Bộ GTVT lý giải về 2 loại phí giao thông

Trước nhiều luồng thông tin về việc đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, ngày 10-1, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức giải thích về nguyên nhân và mục đích về đề xuất thu hai loại phí trên.

Là giải pháp đột phá


Theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, việc thu hai loại phí này nhằm hạn chế việc gia tăng phương tiện giao thông cá nhân và tạo nguồn vốn bổ sung cho các giải pháp hạn chế ùn tắc và tai nạn.
 
Bộ GTVT cho rằng: Việc thu phí chỉ là cụ thể hóa nghị quyết của Quốc Hội và ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về Danh mục phí, lệ phí.

Bộ GTVT lý giải về 2 loại phí giao thông, Tin tức trong ngày, phi luu hanh xe, xe may, bo gtvt, phuong tien ca nhan, phi luu hanh phuong tien, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

Giải pháp thu phí sẽ giải quyết bài toán ùn tắc?

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng cho rằng: Kinh nghiệm của một số quốc gia như Anh, Mỹ… cho thấy, chính phủ các nước đều đưa ra các biện pháp để hạn chế sự gia tăng về số lượng phương tiện giao thông cá nhân như Luật hạn chế lưu lượng giao thông đường bộ năm 1998 của Anh, Chính sách đấu thầu quyền đăng kí lưu hành ô tô cá nhân của Singapore…
 
Thực tế cho thấy, bên cạnh biện pháp hành chính cần phải có một số biện pháp về kinh tế để giảm thiểu sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
 
“Theo quy luật, nếu chi phí kinh tế cho việc sử dụng một loại phương tiện giao thông nào đó tăng cao thì người dân sẽ thay thế bằng một loại phương tiện khác thấp hơn. Do vậy đề xuất này hướng người dân vào việc sử dụng một loại phương tiện công cộng”, ông Nguyễn Văn Công, Chánh văn phòng Bộ GTVT– Người phát ngôn của Bộ trưởng nhận định.

Mục tiêu của việc bổ sung của hai loại phí trên nhằm đưa ra những biện pháp kinh tế cụ thể, đột phá kiềm chế sự gia tăng, giảm dần số lượng phương tiện giao thông cá nhân, giảm tải mật độ phương tiện tham gia giao thông tại các thành phố lớn. Đồng thời đề xuất này cũng tạo nên một nguồn thu đáng kể chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Phát biểu với báo chí, ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: “Số tiền thu được từ việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông sẽ được dùng để xây dựng cầu vượt tại các nút giao thông như ngã tư trong nội đô, điểm giao nhau trên tuyến quốc lộ 1 nhằm giảm tỷ lệ ùn tắc, tai nạn giao thông”.

Sẽ thu được gần 15.240 tỷ đồng mỗi năm

Theo tính toán của Bộ GTVT, dự kiến số tiền mỗi năm thu được thu được từ phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đối với xe ô tô khoảng 15.239,080 tỷ đồng.

Nếu đề xuất này được UBTVQH thông qua việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân sẽ sớm được triển khai vào thực tiễn.

Cụ thể phương án thu sẽ như sau: Với xe ô tô đăng kí trong nước, phí lưu hành được thu khi kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Cơ quan thu phí là các trung tâm đăng kiểm cơ giới.

Bộ GTVT lý giải về 2 loại phí giao thông, Tin tức trong ngày, phi luu hanh xe, xe may, bo gtvt, phuong tien ca nhan, phi luu hanh phuong tien, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

Ô tô có thể sẽ phải đóng phí lên đến 50 triệu/ năm nếu đề xuất được thông qua

Đối với ô tô đăng kí biển nước ngoài, phí được thu khi cho phép ô tô tạm nhập để lưu hành vào lãnh thổ Việt Nam. Cơ quan thu phí là các trạm quản lí vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông Vận tải.

Trong khi đó, phí ô tô đi vào trung tâm thành phố vào giờ cao điểm được thông qua các trạm thu phí thông minh (tự động, không dừng), thu một lượt khi xe đi vào trung tâm thành phố. Riêng xe ô tô công, xe buýt khi đi vào trung tâm sẽ được miễn thu phí.

Với xe mô tô, phí được giao cho UBND cấp tỉnh quy định cụ thể việc tổ chức thu. Trước mắt chỉ thu với mô tô ở 5 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ.

Việc thu hai loại phí trên sẽ được thực hiện sau khi UBTVQH ban hành Nghị quyết về việc bổ sung danh mục phí, lệ phí, Chính phủ ban hành Nghị định chi tiết và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.

- Đối tượng thu phí lưu hành phương tiện cá nhân đường bộ là xe mô tô và xe ô tô chở từ 9 chỗ ngồi đổ xuống. Mức thu đối với mỗi xe ô tô từ 20 triệu đồng/năm đến 50 triệu đồng; mức thu đối với xe mô tô từ 500 nghìn đồng/năm đến 1 triệu đồng/năm.



- Dự tính giờ cao điểm buổi sáng từ 06h đến 8h30; buổi chiều từ 16h đến 19h, trừ ngày lễ thứ bảy và chủ nhật.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
40712
Số người truy cập:
7664003