Bãi vàng trái phép ở miền Tây Quảng Trị

 

 

Từ sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, vàng tặc khai thác rầm rộ tại thôn Tân Đi 3 (xã A Vao, Đăkrông, Quảng Trị). Từ trụ sở UBND xã A Vao, đi xe máy khoảng 30 km là đến thôn Tân Đi 3. Từ đây, lội bộ ngược dòng suối Pa Ka chừng một tiếng là tiếp cận được các bãi vàng.

 

Người dẫn đường tiết lộ khu vực này có chừng 10 bãi vàng với khoảng 50 người khai thác ngày đêm. Mỗi lán trại do một đầu nậu cai quản.

 

Dây điện chạy chằng chịt với các mối nối sơ sài. Một bàn thờ dã chiến cũng được các vàng tặc dựng lên.

 

Một đường hầm sâu hun hút, dài ít nhất 300 m với nhiều ngóc ngách được các vàng tặc khoét sâu vào lòng núi. Phía bên ngoài là máy nén khí to để cấp ôxy vào bên trong.

 

Đường hầm đủ cao để người đi thẳng đứng và đủ rộng để xe bò chở đất đá kèm vàng sa khoáng ra ngoài.

 

Phía cuối hầm, những thanh gỗ rừng dựng tạm bợ để che chắn. Một người tên Hoài cho biết hầm vàng này có 4-5 lao động từ Thái Nguyên, còn lại từ Hồng Thủy (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) sang. "Trữ lượng vàng ít, nhiều đá ghềnh chở ra từ lòng núi phải đổ bỏ. Chúng tôi kiếm ít đồng qua ngày thôi, không được bao nhiêu”, ông Hoài nói.

 

Một vàng tặc cho biết khai thác vàng ở đây phải chấp nhận ăn chia 7-3, hoặc 5-5 với một người địa phương để được "yên ổn". Một người tên Q. khoảng 2-3 ngày lên khu vực khai thác vàng để "cắt vàng theo luật". Mỗi lao động làm thuê được trả lương 4,2 triệu đồng mỗi tháng.

 

Thiếu tá biên phòng Phạm Văn Điền được tăng cường về làm Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã A Vao một năm nay. Ông Điền cho biết vàng tặc ở thôn Tân Đi 3 “chủ yếu là bà con vào rừng làm nương rẫy, rồi khai thác xái vàng, làm nhỏ lẻ, thủ công, không có máy móc”.

 

Thực tế, việc khai thác vàng diễn ra khá rầm rộ. Đất đá kèm vàng sa khoáng được mang ra ngoài xay nhỏ, sàng đãi. Một số trẻ em tham gia công đoạn này. Trong ảnh là cậu bé tự giới thiệu 16 tuổi, đang học lớp 8 thì nghỉ đi khai thác vàng.

 

Ông Hồ Văn Nghiệp, Phó chủ tịch UBND xã A Vao thông tin vàng tặc hoành hành ở xã này từ 2002 đến nay. Nhà chức trách huyện Đăkrông và xã A Vao từng nhiều lần tổ chức truy quét, đi vào buổi đêm, nhưng khi đến nơi thì vàng tặc chạy hết, chỉ đập phá được ít máy móc, đốt lán trại rồi trở về và sự việc đâu lại vào đấy.

 

Hậu quả của việc khai thác vàng là cây rừng bị chặt phá để làm lán trại và cọc chống hầm, lòng núi có vô vàn hố sâu có thể sập đổ bất cứ lúc nào khi mưa lớn.

 

Đặc biệt, theo ông Hồ Văn Thôi ở thôn Tân Đi 3, vàng tặc làm hỏng dòng suối Pa Ka, người dân không có nước uống, tắm bị ngứa. “Nạn khai thác vàng còn khiến nhà tôi mất mảnh ruộng phía thượng nguồn con suối. Mỗi năm bình thường cũng được 60 gùi lúa”, ông Thôi nói và cho hay rất nhiều lần kiến nghị nhưng chính quyền xã không giải quyết.

 

 


 

 

 

 

Hoàng Táo

Từ sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, vàng tặc khai thác rầm rộ tại thôn Tân Đi 3 (xã A Vao, Đăkrông, Quảng Trị). Từ trụ sở UBND xã A Vao, đi xe máy khoảng 30 km là đến thôn Tân Đi 3. Từ đây, lội bộ ngược dòng suối Pa Ka chừng một tiếng là tiếp cận được các bãi vàng.


Người dẫn đường tiết lộ khu vực này có chừng 10 bãi vàng với khoảng 50 người khai thác ngày đêm. Mỗi lán trại do một đầu nậu cai quản.


Dây điện chạy chằng chịt với các mối nối sơ sài. Một bàn thờ dã chiến cũng được các vàng tặc dựng lên.


Một đường hầm sâu hun hút, dài ít nhất 300 m với nhiều ngóc ngách được các vàng tặc khoét sâu vào lòng núi. Phía bên ngoài là máy nén khí to để cấp ôxy vào bên trong.


Đường hầm đủ cao để người đi thẳng đứng và đủ rộng để xe bò chở đất đá kèm vàng sa khoáng ra ngoài.


Phía cuối hầm, những thanh gỗ rừng dựng tạm bợ để che chắn. Một người tên Hoài cho biết hầm vàng này có 4-5 lao động từ Thái Nguyên, còn lại từ Hồng Thủy (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) sang. "Trữ lượng vàng ít, nhiều đá ghềnh chở ra từ lòng núi phải đổ bỏ. Chúng tôi kiếm ít đồng qua ngày thôi, không được bao nhiêu”, ông Hoài nói.


Một vàng tặc cho biết khai thác vàng ở đây phải chấp nhận ăn chia 7-3, hoặc 5-5 với một người địa phương để được "yên ổn". Một người tên Q. khoảng 2-3 ngày lên khu vực khai thác vàng để "cắt vàng theo luật". Mỗi lao động làm thuê được trả lương 4,2 triệu đồng mỗi tháng.


Thiếu tá biên phòng Phạm Văn Điền được tăng cường về làm Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã A Vao một năm nay. Ông Điền cho biết vàng tặc ở thôn Tân Đi 3 “chủ yếu là bà con vào rừng làm nương rẫy, rồi khai thác xái vàng, làm nhỏ lẻ, thủ công, không có máy móc”.


Thực tế, việc khai thác vàng diễn ra khá rầm rộ. Đất đá kèm vàng sa khoáng được mang ra ngoài xay nhỏ, sàng đãi. Một số trẻ em tham gia công đoạn này. Trong ảnh là cậu bé tự giới thiệu 16 tuổi, đang học lớp 8 thì nghỉ đi khai thác vàng.


Ông Hồ Văn Nghiệp, Phó chủ tịch UBND xã A Vao thông tin vàng tặc hoành hành ở xã này từ 2002 đến nay. Nhà chức trách huyện Đăkrông và xã A Vao từng nhiều lần tổ chức truy quét, đi vào buổi đêm, nhưng khi đến nơi thì vàng tặc chạy hết, chỉ đập phá được ít máy móc, đốt lán trại rồi trở về và sự việc đâu lại vào đấy.


Hậu quả của việc khai thác vàng là cây rừng bị chặt phá để làm lán trại và cọc chống hầm, lòng núi có vô vàn hố sâu có thể sập đổ bất cứ lúc nào khi mưa lớn.


Đặc biệt, theo ông Hồ Văn Thôi ở thôn Tân Đi 3, vàng tặc làm hỏng dòng suối Pa Ka, người dân không có nước uống, tắm bị ngứa. “Nạn khai thác vàng còn khiến nhà tôi mất mảnh ruộng phía thượng nguồn con suối. Mỗi năm bình thường cũng được 60 gùi lúa”, ông Thôi nói và cho hay rất nhiều lần kiến nghị nhưng chính quyền xã không giải quyết.




Hoàng Táo

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
28947
Số người truy cập:
7508317