Bốn điều cần biết về dinh dưỡng sớm

 

Bốn điều đúng và sai dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vai trò của dinh dưỡng sớm.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ những năm đầu đời thay vì đợi lớn

Đây là một nhận định đúng bởi theo GS BS Hoàng Trọng Kim, Chủ tịch Hội Nhi khoa TP HCM, ba năm đầu đời là giai đoạn rất nhạy cảm cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ về thể chất, não bộ và sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học cho thấy ở những trẻ được kích thích càng sớm trong giai đoạn này thì kết quả thu được càng cao khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Đây là thời điểm não bộ của trẻ phát triển và đạt mức cao nhất các chức năng nhận thức, thị giác, ngôn ngữ, tâm vận động và khả năng giao tiếp.

Khi trẻ tròn ba tuổi, các chức năng thần kinh đã được hoàn chỉnh. Dinh dưỡng là tác nhân quan trọng nhất trong thời điểm này, qua 3 tuổi, những tác động về dinh dưỡng sẽ không còn phát huy tác dụng như mong muốn nữa. Theo Tiến sĩ Alan Lucas, khoa Nhi, Đại học London thì can thiệp dinh dưỡng sớm được gọi là “lập trình”. Theo đó, nếu trẻ được nuôi dưỡng và kích thích đúng vào những thời điểm quan trọng sẽ có tác dụng tích cực, hiệu quả và ảnh hưởng rõ rệt lên sức khỏe và trí tuệ trong tương lai.

Trẻ tăng trưởng nhanh vì đã được cung cấp đúng và đủ dưỡng chất

Điều này chưa chính xác. Từ năm 2004, nhiều nghiên cứu cho thấy tăng trưởng nhanh có liên quan đến chứng béo phì và các bệnh về tim mạch khi trẻ trưởng thành. Những nghiên cứu này đã giúp các ông bố, bà mẹ xóa bỏ quan niệm chuộng tăng cân nhanh. Thay vào đó, các bậc phụ huynh hiểu rằng bé cần phát triển tốt hợp lý về hệ xương, phát triển tối ưu kích thước não bộ và tăng cường hệ miễn dịch. Cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu sớm và hợp lý sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn khi trưởng thành.

Dinh dưỡng sớm
Ba năm đầu đời là giai đoạn rất nhạy cảm cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Di truyền đóng vai trò quyết định về nền tảng sức khỏe và trí tuệ của trẻ trong giai đoạn đầu đời

Sai. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, trong 5 năm đầu của trẻ, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hơn di truyền (chiếm đến 32%). Đây là giai đoạn bộ não phát triển tột đỉnh về khối lượng lẫn chất lượng, cũng là lúc các chức năng quan trọng nhất của não phát triển. Chức năng thị giác và thính giác phát triển cao nhất vào tháng thứ 3; Chức năng ngôn ngữ phát triển tối ưu vào tháng thứ 9; Chức năng nhận thức phát triển tối ưu khi trẻ được 18 tháng; 36 tháng là khi trẻ phát triển mạnh nhất về giao tiếp và cảm xúc.

Trẻ cần được cung cấp thêm DHA, vitamin, choline, kem, sắt, iốt, prebiotic

Đúng nhưng chưa đủ. Các nhà khoa học đã phát hiện thêm nhiều dưỡng chất mới đối với sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm tháng đầu đời trong đó có phospholipid và lutein.

Phospholipid là chất béo được cơ thể sử dụng làm thành phần chính của tất cả màng tế bào nhằm hoàn thiện hệ thống tế bào. Phospholipid giúp tối ưu hoá các mối liên kết thần kinh, thiết yếu với chức năng truyền tín hiệu của tế bào. Trẻ được bổ sung đầy đủ phospholipid sẽ nhận biết tín hiệu nhanh và chính xác hơn.

Lutein có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ võng mạc dưới tác động của ánh sáng xanh. Chất này có trong sữa mẹ, một số loại sữa công thức, cải xoắn, cải bó xôi…

Bên cạnh những dưỡng chất giúp phát triển não bộ, trong chế độ ăn của trẻ, cũng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất khác đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành hệ miễn dịch của trẻ như i-ốt, Nucleotide; hỗ trợ tăng trưởng xương và chiều cao như các loại vitamin B phức hợp, C, A, D, E , K; giúp trẻ hấp thu và tiêu hóa tốt bao gồm các loại chất xơ (preobiotics) và men vi sinh (probiotics).

(Nguồn: Abbott)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
32324
Số người truy cập:
9075319