Bí thư Hà Nội: 'Nhà 8B Lê Trực vượt đến đâu, cắt đến đấy'

 Sai phạm tại nhà 8B Lê Trực đã làm nóng Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 13/10. Không đề cập trực tiếp đến công trình này, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục nói: “Về trật tự xây dựng, chúng tôi xin nhận một phần trách nhiệm” và hứa “không để xảy ra trường hợp nghiêm trọng nữa”.

Ông Dục cho biết, Sở Xây dựng đã tăng cường kiểm tra trách nhiệm của các cán bộ thanh tra, từ đội cho đến Sở, liên ngành. Nếu phát hiện vi phạm, tùy theo mức độ, Sở sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Cho rằng thành phố làm được rất nhiều việc tốt, nhưng theo Phó chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt, có những việc mỗi người dân thủ đô thấy rất áy náy, cảm thấy "như bị xúc phạm", ví dụ vụ thay thế cây xanh, vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 15, hay gần đây nhất là nhà 8B Lê Trực.

“Điều chúng ta suy nghĩ là những vụ việc ấy không phải do cơ quan chuyên môn hay thanh tra phát hiện mà do báo chí và nhân dân có ý kiến. Trong khi đó lực lượng thanh tra thì tầng tầng lớp lớp”, Phó chủ tịch HĐND thẳng thắn nói.

bi-thu-ha-noi-nha-8b-le-truc-vuot-den-dau-cat-den-day

Thành phố Hà Nội sẽ xử lý nghiêm những sai phạm tại nhà 8B Lê Trực. Ảnh: Giang Huy.

 

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nói: “Hà Nội làm được nhiều việc trọng đại, nhưng nếu để nhân dân bình chọn sự kiện trong năm thì có khi chỉ nhắc tới cây xanh, vỡ đường ống sông Đà, nhà 8B Lê Trực”.

Với nhà 8B Lê Trực, ông Nghị cho rằng, thành phố từng xử lý nhiều vụ việc vi phạm xây dựng nghiêm trọng, vượt nhiều tầng, sai giấy phép. Quy trình xử lý đã có, khi phát hiện sai phạm thì lập biên bản xử lý. Chủ đầu tư không thực hiện thì sẽ bị cắt điện, nước, đình chỉ thi công, thậm chí không cho mua bán, giao dịch…

“Chúng ta xử rất nhiều công trình vi phạm, thế nhưng vẫn để xảy ra trường hợp nhà 8B Lê Trực. Giờ không cần biện pháp gì mới lạ, cứ đúng quy định mà làm thôi. Sai chỗ nào cắt chỗ đấy, xây sai 16 m cắt đi 16 m, không giật cấp thì yêu cầu giật cấp. Biện pháp khá đơn giản”, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.

Trước ý kiến lo ngại việc cắt ngọn sẽ ảnh hưởng đến kiểu dáng kiến trúc, mất cân đối công trình, ông Nghị cho rằng lập luận này từng có khi thành phố cắt ngọn các công trình vi phạm. Nhưng về logic, trồng thêm tầng mới nguy hiểm còn cắt bớt chỉ làm công trình nhẹ đi. Trường hợp cần có biện pháp kỹ thuật gia cố để công trình an toàn thì chủ đầu tư phải thực hiện.

“Tôi nói như vậy để biểu thị thái độ nhất quán, kiên quyết xử lý của thành phố”, ông Nghị khẳng định.

bi-thu-ha-noi-nha-8b-le-truc-vuot-den-dau-cat-den-day-1

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho hay thành phố coi trường hợp vi phạm tại dự án 8B Lê Trực là trường hợp điển hình để xử lý làm gương cho các dự án khác. Ảnh: Võ Hải.

Cũng theo người đứng đầu Thành ủy Hà Nội, thành phố đã báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ tướng. Báo cáo được Bộ Xây dựng đồng tình cả về nguyên nhân, chủ trương xử lý. Nếu Thủ tướng chỉ đạo gì thêm nữa thì thành phố chấp hành nghiêm. Riêng về khía cạnh an ninh, Thủ tướng giao Bộ Công an có ý kiến.

“Thành phố coi đây là trường hợp điển hình, cần xử lý để răn đe các chủ đầu tư khác vì trong tương lai còn có rất nhiều công trình được xây dựng trên địa bàn. Bên cạnh đó, cũng phải kiểm điểm, xử lý nghiêm túc những người đã thanh tra, kiểm tra lập biên bản mà không xử lý kịp thời, thậm chí không báo cáo với lãnh đạo. Đến lúc báo đăng thì lãnh đạo mới biết”, Bí thư Nghị nói.

Kết quả kiểm tra công trình 8B Lê Trực của liên ngành thành phố Hà Nội đã chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư.

Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m. Thực tế chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng).

Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.

Võ HảiSai phạm tại nhà 8B Lê Trực đã làm nóng Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 13/10. Không đề cập trực tiếp đến công trình này, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục nói: “Về trật tự xây dựng, chúng tôi xin nhận một phần trách nhiệm” và hứa “không để xảy ra trường hợp nghiêm trọng nữa”.

Ông Dục cho biết, Sở Xây dựng đã tăng cường kiểm tra trách nhiệm của các cán bộ thanh tra, từ đội cho đến Sở, liên ngành. Nếu phát hiện vi phạm, tùy theo mức độ, Sở sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Cho rằng thành phố làm được rất nhiều việc tốt, nhưng theo Phó chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt, có những việc mỗi người dân thủ đô thấy rất áy náy, cảm thấy "như bị xúc phạm", ví dụ vụ thay thế cây xanh, vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 15, hay gần đây nhất là nhà 8B Lê Trực.

“Điều chúng ta suy nghĩ là những vụ việc ấy không phải do cơ quan chuyên môn hay thanh tra phát hiện mà do báo chí và nhân dân có ý kiến. Trong khi đó lực lượng thanh tra thì tầng tầng lớp lớp”, Phó chủ tịch HĐND thẳng thắn nói.

bi-thu-ha-noi-nha-8b-le-truc-vuot-den-dau-cat-den-day
Thành phố Hà Nội sẽ xử lý nghiêm những sai phạm tại nhà 8B Lê Trực. Ảnh: Giang Huy.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nói: “Hà Nội làm được nhiều việc trọng đại, nhưng nếu để nhân dân bình chọn sự kiện trong năm thì có khi chỉ nhắc tới cây xanh, vỡ đường ống sông Đà, nhà 8B Lê Trực”.

Với nhà 8B Lê Trực, ông Nghị cho rằng, thành phố từng xử lý nhiều vụ việc vi phạm xây dựng nghiêm trọng, vượt nhiều tầng, sai giấy phép. Quy trình xử lý đã có, khi phát hiện sai phạm thì lập biên bản xử lý. Chủ đầu tư không thực hiện thì sẽ bị cắt điện, nước, đình chỉ thi công, thậm chí không cho mua bán, giao dịch…

“Chúng ta xử rất nhiều công trình vi phạm, thế nhưng vẫn để xảy ra trường hợp nhà 8B Lê Trực. Giờ không cần biện pháp gì mới lạ, cứ đúng quy định mà làm thôi. Sai chỗ nào cắt chỗ đấy, xây sai 16 m cắt đi 16 m, không giật cấp thì yêu cầu giật cấp. Biện pháp khá đơn giản”, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.

Trước ý kiến lo ngại việc cắt ngọn sẽ ảnh hưởng đến kiểu dáng kiến trúc, mất cân đối công trình, ông Nghị cho rằng lập luận này từng có khi thành phố cắt ngọn các công trình vi phạm. Nhưng về logic, trồng thêm tầng mới nguy hiểm còn cắt bớt chỉ làm công trình nhẹ đi. Trường hợp cần có biện pháp kỹ thuật gia cố để công trình an toàn thì chủ đầu tư phải thực hiện.

“Tôi nói như vậy để biểu thị thái độ nhất quán, kiên quyết xử lý của thành phố”, ông Nghị khẳng định.

bi-thu-ha-noi-nha-8b-le-truc-vuot-den-dau-cat-den-day-1
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho hay thành phố coi trường hợp vi phạm tại dự án 8B Lê Trực là trường hợp điển hình để xử lý làm gương cho các dự án khác. Ảnh: Võ Hải.
Cũng theo người đứng đầu Thành ủy Hà Nội, thành phố đã báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ tướng. Báo cáo được Bộ Xây dựng đồng tình cả về nguyên nhân, chủ trương xử lý. Nếu Thủ tướng chỉ đạo gì thêm nữa thì thành phố chấp hành nghiêm. Riêng về khía cạnh an ninh, Thủ tướng giao Bộ Công an có ý kiến.

“Thành phố coi đây là trường hợp điển hình, cần xử lý để răn đe các chủ đầu tư khác vì trong tương lai còn có rất nhiều công trình được xây dựng trên địa bàn. Bên cạnh đó, cũng phải kiểm điểm, xử lý nghiêm túc những người đã thanh tra, kiểm tra lập biên bản mà không xử lý kịp thời, thậm chí không báo cáo với lãnh đạo. Đến lúc báo đăng thì lãnh đạo mới biết”, Bí thư Nghị nói.

Kết quả kiểm tra công trình 8B Lê Trực của liên ngành thành phố Hà Nội đã chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư.

Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m. Thực tế chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng).

Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.

Võ HảiSai phạm tại nhà 8B Lê Trực đã làm nóng Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 13/10. Không đề cập trực tiếp đến công trình này, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục nói: “Về trật tự xây dựng, chúng tôi xin nhận một phần trách nhiệm” và hứa “không để xảy ra trường hợp nghiêm trọng nữa”.

Ông Dục cho biết, Sở Xây dựng đã tăng cường kiểm tra trách nhiệm của các cán bộ thanh tra, từ đội cho đến Sở, liên ngành. Nếu phát hiện vi phạm, tùy theo mức độ, Sở sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Cho rằng thành phố làm được rất nhiều việc tốt, nhưng theo Phó chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt, có những việc mỗi người dân thủ đô thấy rất áy náy, cảm thấy "như bị xúc phạm", ví dụ vụ thay thế cây xanh, vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 15, hay gần đây nhất là nhà 8B Lê Trực.

“Điều chúng ta suy nghĩ là những vụ việc ấy không phải do cơ quan chuyên môn hay thanh tra phát hiện mà do báo chí và nhân dân có ý kiến. Trong khi đó lực lượng thanh tra thì tầng tầng lớp lớp”, Phó chủ tịch HĐND thẳng thắn nói.

bi-thu-ha-noi-nha-8b-le-truc-vuot-den-dau-cat-den-day
Thành phố Hà Nội sẽ xử lý nghiêm những sai phạm tại nhà 8B Lê Trực. Ảnh: Giang Huy.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nói: “Hà Nội làm được nhiều việc trọng đại, nhưng nếu để nhân dân bình chọn sự kiện trong năm thì có khi chỉ nhắc tới cây xanh, vỡ đường ống sông Đà, nhà 8B Lê Trực”.

Với nhà 8B Lê Trực, ông Nghị cho rằng, thành phố từng xử lý nhiều vụ việc vi phạm xây dựng nghiêm trọng, vượt nhiều tầng, sai giấy phép. Quy trình xử lý đã có, khi phát hiện sai phạm thì lập biên bản xử lý. Chủ đầu tư không thực hiện thì sẽ bị cắt điện, nước, đình chỉ thi công, thậm chí không cho mua bán, giao dịch…

“Chúng ta xử rất nhiều công trình vi phạm, thế nhưng vẫn để xảy ra trường hợp nhà 8B Lê Trực. Giờ không cần biện pháp gì mới lạ, cứ đúng quy định mà làm thôi. Sai chỗ nào cắt chỗ đấy, xây sai 16 m cắt đi 16 m, không giật cấp thì yêu cầu giật cấp. Biện pháp khá đơn giản”, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.

Trước ý kiến lo ngại việc cắt ngọn sẽ ảnh hưởng đến kiểu dáng kiến trúc, mất cân đối công trình, ông Nghị cho rằng lập luận này từng có khi thành phố cắt ngọn các công trình vi phạm. Nhưng về logic, trồng thêm tầng mới nguy hiểm còn cắt bớt chỉ làm công trình nhẹ đi. Trường hợp cần có biện pháp kỹ thuật gia cố để công trình an toàn thì chủ đầu tư phải thực hiện.

“Tôi nói như vậy để biểu thị thái độ nhất quán, kiên quyết xử lý của thành phố”, ông Nghị khẳng định.

bi-thu-ha-noi-nha-8b-le-truc-vuot-den-dau-cat-den-day-1
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho hay thành phố coi trường hợp vi phạm tại dự án 8B Lê Trực là trường hợp điển hình để xử lý làm gương cho các dự án khác. Ảnh: Võ Hải.
Cũng theo người đứng đầu Thành ủy Hà Nội, thành phố đã báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ tướng. Báo cáo được Bộ Xây dựng đồng tình cả về nguyên nhân, chủ trương xử lý. Nếu Thủ tướng chỉ đạo gì thêm nữa thì thành phố chấp hành nghiêm. Riêng về khía cạnh an ninh, Thủ tướng giao Bộ Công an có ý kiến.

“Thành phố coi đây là trường hợp điển hình, cần xử lý để răn đe các chủ đầu tư khác vì trong tương lai còn có rất nhiều công trình được xây dựng trên địa bàn. Bên cạnh đó, cũng phải kiểm điểm, xử lý nghiêm túc những người đã thanh tra, kiểm tra lập biên bản mà không xử lý kịp thời, thậm chí không báo cáo với lãnh đạo. Đến lúc báo đăng thì lãnh đạo mới biết”, Bí thư Nghị nói.

Kết quả kiểm tra công trình 8B Lê Trực của liên ngành thành phố Hà Nội đã chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư.

Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m. Thực tế chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng).

Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.

Võ Hải


Giày Đại Phát solution
Số người online:
63206
Số người truy cập:
7547690