Bí thư Sóc Trăng: Miền Tây sẽ gánh thảm họa 'nếu có bão'

 Tại phiên thảo luận chuyên đề về Thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường chủ trì sáng 26/9, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể nói rằng vấn đề người dân Tây Nam Bộ quan tâm nhất là thông tin cảnh báo bão lớn, lốc xoáy làm đảo lộn sản xuất, sinh hoạt… vì các chuyên gia cảnh báo tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm cho thiên tai xảy ra ở vùng đất này ngày càng nhiều.

bi-thu-soc-trang-mien-tay-se-ganh-tham-hoa-neu-co-bao

Bí thư tỉnh Sóc Trăng lo ngại miền Tây sẽ biến mất sau 100 năm nữa. Ảnh: Cửu Long.

Vì vậy, theo ông Thể, các cơ quan chức năng cần có dự báo kịp thời, cung cấp kịch bản để người dân chủ động đối phó. Chẳng hạn trong 5-10 năm hay xa hơn là 20-30 năm nữa cái gì sẽ diễn ra ở ĐBSCL, để người dân có thể thích ứng tốt nhất.

"ĐBSCL vốn được mệnh danh là vùng đất hiền hòa, không mưa bão, nên chỉ cần bão cấp 10 có thể xảy ra thảm họa vì hầu như toàn bộ nhà cửa sẽ bị hư hỏng hoàn toàn", ông Thể nói và đề nghị các bộ ngành khi đưa ra quy chuẩn mới về nhà ở, công trình phải kèm theo nội dung thích ứng biến đổi khí hậu, nếu không thì thảm họa sẽ rất nghiêm trọng.

Vấn đề thứ hai được ông Thể đặt ra là nước biển xâm nhập sâu vào nội đồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng, sản xuất của người dân Tây Nam Bộ. "Từ làm ruộng, nuôi cá nước ngọt, khi nước chuyển sang lợ, rồi mặn thì người dân sẽ trồng được cây gì, nuôi được con gì? Họ sẽ phải thay đổi nên rất cần chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước để thích ứng", ông Thể nói.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, sạt lở và sụt lún cũng là một vấn đề báo động ở miền Tây, tình trạng này vẫn đang diễn biến rất nghiêm trọng. "Vùng đất này chỉ mới được hình thành cách đây 8.000 năm từ phù sa. Các chuyên gia cảnh báo nếu không có giải pháp thì 100 năm nữa sẽ không còn ĐBSCL", ông Thể lo ngại.

Ông Thể cho biết, hiện ĐBSCL có hàng triệu giếng khoan. Việc khai thác quá mức mạch nước ngầm là một trong những nguyên nhân gây sụt lún. "Nước mặt ở ĐBSCL rất dồi dào, sao không xây dựng các nhà máy cấp nước công suất lớn cung cấp cho người dân để hạn chế dần giếng khoan", ông Thể đề nghị.

Trước đó, trong phần phát biểu đề dẫn hội nghị, GS.TS Trần Thục, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu cũng cho rằng vấn đề nước biển dâng vẫn không nguy hiểm bằng thiên tai vì ĐBSCL chưa chuẩn bị cho việc đối phó với thiên tai như bão lớn. Hơn nữa, các thủy điện trên dòng chính và thượng nguồn sẽ làm biến đổi dòng chảy, là gia tăng thêm thời tiết cực đoan.

"Chúng tôi nói chuyện với người dân thì họ nói nước biển dâng mỗi năm lên 1-2 cm không làm họ sợ lắm, vì đó là vấn đề lâu dài. Nhưng họ sợ thiên tai lớn, đó là thứ mà chúng ta chưa có chuẩn bị cho đối phó với những cơn bão lớn đổ bộ vào ĐBSCL", ông Thục cho hay.

Theo ông Thục, việc thay đổi chế độ dòng chảy đến đồng bằng, đặc biệt là suy giảm dòng chảy mùa cạn sẽ làm suy giảm lượng phù sa đến đồng bằng và làm gia tăng các điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai, nước biển dâng.

"Đó là vấn đề sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức và do thiếu phù sa bù đắp. Rồi vấn đề gia tăng xâm nhập mặn là những tác động lớn đối với ĐBSCL, trong đó, sụt lún đồng bằng do thiếu phù sa bù đắp là nguy cơ lâu dài và nghiêm trọng nhất đối với khu vực này", ông Thục nói.

Theo giáo sư Trần Thục, các dự án trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong (144 hồ thủy điện) sẽ gây biến động nhanh và đáng kể mực nước phía hạ lưu, gây ra sự suy giảm rất lớn về bùn cát và gây gián đoạn các mùa sinh thái - thủy văn.

Các dự án dòng chính có thể sẽ dẫn đến những tổn thất vĩnh viễn về đa dạng sinh học dưới nước và trên cạn. Khoảng 17% diện tích đất ngập nước của dòng sông Mekong sẽ bị mất và một số loài sinh vật quan trọng có thể sẽ bị tuyệt chủng. Các cộng đồng dân cư sống trong phạm vi 15 km từ sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng do suy giảm nghề đánh bắt và tổn thất về nông nghiệp.

Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, miền Tây có khoảng 550 điểm sạt lở với tổng chiều dài khoảng 800 km, chủ yếu diễn ra dọc sông Tiền, sông Hậu, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Từ năm 2005 đến nay, bờ biển vùng ĐBSCL bị xói lở với tốc độ khoảng 300 ha mỗi năm, xảy ra chủ yếu dọc bờ biển Kiên Giang và Cà Mau.

Về tình trạng sụt lún, Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết đa số các khu vực ở ĐBSCL lún 5-10 cm, đặc biệt khu vực ven biển Cà Mau, Bạc Liêu lún hơn 10 cm trong giai đoạn 2010-2015.

Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu được tổ chức trong hai ngày tại Cần Thơ. Hôm nay hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các bộ ngành sẽ thảo luận, hiến kế giải pháp cho miền Tây đối phó biến đổi khí hậu.

Ngày mai, phiên họp toàn thể sẽ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Hữu Công - Huy PhongTại phiên thảo luận chuyên đề về Thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường chủ trì sáng 26/9, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể nói rằng vấn đề người dân Tây Nam Bộ quan tâm nhất là thông tin cảnh báo bão lớn, lốc xoáy làm đảo lộn sản xuất, sinh hoạt… vì các chuyên gia cảnh báo tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm cho thiên tai xảy ra ở vùng đất này ngày càng nhiều.

bi-thu-soc-trang-mien-tay-se-ganh-tham-hoa-neu-co-bao
Bí thư tỉnh Sóc Trăng lo ngại miền Tây sẽ biến mất sau 100 năm nữa. Ảnh: Cửu Long.
Vì vậy, theo ông Thể, các cơ quan chức năng cần có dự báo kịp thời, cung cấp kịch bản để người dân chủ động đối phó. Chẳng hạn trong 5-10 năm hay xa hơn là 20-30 năm nữa cái gì sẽ diễn ra ở ĐBSCL, để người dân có thể thích ứng tốt nhất.

"ĐBSCL vốn được mệnh danh là vùng đất hiền hòa, không mưa bão, nên chỉ cần bão cấp 10 có thể xảy ra thảm họa vì hầu như toàn bộ nhà cửa sẽ bị hư hỏng hoàn toàn", ông Thể nói và đề nghị các bộ ngành khi đưa ra quy chuẩn mới về nhà ở, công trình phải kèm theo nội dung thích ứng biến đổi khí hậu, nếu không thì thảm họa sẽ rất nghiêm trọng.

Vấn đề thứ hai được ông Thể đặt ra là nước biển xâm nhập sâu vào nội đồng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng, sản xuất của người dân Tây Nam Bộ. "Từ làm ruộng, nuôi cá nước ngọt, khi nước chuyển sang lợ, rồi mặn thì người dân sẽ trồng được cây gì, nuôi được con gì? Họ sẽ phải thay đổi nên rất cần chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước để thích ứng", ông Thể nói.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, sạt lở và sụt lún cũng là một vấn đề báo động ở miền Tây, tình trạng này vẫn đang diễn biến rất nghiêm trọng. "Vùng đất này chỉ mới được hình thành cách đây 8.000 năm từ phù sa. Các chuyên gia cảnh báo nếu không có giải pháp thì 100 năm nữa sẽ không còn ĐBSCL", ông Thể lo ngại.

Ông Thể cho biết, hiện ĐBSCL có hàng triệu giếng khoan. Việc khai thác quá mức mạch nước ngầm là một trong những nguyên nhân gây sụt lún. "Nước mặt ở ĐBSCL rất dồi dào, sao không xây dựng các nhà máy cấp nước công suất lớn cung cấp cho người dân để hạn chế dần giếng khoan", ông Thể đề nghị.

Trước đó, trong phần phát biểu đề dẫn hội nghị, GS.TS Trần Thục, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu cũng cho rằng vấn đề nước biển dâng vẫn không nguy hiểm bằng thiên tai vì ĐBSCL chưa chuẩn bị cho việc đối phó với thiên tai như bão lớn. Hơn nữa, các thủy điện trên dòng chính và thượng nguồn sẽ làm biến đổi dòng chảy, là gia tăng thêm thời tiết cực đoan.

"Chúng tôi nói chuyện với người dân thì họ nói nước biển dâng mỗi năm lên 1-2 cm không làm họ sợ lắm, vì đó là vấn đề lâu dài. Nhưng họ sợ thiên tai lớn, đó là thứ mà chúng ta chưa có chuẩn bị cho đối phó với những cơn bão lớn đổ bộ vào ĐBSCL", ông Thục cho hay.

Theo ông Thục, việc thay đổi chế độ dòng chảy đến đồng bằng, đặc biệt là suy giảm dòng chảy mùa cạn sẽ làm suy giảm lượng phù sa đến đồng bằng và làm gia tăng các điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai, nước biển dâng.

"Đó là vấn đề sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức và do thiếu phù sa bù đắp. Rồi vấn đề gia tăng xâm nhập mặn là những tác động lớn đối với ĐBSCL, trong đó, sụt lún đồng bằng do thiếu phù sa bù đắp là nguy cơ lâu dài và nghiêm trọng nhất đối với khu vực này", ông Thục nói.

Theo giáo sư Trần Thục, các dự án trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong (144 hồ thủy điện) sẽ gây biến động nhanh và đáng kể mực nước phía hạ lưu, gây ra sự suy giảm rất lớn về bùn cát và gây gián đoạn các mùa sinh thái - thủy văn.

Các dự án dòng chính có thể sẽ dẫn đến những tổn thất vĩnh viễn về đa dạng sinh học dưới nước và trên cạn. Khoảng 17% diện tích đất ngập nước của dòng sông Mekong sẽ bị mất và một số loài sinh vật quan trọng có thể sẽ bị tuyệt chủng. Các cộng đồng dân cư sống trong phạm vi 15 km từ sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng do suy giảm nghề đánh bắt và tổn thất về nông nghiệp.

Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, miền Tây có khoảng 550 điểm sạt lở với tổng chiều dài khoảng 800 km, chủ yếu diễn ra dọc sông Tiền, sông Hậu, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Từ năm 2005 đến nay, bờ biển vùng ĐBSCL bị xói lở với tốc độ khoảng 300 ha mỗi năm, xảy ra chủ yếu dọc bờ biển Kiên Giang và Cà Mau.

Về tình trạng sụt lún, Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết đa số các khu vực ở ĐBSCL lún 5-10 cm, đặc biệt khu vực ven biển Cà Mau, Bạc Liêu lún hơn 10 cm trong giai đoạn 2010-2015.

Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu được tổ chức trong hai ngày tại Cần Thơ. Hôm nay hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các bộ ngành sẽ thảo luận, hiến kế giải pháp cho miền Tây đối phó biến đổi khí hậu.

Ngày mai, phiên họp toàn thể sẽ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Hữu Công - Huy Phong


Giày Đại Phát solution
Số người online:
13938
Số người truy cập:
9120994