9 lý do bạn mua những thứ không cần thiết

 Chúng ta dành rất nhiều tiền vào những thứ chẳng mang lại ý nghĩa gì cho mình. Dưới đây là 10 lý do tiềm ẩn khiến bạn có thể mua phải những thứ vô bổ, theo Huffington Post.

 
Bạn muốn gây ấn tượng với mọi người
 
Nhu cầu muốn gây ấn tượng với người khác xuất phát từ cảm giác sĩ diện. Nó thậm chí khiến bạn cố sống theo một tiêu chuẩn nào đó không phù hợp với mình và tiêu tốn hết cả khoản tiền tiết kiệm. 
 
Bạn có thói quen thích ngắm đồ
 
Một số người mua sắm bởi vì họ thích lang thang ở các cửa hàng. Nếu bạn chưa có nhu cầu gì, sao phải ngắm nghía đủ mọi món đồ mời gọi và có thể cám dỗ bạn rút ví ra? Hãy từ bỏ thói quen đi dạo mua sắm cho vui bằng cách lập ra một danh sách những thứ bạn cần và chỉ mua các đồ trong danh sách đó. 
 
9-ly-do-ban-mua-nhung-thu-khong-can-thiet
Ảnh minh họa: Cleo.
Bạn không nghĩ về những thứ mình đã có trước khi mua đồ mới
 
Nghĩ về những thứ bạn đã có và tìm được sự hài lòng với các món ấy có thể giúp bạn hạn chế sắm các đồ không thực sự cần. Bạn đã có những đồ gì, chúng hữu ích thế nào? Khi nghĩ về những điều này, bạn sẽ ngừng tập trung vào những thứ mình chưa có. Điều này không chỉ khiến bạn tiết kiệm được món tiền to mà còn mang lại niềm vui và cảm giác hài lòng với cuộc sống hiện tại. 
 
Bạn buồn chán và thấy tinh thần phấn chấn lên khi mua sắm
 
Một trong những thời điểm tệ nhất để đi mua đồ là lúc bạn buồn chán. Khi đó, bạn có thể mua những thực phẩm, quần áo mình không thực sự cần hoặc đã có rồi.
 
Bạn tiếp xúc quá nhiều với quảng cáo
 
Ảnh hưởng của quảng cáo rất mạnh. Những nhà kinh doanh đã đổ cả núi tiền vào quảng cáo mỗi năm vì họ biết chắc cách này rất hiệu quả. Muốn hạn chế mua những thứ vô bổ, bạn hãy từ bỏ các chương trình quảng cáo trên đài, TV, mạng. 
 
Bạn cảm thấy có nhiều đồ hơn thì mình sẽ yên tâm hơn
 
Vì một số lý do, nhiều người sánh việc sở hữu nhiều đồ vật chất với sự an toàn. Nhưng thực tế, mọi thứ bạn sở hữu đều có thể sẽ mất đi, do cháy, mất hay tai nạn bất ngờ chẳng hạn. Các chuyên gia chưa thể lý giải tại sao người ta lại cần mua đồ để mang lại cảm giác yên tâm nhưng nhận ra đây là một sai lầm sẽ giúp bạn hạn chế bê về nhà nhiều thứ chẳng dùng tới.
 
Bạn muốn chạy đua với bạn bè, người thân
 
Đừng cố mua đồ để cho bằng người này, người kia. Hãy nhớ rằng, bạn bè và người thân không có những nhu cầu giống bạn. Những nhu cầu cơ bản gồm: Nơi ở, quần áo, phương tiện đi lại, thực phẩm, tiện ích (điện, nước...). Những thứ khác tùy thuộc vào mỗi người. Hãy bắt đầu thiết lập một ngân sách và đề ra rõ ràng những thứ nào là cần thiết và cái gì là khoản tiêu xài theo ý thích.
 
Bạn không nghĩ ra giải pháp cho các vấn đề của mình
 
Thay vì mua các thiết bị gia dụng mới, tại sao bạn không mang đi sửa cho đỡ tốn kém? Thay vì mua một chiếc giẻ lau bụi mới, sao không dùng lại món đồ vải cũ? Thay vì chạy ra ngoài ăn hàng, sao không dùng những thứ còn lại trong tủ lạnh để tự nấu? Hãy tìm ra các giải pháp sáng tạo và bạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá tiền. 
 
Bạn nghĩ có nhiều đồ là một khoản đầu tư cho tương lai  
 
Một trong những mánh bán hàng tốt nhất là coi sản phẩm hay dịch vụ là một "sự đầu tư". Chẳng hạn, một người bán xe hơi có thể khích lệ bạn "đầu tư" vào một phương tiện giao thông "đáng tin cậy" khi chiếc xe bạn đang dùng vẫn chạy tốt. Đừng mua gì trừ phi thứ đó thực sự bạn đang cần.
 
Vương LinhChúng ta dành rất nhiều tiền vào những thứ chẳng mang lại ý nghĩa gì cho mình. Dưới đây là 10 lý do tiềm ẩn khiến bạn có thể mua phải những thứ vô bổ, theo Huffington Post.

Bạn muốn gây ấn tượng với mọi người

Nhu cầu muốn gây ấn tượng với người khác xuất phát từ cảm giác sĩ diện. Nó thậm chí khiến bạn cố sống theo một tiêu chuẩn nào đó không phù hợp với mình và tiêu tốn hết cả khoản tiền tiết kiệm.

Bạn có thói quen thích ngắm đồ

Một số người mua sắm bởi vì họ thích lang thang ở các cửa hàng. Nếu bạn chưa có nhu cầu gì, sao phải ngắm nghía đủ mọi món đồ mời gọi và có thể cám dỗ bạn rút ví ra? Hãy từ bỏ thói quen đi dạo mua sắm cho vui bằng cách lập ra một danh sách những thứ bạn cần và chỉ mua các đồ trong danh sách đó.

9-ly-do-ban-mua-nhung-thu-khong-can-thiet
Ảnh minh họa: Cleo.
Bạn không nghĩ về những thứ mình đã có trước khi mua đồ mới

Nghĩ về những thứ bạn đã có và tìm được sự hài lòng với các món ấy có thể giúp bạn hạn chế sắm các đồ không thực sự cần. Bạn đã có những đồ gì, chúng hữu ích thế nào? Khi nghĩ về những điều này, bạn sẽ ngừng tập trung vào những thứ mình chưa có. Điều này không chỉ khiến bạn tiết kiệm được món tiền to mà còn mang lại niềm vui và cảm giác hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Bạn buồn chán và thấy tinh thần phấn chấn lên khi mua sắm

Một trong những thời điểm tệ nhất để đi mua đồ là lúc bạn buồn chán. Khi đó, bạn có thể mua những thực phẩm, quần áo mình không thực sự cần hoặc đã có rồi.

Bạn tiếp xúc quá nhiều với quảng cáo

Ảnh hưởng của quảng cáo rất mạnh. Những nhà kinh doanh đã đổ cả núi tiền vào quảng cáo mỗi năm vì họ biết chắc cách này rất hiệu quả. Muốn hạn chế mua những thứ vô bổ, bạn hãy từ bỏ các chương trình quảng cáo trên đài, TV, mạng.

Bạn cảm thấy có nhiều đồ hơn thì mình sẽ yên tâm hơn

Vì một số lý do, nhiều người sánh việc sở hữu nhiều đồ vật chất với sự an toàn. Nhưng thực tế, mọi thứ bạn sở hữu đều có thể sẽ mất đi, do cháy, mất hay tai nạn bất ngờ chẳng hạn. Các chuyên gia chưa thể lý giải tại sao người ta lại cần mua đồ để mang lại cảm giác yên tâm nhưng nhận ra đây là một sai lầm sẽ giúp bạn hạn chế bê về nhà nhiều thứ chẳng dùng tới.

Bạn muốn chạy đua với bạn bè, người thân

Đừng cố mua đồ để cho bằng người này, người kia. Hãy nhớ rằng, bạn bè và người thân không có những nhu cầu giống bạn. Những nhu cầu cơ bản gồm: Nơi ở, quần áo, phương tiện đi lại, thực phẩm, tiện ích (điện, nước...). Những thứ khác tùy thuộc vào mỗi người. Hãy bắt đầu thiết lập một ngân sách và đề ra rõ ràng những thứ nào là cần thiết và cái gì là khoản tiêu xài theo ý thích.

Bạn không nghĩ ra giải pháp cho các vấn đề của mình

Thay vì mua các thiết bị gia dụng mới, tại sao bạn không mang đi sửa cho đỡ tốn kém? Thay vì mua một chiếc giẻ lau bụi mới, sao không dùng lại món đồ vải cũ? Thay vì chạy ra ngoài ăn hàng, sao không dùng những thứ còn lại trong tủ lạnh để tự nấu? Hãy tìm ra các giải pháp sáng tạo và bạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá tiền.

Bạn nghĩ có nhiều đồ là một khoản đầu tư cho tương lai

Một trong những mánh bán hàng tốt nhất là coi sản phẩm hay dịch vụ là một "sự đầu tư". Chẳng hạn, một người bán xe hơi có thể khích lệ bạn "đầu tư" vào một phương tiện giao thông "đáng tin cậy" khi chiếc xe bạn đang dùng vẫn chạy tốt. Đừng mua gì trừ phi thứ đó thực sự bạn đang cần.

Vương Linh

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
27342
Số người truy cập:
9278362