11h hôm nay tư vấn trực tuyến nâng cao sức khỏe sống chung Covid-19

 Đặt câu hỏi cho khách mời tại đây.

Việt Nam và toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức, nỗi lo khi chủng Omicron xuất hiện. Ở Nam Phi, số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân chỉ trong vài tuần. Hôm 26/11, WHO tuyên bố xếp biến thể này vào danh sách đáng lo ngại. Omicron có tới hơn 50 đột biến, trong đó ít nhất 32 đột biến nằm trên protein gai, bộ phận giúp virus bám dính và xâm nhập tế bào của người, gây lo ngại về nguy cơ lây nhiễm dễ dàng, thậm chí né miễn dịch.

Từ sau nới lỏng giãn cách đầu tháng 10, mỗi ngày cả nước ghi nhận 9.000-10.000 ca nCoV mới. Hệ thống giám sát dịch tại Việt Nam đang tăng cường nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur được yêu cầu thực hiện giải trình tự gene trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là ca có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dân lúc này là khỏe mạnh và tìm cách nâng cao sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch để sống chung Covid-19. Không ít người thắc mắc về sự nguy hiểm của biến chủng Omicron; lý do Covid-19 dễ lây lan, cơ chế hoạt động và chốt chặn cuối cùng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus ra sao? Khả năng nhiễm nCoV và lây lan của người đã chích ngừa hai mũi? Học sinh, sinh viên sắp quay trở lại trường học cần chú trọng điều gì, nhất là các bé dưới 12 tuổi chưa được chích ngừa? Chế độ ăn uống thế nào? Những cách nào có thể giảm ho, viêm họng và tăng đề kháng?

Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM và bà Lê Ngọc Thu Trang - CEO Công ty TNHH Ong Mật Tracybee.

VnExpress


Giày Đại Phát solution
Số người online:
8370
Số người truy cập:
8989382