Bí quyết đi chợ của dân văn phòng bận rộn

 Từ ngày lập gia đình, chị Hiểu Mai, 32 tuổi sắp xếp lại thời gian. Chị thường tranh thủ đi tập gym vào buổi trưa, tối tan làm thì nhanh chóng trở về nhà chuẩn bị cơm nước. Chồng chị là kỹ sư xây dựng, giờ giấc linh động, thường xuyên về nhà muộn.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, gần đây chị Mai thảnh thơi bởi không mất nhiều thời gian đi chợ. Bằng chiếc điện thoại thông minh, trong giờ nghỉ trưa, chị nhanh chóng đi chợ mua thực phẩm chuẩn bị bữa ăn tối cho cả gia đình. Nhiều đồ nặng như thùng sữa, nước giặt... chị Mai không còn nỗi lo mang vác lỉnh kỉnh như trước vì có shipper giao hàng tận nhà.

Trước đây, thông thường chị Mai Vân, nhân viên văn phòng tại TP HCM sẽ tranh thủ buổi tối để đi siêu thị, hay ghé các cửa hàng mua sắm đủ thứ. Lâu nay, mẹ chồng chị Vân chỉ ưa thích hải sản tươi sống, không chuộng các thực phẩm đông lạnh. Vì vậy, 2 ngày trong tuần, chị sẽ dậy sớm để đi chợ mua cá, tôm.

Mua sắm online tiện lợi trong thời 4.0. Ảnh: shutterstock

Vừa rồi, chị Vân biết đến ứng dụng Utop – mô hình chợ trực tuyến do đồng nghiệp giới thiệu. Khi tải ứng dụng, chị dễ dàng truy cập chợ thực phẩm gần nhà. Chị tìm thấy những sạp hàng quen thuộc khi chị đi chợ truyền thống, và chị yên tâm hơn khi đặt hàng ở những sạp này.

"Buổi trưa, tôi chỉ cần tranh thủ khoảng 15 phút, dạo một vòng trên Utop, click chọn những món đồ cần mua là xong", chị Vân thông tin.

Điểm đặc biệt của mô hình chợ trực tuyến trên Utop, các tiểu thương truyền thống sẽ kết hợp giữa việc bán tại chỗ ở chợ và bán online trên ứng dụng Utop, nhờ vậy người tiêu dùng sẽ an tâm và tin tưởng hơn khi mua hàng tại những mối quen như đã từng đi chợ truyền thống.

Thường xuyên mua sắm online, trước đây, chị Vân sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi cũng tiện lợi. Điểm chị yêu thích tại ứng dụng Utop bên cạnh việc dễ dàng chọn thực phẩm tươi ngon là có thể chủ động giao hàng vào buổi sáng. Thời gian này mẹ chị ở nhà nên thuận lợi lấy hàng.

Thông thường, vào thứ 4,5 hàng tuần, Utop thực hiện chương trình khuyến mãi nên chị Vân đặt hàng nhiều hơn. Ứng dụng cũng triển khai các gói khuyến mãi, giao hàng miễn phí... nên chị Vân cảm thấy khá tiện lợi và tiết kiệm so với đi chợ truyền thống.

Để đảm bào chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng, nhân viên Utop luôn trực tiếp kiểm tra về số lượng, chất lượng của sản phẩm. Mặt hàng không đạt yêu cầu sẽ được trả về cho tiểu thương. Do đó, người tiêu dùng có thể yên tâm về thực phẩm mình mua.

Mua sắm online nay trở thành một trong những hình thức tiêu dùng quen thuộc, chủ chốt của người dân sau nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy họ chi nhiều hơn cho ngành hàng thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống, các sản phẩm nhà ở và tiện ích.

Nhân viên Utop trực tiếp đi chợ, giao hàng cho người tiêu dùng. Ảnh: Utop

Trong bối cảnh đó, "Chợ trực tuyến" ra đời trên ứng dụng Utop, trở thành cầu nối gắn kết tiểu thương, người dân, giúp việc cung ứng nhu yếu phẩm trở nên dễ dàng hơn.

Theo đó, tiểu thương có cơ hội chuyển đổi số. Ngược lại, dưới góc độ mua sắm, người tiêu dùng có thể tìm thấy thực phẩm tươi ngon, sạp hàng quen thuộc gần nhà trên Utop. Sau khi chọn hàng xong, hàng sẽ được xử lý và giao tận nhà. Với ứng dụng đi chợ trực tuyến, người dân có thể thanh toán online hoặc tiền mặt, thuận tiện cho người dân trong quá trình sử dụng.

Chị Vân tin rằng, trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đi chợ online là giải pháp tiện lợi, an toàn cho dân công sở. Đặc biệt với gia đình có con nhỏ, đi chợ trực tuyến giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, hạn chế nơi đông người, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Hình thức mua sắm này không còn là giải pháp tạm thời, dần trở thành thói quen của người mẹ trẻ khi có nhu cầu mua hàng hóa thiết yếu.

Lê Nguyễn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
19590
Số người truy cập:
9267598