Bên trong 8 ngôi mộ cổ vừa được giải mã ở Sài Gòn

 

 

8 ngôi mộ cổ được khai quật nằm gần Pháp viện Minh Đăng Quang, sát Xa lộ Hà Nội thuộc phường An Phú (quận 2, TP HCM). Khu mộ vốn nằm trên khu đất cao ráo nhưng do quá trình san lấp mặt bằng xây dựng dự án từ năm 2004 đã khiến hiện trạng quần thể mộ bị ngập chìm trong nước, sình lầy với nhiều cây cối đặc trưng vùng đất phèn mặn như dừa nước, đước, cỏ lác…

 

Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, kiến trúc ngôi cổ mộ xây bằng đá ong hiện ra đầy đủ. Khu mộ cổ có kết cấu, trang trí được đánh giá độc đáo, gồm tượng mô phỏng hình sập chân quỳ ở các bệ thờ, mái lợp giả ngói âm dương, trụ búp sen và bình phong...

 

Việc khai quật nhằm giải phóng mặt bằng, phục vụ dự án khu nhà ở - thương mại - dịch vụ Khu đô thị 87 ha theo quyết định trước đó của UBND thành phố. Bảo tàng lịch sử TP HCM phối hợp Đại học KHXH&NV, Viện Khoa học Xã hội Nam bộ tiến hành khai quật 8 mộ cổ này.

 

Đoàn khảo cổ mở nắp di quan. Các huyệt mộ có độ sâu, rộng khác nhau; có mộ song táng, có mộ chôn cất đơn lẻ. Chủ nhân các ngôi mộ được xác định là người trưởng thành, có địa vị xã hội.

 

Thông qua phân tích đồng vị carbon, các ngôi mộ có niên đại từ 150 đến 220 năm. Phần di cốt của các mộ còn rất ít, một số huyệt mộ không có đồ tùy táng.

 

Quan tài làm bằng gỗ kết hợp các chất liệu khác được vẽ hoa cúc, chạm trổ, sơn son thiếp vàng.

 

PGS TS Nguyễn Lân Cường từ Hà Nội vào tham gia khai quật. 

 

Chủ nhân ngôi mộ được táng bằng kỹ thuật đổ nhựa thông, sử dụng hạt thực vật chống khuẩn, chiếu cói, than tro… cho thấy sự kế thừa truyền thống của người Việt từ Bắc vào Nam trên hành trình mở cõi từ thế kỷ 17 đến 19. Trong ảnh là lớp nhựa thông dày 5-7cm tại một cổ mộ.

 

Vải tìm thấy trong mộ, nhiều nhất có ở phần đầu di cốt.

 

Có 6 cúc áo bằng thủy tinh và đá mã não được tìm thấy trong một ngôi mộ.

 

Những mảnh gốm sứ vỡ vụn thu được khi khai quật. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là đồ thờ tự gắn với người đã khuất nhưng đã bị phá hủy, nằm xáo trộn nhiều vị trí.
 

 

Quần thể mộ cổ chất liệu đá ong khai quật tại phường An Phú (quận 2) là một trong những quần thể mộ tương đối lớn ở khu vực phía Nam. Với mật độ dày đặc cho thấy nơi đây là một nghĩa địa cổ gắn với quá trình cư dân Việt khai phá và làm chủ vùng đất này.

 

 

Duy Trần

Ảnh: Lương Chánh Tòng

8 ngôi mộ cổ được khai quật nằm gần Pháp viện Minh Đăng Quang, sát Xa lộ Hà Nội thuộc phường An Phú (quận 2, TP HCM). Khu mộ vốn nằm trên khu đất cao ráo nhưng do quá trình san lấp mặt bằng xây dựng dự án từ năm 2004 đã khiến hiện trạng quần thể mộ bị ngập chìm trong nước, sình lầy với nhiều cây cối đặc trưng vùng đất phèn mặn như dừa nước, đước, cỏ lác…


Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, kiến trúc ngôi cổ mộ xây bằng đá ong hiện ra đầy đủ. Khu mộ cổ có kết cấu, trang trí được đánh giá độc đáo, gồm tượng mô phỏng hình sập chân quỳ ở các bệ thờ, mái lợp giả ngói âm dương, trụ búp sen và bình phong...


Việc khai quật nhằm giải phóng mặt bằng, phục vụ dự án khu nhà ở - thương mại - dịch vụ Khu đô thị 87 ha theo quyết định trước đó của UBND thành phố. Bảo tàng lịch sử TP HCM phối hợp Đại học KHXH&NV, Viện Khoa học Xã hội Nam bộ tiến hành khai quật 8 mộ cổ này.


Đoàn khảo cổ mở nắp di quan. Các huyệt mộ có độ sâu, rộng khác nhau; có mộ song táng, có mộ chôn cất đơn lẻ. Chủ nhân các ngôi mộ được xác định là người trưởng thành, có địa vị xã hội.


Thông qua phân tích đồng vị carbon, các ngôi mộ có niên đại từ 150 đến 220 năm. Phần di cốt của các mộ còn rất ít, một số huyệt mộ không có đồ tùy táng.


Quan tài làm bằng gỗ kết hợp các chất liệu khác được vẽ hoa cúc, chạm trổ, sơn son thiếp vàng.


PGS TS Nguyễn Lân Cường từ Hà Nội vào tham gia khai quật.


Chủ nhân ngôi mộ được táng bằng kỹ thuật đổ nhựa thông, sử dụng hạt thực vật chống khuẩn, chiếu cói, than tro… cho thấy sự kế thừa truyền thống của người Việt từ Bắc vào Nam trên hành trình mở cõi từ thế kỷ 17 đến 19. Trong ảnh là lớp nhựa thông dày 5-7cm tại một cổ mộ.


Vải tìm thấy trong mộ, nhiều nhất có ở phần đầu di cốt.


Có 6 cúc áo bằng thủy tinh và đá mã não được tìm thấy trong một ngôi mộ.


Những mảnh gốm sứ vỡ vụn thu được khi khai quật. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là đồ thờ tự gắn với người đã khuất nhưng đã bị phá hủy, nằm xáo trộn nhiều vị trí.



Quần thể mộ cổ chất liệu đá ong khai quật tại phường An Phú (quận 2) là một trong những quần thể mộ tương đối lớn ở khu vực phía Nam. Với mật độ dày đặc cho thấy nơi đây là một nghĩa địa cổ gắn với quá trình cư dân Việt khai phá và làm chủ vùng đất này.

Duy Trần
Ảnh: Lương Chánh Tòng

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
5642
Số người truy cập:
9110168