó từ chối với lý do người tiêu dùng chỉ thích giống đu đủ "siêu ngọt", còn "đu đủ ngọt thanh" thì bán ế. "Gia đình chỉ ăn được vài quả, còn lại bóp vứt xuống ao cho cá ăn”, ông Ánh nói.
Nhiều hộ dân khác cũng trồng cả trăm cây đu đủ giống mới, nhưng đến kỳ thu hoạch thì không có ai mua nên họ phải để đu đủ chín thối ngoài đồng. "Thậm chí cho hàng xóm nhưng không ai ăn", ông Nguyễn Văn Mạnh nói.
Trước tình trạng trên, lãnh đạo xã Nhật Quang đã khuyến cáo người dân nên tham khảo thị trường, lựa chọn những giống cây trồng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các cơ sở giống cây uy tín; không nên mua cây trôi nổi không rõ nguồn gốc để tránh thiệt hại về kinh tế.
Cũng như gia đình ông Ánh, cả chục hộ dân khác trong thôn trồng đu đủ lâm vào tình trạng không tiêu thụ được. Ảnh: Giang Chinh |
Đầu những năm 2010, cánh đồng Tân An nằm ngoài đê bối sông Cửu An cấy lúa năng suất thấp, nên được nhà chức trách tỉnh Hưng Yên chấp thuận cho người dân chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và đào ao thả cá, chăn nuôi.
Tuy nhiên, do không có định hướng rõ ràng về việc "trồng cây gì, nuôi con gì" nên người dân liên tục chuyển đổi từ trồng cam, trồng bưởi, rồi trồng đu đủ...
Những ngày gần đây, nhiều người dân xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) cho biết, cánh đồng trồng đu đủ của họ đã vào vụ thu hoạch nhưng không có thương lái đến hỏi mua.
Theo ông Phạm Ngọc Ánh, đây là vụ đu đủ đầu tiên ông trồng hơn 200 cây. Gia đình ông và nhiều hộ dân khác trong xã nghe lời người cung cấp cây giống, khẳng định giống đu đủ “rau” sai quả, quả to và có độ ngọt thanh khi chín, rất "đắt hàng" nên háo hức mua về trồng đồng loạt.
Hàng nghìn mét vuông đất bờ thửa xung quanh các ao thả cá được gia đình ông Ánh tận dụng trồng đu đủ với hy vọng có thêm thu nhập.
ca-nghin-cay-du-du-chin-thoi-ngoai-dong-o-hung-yen
Chủ vườn Phạm Ngọc Ánh phản ánh việc cả tấn đu đủ đến kỳ cho thu hoạch không người mua. Ảnh: Giang Chinh
Sau 5 tháng, cây sai quả nhưng tư thương về mua một lần rồi sau đó từ chối với lý do người tiêu dùng chỉ thích giống đu đủ "siêu ngọt", còn "đu đủ ngọt thanh" thì bán ế. "Gia đình chỉ ăn được vài quả, còn lại bóp vứt xuống ao cho cá ăn”, ông Ánh nói.
Nhiều hộ dân khác cũng trồng cả trăm cây đu đủ giống mới, nhưng đến kỳ thu hoạch thì không có ai mua nên họ phải để đu đủ chín thối ngoài đồng. "Thậm chí cho hàng xóm nhưng không ai ăn", ông Nguyễn Văn Mạnh nói.
Trước tình trạng trên, lãnh đạo xã Nhật Quang đã khuyến cáo người dân nên tham khảo thị trường, lựa chọn những giống cây trồng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các cơ sở giống cây uy tín; không nên mua cây trôi nổi không rõ nguồn gốc để tránh thiệt hại về kinh tế.
ca-nghin-cay-du-du-chin-thoi-ngoai-dong-o-hung-yen-1
Cũng như gia đình ông Ánh, cả chục hộ dân khác trong thôn trồng đu đủ lâm vào tình trạng không tiêu thụ được. Ảnh: Giang Chinh
Đầu những năm 2010, cánh đồng Tân An nằm ngoài đê bối sông Cửu An cấy lúa năng suất thấp, nên được nhà chức trách tỉnh Hưng Yên chấp thuận cho người dân chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và đào ao thả cá, chăn nuôi.
Tuy nhiên, do không có định hướng rõ ràng về việc "trồng cây gì, nuôi con gì" nên người dân liên tục chuyển đổi từ trồng cam, trồng bưởi, rồi trồng đu đủ...
Giang Chinh