Bảo quản rùa hồ Gươm bằng công nghệ hiện đại nhất thế giới

 "Hà Nội đã chốt phương án bảo quản xác rùa theo công nghệ nhựa hóa", phó giáo sư Hà Đình Đức thông tin. Phương pháp hiện đại nhất thế giới này sẽ giúp con vật giữ được nguyên trạng, sát thực nhất với mẫu sống, không mùi và độ bền cao. Nước và mỡ hòa tan trong tế bào sẽ được hút hết để thay vào đó một loại nhựa đặc biệt. Khi nhựa vào cơ thể sẽ thẩm thấu qua các tế bào giúp giữ nguyên cấu trúc.

Nhựa hóa đang được nhiều quốc gia sử dụng đối với các loài như hươu cao cổ, bạch tuộc hay đà điểu châu Phi.

bao-quan-rua-ho-guom-bang-cong-nghe-hien-dai-nhat-the-gioi

Rùa hồ Gươm sẽ được bảo quản bằng phương pháp nhựa hóa. 

Tiến sĩ Phan Kế Long, Phó giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, do lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật này, nên Việt Nam sẽ mời hai chuyên gia hàng đầu người Đức sang giúp đỡ. Dự kiến công việc kéo dài 12 tháng. "Sau khi hoàn thành, chúng tôi sẽ bảo quản tiêu bản rùa trong điều kiện lý tưởng với nhiệt độ 20-25 độ C, độ ẩm 60% và không để ánh sáng đe dọa trực tiếp", tiến sĩ Long nói.

Hà Nội từng đưa ra 3 phương bảo quản rùa hồ Gươm là bảo quản ướt, làm khô và nhựa hóa. Trong đó bảo quản khô giống như cách làm với rùa trong đền Ngọc Sơn nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học trong nước. Theo chuyên gia động vật Vũ Ngọc Thành, làm ướt là ngâm xác rùa trong hóa chất và có cồn sẽ mất nhiều thời gian vệ sinh bể và thay dung dịch. Còn nhựa hóa thì giá thành rất cao và Việt Nam chưa từng bảo quản vật theo phương pháp này. 

Rùa hồ Gươm chết chiều 19/1. Năm 2011 rùa được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trong hơn 3 tháng, sau đó được trả về hồ. Khi đó, chiều dài toàn thân rùa là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi 35 cm, nặng 169 kg. 

Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới 180 năm, trong khi rùa hồ Gươm ước tính 200 tuổi.

Nhà khoa học Đức Gunther Von Hagens phát minh ra kỹ thuật nhựa hóa (plastination technique) các tử thi và xác động vật từ những năm 1977. Trong đó kỹ thuật viên sẽ tách bỏ nước và mỡ khỏi cơ thể động vật, rồi thay thế bằng chất dẻo. Kỹ thuật plastination còn bao gồm cả việc sử dụng nhựa thông để bảo quản các cơ quan cũng như hệ mao mạch phức tạp trong cơ thể, rồi dùng axít để phân hủy tế bào và cấu trúc bao quanh. 

Xem thêm:

>>Rùa hồ Gươm chết
>>Ý tưởng đưa rùa Đồng Mô về hồ Gươm gây tranh cãi
>>Có nên nhân bản rùa hồ Gươm

Phạm Hương"Hà Nội đã chốt phương án bảo quản xác rùa theo công nghệ nhựa hóa", phó giáo sư Hà Đình Đức thông tin. Phương pháp hiện đại nhất thế giới này sẽ giúp con vật giữ được nguyên trạng, sát thực nhất với mẫu sống, không mùi và độ bền cao. Nước và mỡ hòa tan trong tế bào sẽ được hút hết để thay vào đó một loại nhựa đặc biệt. Khi nhựa vào cơ thể sẽ thẩm thấu qua các tế bào giúp giữ nguyên cấu trúc.

Nhựa hóa đang được nhiều quốc gia sử dụng đối với các loài như hươu cao cổ, bạch tuộc hay đà điểu châu Phi.

bao-quan-rua-ho-guom-bang-cong-nghe-hien-dai-nhat-the-gioi
Rùa hồ Gươm sẽ được bảo quản bằng phương pháp nhựa hóa.
Tiến sĩ Phan Kế Long, Phó giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, do lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật này, nên Việt Nam sẽ mời hai chuyên gia hàng đầu người Đức sang giúp đỡ. Dự kiến công việc kéo dài 12 tháng. "Sau khi hoàn thành, chúng tôi sẽ bảo quản tiêu bản rùa trong điều kiện lý tưởng với nhiệt độ 20-25 độ C, độ ẩm 60% và không để ánh sáng đe dọa trực tiếp", tiến sĩ Long nói.

Hà Nội từng đưa ra 3 phương bảo quản rùa hồ Gươm là bảo quản ướt, làm khô và nhựa hóa. Trong đó bảo quản khô giống như cách làm với rùa trong đền Ngọc Sơn nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học trong nước. Theo chuyên gia động vật Vũ Ngọc Thành, làm ướt là ngâm xác rùa trong hóa chất và có cồn sẽ mất nhiều thời gian vệ sinh bể và thay dung dịch. Còn nhựa hóa thì giá thành rất cao và Việt Nam chưa từng bảo quản vật theo phương pháp này.

Rùa hồ Gươm chết chiều 19/1. Năm 2011 rùa được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trong hơn 3 tháng, sau đó được trả về hồ. Khi đó, chiều dài toàn thân rùa là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi 35 cm, nặng 169 kg.

Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới 180 năm, trong khi rùa hồ Gươm ước tính 200 tuổi.

Nhà khoa học Đức Gunther Von Hagens phát minh ra kỹ thuật nhựa hóa (plastination technique) các tử thi và xác động vật từ những năm 1977. Trong đó kỹ thuật viên sẽ tách bỏ nước và mỡ khỏi cơ thể động vật, rồi thay thế bằng chất dẻo. Kỹ thuật plastination còn bao gồm cả việc sử dụng nhựa thông để bảo quản các cơ quan cũng như hệ mao mạch phức tạp trong cơ thể, rồi dùng axít để phân hủy tế bào và cấu trúc bao quanh.

Xem thêm:

>>Rùa hồ Gươm chết
>>Ý tưởng đưa rùa Đồng Mô về hồ Gươm gây tranh cãi
>>Có nên nhân bản rùa hồ Gươm

Phạm Hương


Giày Đại Phát solution
Số người online:
966
Số người truy cập:
9102792