Bí thư huyện có thể bị phạt vì đào núi ‘làm hầm rượu’

 Ngày 24/3, ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở Tài nguyên  và Môi trường Quảng Nam, cho biết đã cử một số cán bộ tham gia cùng đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh lên Tây Giang kiểm tra đường hầm do ông Bríu Liếc, Bí thư huyện này đào xuyên núi. “Trước tiên phải xác định khu vực đó có phải thuộc đất ông Liếc không. Việc đào hầm với mục đích gì, làm hầm rượu hay khai thác vàng”, ông Viễn nói.

bi-thu-huyen-co-the-bi-phat-vi-dao-nui-lam-ham-ruou

Miệng căn hầm gần đây được che kín bạt. Ảnh: Tiến Hùng.

Theo ông Viễn, từ trước đến nay chưa có trường hợp nào tương tự xảy ra tại địa phương. “Nếu đất đó là của Bí thư Liếc nhưng làm hầm là sử dụng không đúng chức năng, hủy hoại đất cũng có thể bị xử phạt. Khai thác vàng cũng vậy, đất của mình nhưng cũng phải xin phép”, ông Viễn nói và cho hay đất nông nghiệp có quy định rõ nếu tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng, thay đổi về địa hình, thay đổi mục đích sử dụng mà không xin phép sẽ bị xử phạt hành chính.

“Nếu anh Liếc đào hầm làm vàng và có bằng chứng thì xử phạt được. Tuy nhiên, cái hầm đó chỉ cơ quan chức năng như công an có nghiệp vụ vào điều tra mới biết được”, giám đốc Sở nói.

Trao đổi với VnExpress, luật sư Phạm Xuân Linh (thuộc đoàn luật sư Quảng Nam), cho rằng cần làm rõ ngọn núi nơi ông Liếc đào hầm có thuộc quyền quản lý sử dụng đất của ông này hay không, nếu không thì chắc chắn bị xử phạt.

 “Nếu đất đó của ông Liếc nhưng đào hầm vì mục đích đào đãi vàng sa khoáng trái phép thì cũng sẽ bị xử lý theo luật khoáng sản”, luật sư Linh nói và cho hay ông Liếc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu trong quá trình đào hầm hoặc sử dụng xảy ra tai nạn như sập hầm, ngạt khí dẫn đến chết người.

bi-thu-huyen-co-the-bi-phat-vi-dao-nui-lam-ham-ruou-1

Khu vực núi nơi ông Liếc đào hầm. Ảnh: Tiến Hùng.

Trước đó, ông Bríu Liếc cho biết, ông đào đường hầm xuyên quá ngọn núi phía sau biệt thự từ năm 2009. Đường hầm hình vòng cung dài gần 100m, đã được đào thông sang sườn núi bên kia. Miệng căn hầm hướng ra con đường trung tâm huyện Tây Giang gần đây đã được che kín bạt. Người dân cho hay, việc đào hầm đã được ngưng cách đây ít tháng, khi có đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Nam lên làm việc với huyện. Do tình trạng khai thác vàng trái phép đang xảy ra ồ ạt ở địa phương này nên một số người dân cho rằng, đường hầm được đào nhằm mục đích tìm kiếm vàng.

Ông Liếc phủ nhận việc đào núi để khai thác và cho hay mục đích là để sau này làm hầm rượu. Trong khi đó, ông Zơ Râm Buôn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Giang, nói "không biết chuyện bí thư đào đường hầm xuyên núi và sẽ đi kiểm tra ngay”.

Tiến HùngNgày 24/3, ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, cho biết đã cử một số cán bộ tham gia cùng đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh lên Tây Giang kiểm tra đường hầm do ông Bríu Liếc, Bí thư huyện này đào xuyên núi. “Trước tiên phải xác định khu vực đó có phải thuộc đất ông Liếc không. Việc đào hầm với mục đích gì, làm hầm rượu hay khai thác vàng”, ông Viễn nói.

bi-thu-huyen-co-the-bi-phat-vi-dao-nui-lam-ham-ruou
Miệng căn hầm gần đây được che kín bạt. Ảnh: Tiến Hùng.
Theo ông Viễn, từ trước đến nay chưa có trường hợp nào tương tự xảy ra tại địa phương. “Nếu đất đó là của Bí thư Liếc nhưng làm hầm là sử dụng không đúng chức năng, hủy hoại đất cũng có thể bị xử phạt. Khai thác vàng cũng vậy, đất của mình nhưng cũng phải xin phép”, ông Viễn nói và cho hay đất nông nghiệp có quy định rõ nếu tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng, thay đổi về địa hình, thay đổi mục đích sử dụng mà không xin phép sẽ bị xử phạt hành chính.

“Nếu anh Liếc đào hầm làm vàng và có bằng chứng thì xử phạt được. Tuy nhiên, cái hầm đó chỉ cơ quan chức năng như công an có nghiệp vụ vào điều tra mới biết được”, giám đốc Sở nói.

Trao đổi với VnExpress, luật sư Phạm Xuân Linh (thuộc đoàn luật sư Quảng Nam), cho rằng cần làm rõ ngọn núi nơi ông Liếc đào hầm có thuộc quyền quản lý sử dụng đất của ông này hay không, nếu không thì chắc chắn bị xử phạt.

“Nếu đất đó của ông Liếc nhưng đào hầm vì mục đích đào đãi vàng sa khoáng trái phép thì cũng sẽ bị xử lý theo luật khoáng sản”, luật sư Linh nói và cho hay ông Liếc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu trong quá trình đào hầm hoặc sử dụng xảy ra tai nạn như sập hầm, ngạt khí dẫn đến chết người.

bi-thu-huyen-co-the-bi-phat-vi-dao-nui-lam-ham-ruou-1
Khu vực núi nơi ông Liếc đào hầm. Ảnh: Tiến Hùng.
Trước đó, ông Bríu Liếc cho biết, ông đào đường hầm xuyên quá ngọn núi phía sau biệt thự từ năm 2009. Đường hầm hình vòng cung dài gần 100m, đã được đào thông sang sườn núi bên kia. Miệng căn hầm hướng ra con đường trung tâm huyện Tây Giang gần đây đã được che kín bạt. Người dân cho hay, việc đào hầm đã được ngưng cách đây ít tháng, khi có đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Nam lên làm việc với huyện. Do tình trạng khai thác vàng trái phép đang xảy ra ồ ạt ở địa phương này nên một số người dân cho rằng, đường hầm được đào nhằm mục đích tìm kiếm vàng.

Ông Liếc phủ nhận việc đào núi để khai thác và cho hay mục đích là để sau này làm hầm rượu. Trong khi đó, ông Zơ Râm Buôn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Giang, nói "không biết chuyện bí thư đào đường hầm xuyên núi và sẽ đi kiểm tra ngay”.

Tiến HùngNgày 24/3, ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, cho biết đã cử một số cán bộ tham gia cùng đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh lên Tây Giang kiểm tra đường hầm do ông Bríu Liếc, Bí thư huyện này đào xuyên núi. “Trước tiên phải xác định khu vực đó có phải thuộc đất ông Liếc không. Việc đào hầm với mục đích gì, làm hầm rượu hay khai thác vàng”, ông Viễn nói.

bi-thu-huyen-co-the-bi-phat-vi-dao-nui-lam-ham-ruou
Miệng căn hầm gần đây được che kín bạt. Ảnh: Tiến Hùng.
Theo ông Viễn, từ trước đến nay chưa có trường hợp nào tương tự xảy ra tại địa phương. “Nếu đất đó là của Bí thư Liếc nhưng làm hầm là sử dụng không đúng chức năng, hủy hoại đất cũng có thể bị xử phạt. Khai thác vàng cũng vậy, đất của mình nhưng cũng phải xin phép”, ông Viễn nói và cho hay đất nông nghiệp có quy định rõ nếu tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng, thay đổi về địa hình, thay đổi mục đích sử dụng mà không xin phép sẽ bị xử phạt hành chính.

“Nếu anh Liếc đào hầm làm vàng và có bằng chứng thì xử phạt được. Tuy nhiên, cái hầm đó chỉ cơ quan chức năng như công an có nghiệp vụ vào điều tra mới biết được”, giám đốc Sở nói.

Trao đổi với VnExpress, luật sư Phạm Xuân Linh (thuộc đoàn luật sư Quảng Nam), cho rằng cần làm rõ ngọn núi nơi ông Liếc đào hầm có thuộc quyền quản lý sử dụng đất của ông này hay không, nếu không thì chắc chắn bị xử phạt.

“Nếu đất đó của ông Liếc nhưng đào hầm vì mục đích đào đãi vàng sa khoáng trái phép thì cũng sẽ bị xử lý theo luật khoáng sản”, luật sư Linh nói và cho hay ông Liếc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu trong quá trình đào hầm hoặc sử dụng xảy ra tai nạn như sập hầm, ngạt khí dẫn đến chết người.

bi-thu-huyen-co-the-bi-phat-vi-dao-nui-lam-ham-ruou-1
Khu vực núi nơi ông Liếc đào hầm. Ảnh: Tiến Hùng.
Trước đó, ông Bríu Liếc cho biết, ông đào đường hầm xuyên quá ngọn núi phía sau biệt thự từ năm 2009. Đường hầm hình vòng cung dài gần 100m, đã được đào thông sang sườn núi bên kia. Miệng căn hầm hướng ra con đường trung tâm huyện Tây Giang gần đây đã được che kín bạt. Người dân cho hay, việc đào hầm đã được ngưng cách đây ít tháng, khi có đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Nam lên làm việc với huyện. Do tình trạng khai thác vàng trái phép đang xảy ra ồ ạt ở địa phương này nên một số người dân cho rằng, đường hầm được đào nhằm mục đích tìm kiếm vàng.

Ông Liếc phủ nhận việc đào núi để khai thác và cho hay mục đích là để sau này làm hầm rượu. Trong khi đó, ông Zơ Râm Buôn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Giang, nói "không biết chuyện bí thư đào đường hầm xuyên núi và sẽ đi kiểm tra ngay”.

Tiến Hùng


Giày Đại Phát solution
Số người online:
28226
Số người truy cập:
9142944