10 sai lầm về tiền bạc khiến nhiều người không thể giàu

 Trở nên giàu có là việc không dễ nhưng cũng chẳng quá khó, nếu bạn tránh xa được 10 sai lầm mà ai cũng có thể mắc dưới đây, theo Businessinsider:

 
Tiêu xài quá mức
 
Nếu vung tay quá trán, dù làm ra hay có sẵn nhiều tiền thế nào bạn cũng chẳng giữ nổi. Có hai kiểu tiêu xài quá mức có thể hủy hoại ngân sách của bạn: 
 
- Tiêu nhiều vào những thứ nhỏ - nhiều khoản nhỏ tích lại sẽ thành khoản lớn và làm bạn cháy túi.
 
- Tiêu quá mức vào những thứ lớn - nhà, xe, du thuyền, kỳ nghỉ...
 
Một trong những lời phàn nàn hay gặp nhất của những người không có ngân sách cân bằng là "tôi không kiếm đủ tiền". Thật ra, vấn đề không nằm ở chỗ họ kiếm được bao nhiêu mà là họ tiêu ngần nào. 
 
Không làm việc hết công suất
 
Sự nghiệp là tài sản tài chính quan trọng nhất của bạn. Chẳng hạn, một người mong đợi cả đời có thể kiếm được 2 tỷ. Nhưng nếu người đó làm việc chăm chỉ, hiệu quả và tăng thu nhập lên 8% mỗi năm, anh ta có thể có hơn 3 tỷ. Nếu cũng là người đó nhưng làm việc kém, thu nhập giảm thì khoản 2 tỷ kia có khi chỉ còn một tỷ hoặc ít hơn. 
 
Để tránh mắc sai lầm này, đơn giản là hãy xây dựng kế hoạch và mục tiêu cụ thể trong nghề nghiệp và luôn nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đó. 
 
Nên chú ý một số điều để tránh bị giảm hiệu suất công việc cũng như thu nhập: Đừng bao giờ bỏ việc khi chưa có việc khác. Đảm bảo sức khỏe. Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục và tận hưởng cuộc sống để tái tạo sức lao động.
 
10-sai-lam-ve-tien-bac-khien-nhieu-nguoi-khong-the-giau
Ảnh minh họa: The Cheat Sheet.
Nợ nần
 
Mắc nợ và phải trả lãi sẽ ngốn của bạn nhiều tiền hơn bạn tưởng. Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản:
 
- Nếu bạn đang nợ, hãy bắt đầu từng bước để trả hết.
 
- Nếu không nợ, đừng vướng vào.
 
Đợi đầu tư
 
Có 3 yếu tố quyết định việc đầu tư (hay tiết kiệm) của bạn có tốt không: 
 
- Lượng đầu tư (số tiền bạn bỏ vào đó)
 
- Tỉ lệ lãi từ khoản đầu tư đó
 
- Thời gian đầu tư
 
Hầu hết chúng ta chỉ nhìn vào tỷ lệ lãi mà không chú ý tới giá trị về thời gian đầu tư. Càng trì hoãn lâu, bạn càng thu được ít hơn. 
 
Chẳng hạn: Bạn A bắt đầu gửi tiết kiệm 3.000 USD một năm từ lúc 20 tuổi. Sau 10 năm, A có tổng số tiền đã gửi là 30.000 USD cộng phần lãi là được 47.000 USD (với lãi suất là 8%). Ở tuổi 30, A ngừng đóng thêm và chỉ để số tiền đã gửi sinh sôi trong 30 năm tới thì tới 60 tuổi, số tiền 47.000 USD của A sẽ lớn thành 472.000 USD. 
 
Chị gái của A đợi tới lúc 30 tuổi mới tiết kiệm mỗi năm 3.000 USD. Sau 10 năm người chị vẫn tiếp tục gửi góp tiết kiệm như cũ. Và tới lúc 60 tuổi thì tổng tài khoản của chị cũng chỉ được 367.000 USD. 
 
Vậy thì, hãy tiết kiệm từ sớm, làm một cách thường xuyên và tăng tỷ lệ tiết kiệm lên khi thu nhập tăng theo thời gian.
 
Mua nhà khi có quá ít tiền
 
Nếu bạn chưa có nhiều tiền và muốn một ngày nào đó sẽ trở nên giàu có, đừng bao giờ mua một ngôi nhà mà cần phải vay nhiều hơn gấp đôi thu nhập hằng năm của mình. 
 
Không tiết kiệm
 
Công thức để giàu có rất đơn giản: Tiêu ít hơn kiếm và luôn duy trì việc này. Hãy để ra một khoản, tối thiểu là 10%, ngay khi nhận được lương. Khoản này có thể sử dụng cho tương lai: mua nhà, chi tiêu khi nghỉ hưu, sắm xe, cho con đi học...
 
Cưới nhầm người
 
Có hai sai lầm lớn về tài chính liên quan tới hôn nhân: cưới một người tiêu xài vô độ và ly hôn.
 
Nếu hai vợ chồng có lương trung bình nhưng cả hai đều biết tiết kiệm thì họ đã có nền tảng để xây dựng và duy trì sự giàu có. Ngược lại, nếu một trong hai người vung tay quá trán thì gia đình khó sung túc. 
 
Ngoài ra, việc ly dị có thể đánh mạnh vào tài chính của bất cứ đôi nào do việc phân chia tài sản và mất các khoản phí liên quan tới thủ tục ly hôn. 
 
Để tránh hai vấn đề trên, hãy thảo luận về tài chính trước khi kết hôn để đảm bảo cả hai hòa hợp về vấn đề này. Khi đã lập gia đình, hãy luôn cùng nhau nhắm tới cùng một mục tiêu và bàn bạc mọi việc trước khi đưa quyết định. 
 
Không có quỹ khẩn cấp
 
Quỹ khẩn cấp cần thiết để phòng cho bất trắc không ngờ. Những bất trắc này có thể xảy ra bất cứ lúc nào: Máy giặt hỏng, xe cần sửa, con phải đi khám... Nếu không có quỹ này, bạn sẽ phải vay mượn khi cần gấp và đây là điều chẳng tốt chút nào.
 
Quy tắc chung là nên có quỹ khẩn cấp bằng 6 tháng lương. Ngoài ra, hãy đảm bảo là số tiền này được cất ở nơi an toàn và đừng đụng tới nó nếu chưa thực sự cần đến.
 
Không mua các loại bảo hiểm
 
Bảo hiểm cũng là một quỹ khẩn cấp lớn có thể hỗ trợ bạn đáng kể trong các tình huống không ngờ tới. Nó có thể trang trải các khoản khám, chữa bệnh, bảo vệ tài sản bạn có, như nhà, xe... nếu bạn gặp tai nạn, đau ốm... Đừng chỉ nghĩ rằng bảo hiểm y tế là đủ, hãy mua bảo hiểm cho nhà, xe, các chuyến đi...
 
Vương LinhTrở nên giàu có là việc không dễ nhưng cũng chẳng quá khó, nếu bạn tránh xa được 10 sai lầm mà ai cũng có thể mắc dưới đây, theo Businessinsider:

Tiêu xài quá mức

Nếu vung tay quá trán, dù làm ra hay có sẵn nhiều tiền thế nào bạn cũng chẳng giữ nổi. Có hai kiểu tiêu xài quá mức có thể hủy hoại ngân sách của bạn:

- Tiêu nhiều vào những thứ nhỏ - nhiều khoản nhỏ tích lại sẽ thành khoản lớn và làm bạn cháy túi.

- Tiêu quá mức vào những thứ lớn - nhà, xe, du thuyền, kỳ nghỉ...

Một trong những lời phàn nàn hay gặp nhất của những người không có ngân sách cân bằng là "tôi không kiếm đủ tiền". Thật ra, vấn đề không nằm ở chỗ họ kiếm được bao nhiêu mà là họ tiêu ngần nào.

Không làm việc hết công suất

Sự nghiệp là tài sản tài chính quan trọng nhất của bạn. Chẳng hạn, một người mong đợi cả đời có thể kiếm được 2 tỷ. Nhưng nếu người đó làm việc chăm chỉ, hiệu quả và tăng thu nhập lên 8% mỗi năm, anh ta có thể có hơn 3 tỷ. Nếu cũng là người đó nhưng làm việc kém, thu nhập giảm thì khoản 2 tỷ kia có khi chỉ còn một tỷ hoặc ít hơn.

Để tránh mắc sai lầm này, đơn giản là hãy xây dựng kế hoạch và mục tiêu cụ thể trong nghề nghiệp và luôn nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đó.

Nên chú ý một số điều để tránh bị giảm hiệu suất công việc cũng như thu nhập: Đừng bao giờ bỏ việc khi chưa có việc khác. Đảm bảo sức khỏe. Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục và tận hưởng cuộc sống để tái tạo sức lao động.

10-sai-lam-ve-tien-bac-khien-nhieu-nguoi-khong-the-giau
Ảnh minh họa: The Cheat Sheet.
Nợ nần

Mắc nợ và phải trả lãi sẽ ngốn của bạn nhiều tiền hơn bạn tưởng. Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản:

- Nếu bạn đang nợ, hãy bắt đầu từng bước để trả hết.

- Nếu không nợ, đừng vướng vào.

Đợi đầu tư

Có 3 yếu tố quyết định việc đầu tư (hay tiết kiệm) của bạn có tốt không:

- Lượng đầu tư (số tiền bạn bỏ vào đó)

- Tỉ lệ lãi từ khoản đầu tư đó

- Thời gian đầu tư

Hầu hết chúng ta chỉ nhìn vào tỷ lệ lãi mà không chú ý tới giá trị về thời gian đầu tư. Càng trì hoãn lâu, bạn càng thu được ít hơn.

Chẳng hạn: Bạn A bắt đầu gửi tiết kiệm 3.000 USD một năm từ lúc 20 tuổi. Sau 10 năm, A có tổng số tiền đã gửi là 30.000 USD cộng phần lãi là được 47.000 USD (với lãi suất là 8%). Ở tuổi 30, A ngừng đóng thêm và chỉ để số tiền đã gửi sinh sôi trong 30 năm tới thì tới 60 tuổi, số tiền 47.000 USD của A sẽ lớn thành 472.000 USD.

Chị gái của A đợi tới lúc 30 tuổi mới tiết kiệm mỗi năm 3.000 USD. Sau 10 năm người chị vẫn tiếp tục gửi góp tiết kiệm như cũ. Và tới lúc 60 tuổi thì tổng tài khoản của chị cũng chỉ được 367.000 USD.

Vậy thì, hãy tiết kiệm từ sớm, làm một cách thường xuyên và tăng tỷ lệ tiết kiệm lên khi thu nhập tăng theo thời gian.

Mua nhà khi có quá ít tiền

Nếu bạn chưa có nhiều tiền và muốn một ngày nào đó sẽ trở nên giàu có, đừng bao giờ mua một ngôi nhà mà cần phải vay nhiều hơn gấp đôi thu nhập hằng năm của mình.

Không tiết kiệm

Công thức để giàu có rất đơn giản: Tiêu ít hơn kiếm và luôn duy trì việc này. Hãy để ra một khoản, tối thiểu là 10%, ngay khi nhận được lương. Khoản này có thể sử dụng cho tương lai: mua nhà, chi tiêu khi nghỉ hưu, sắm xe, cho con đi học...

Cưới nhầm người

Có hai sai lầm lớn về tài chính liên quan tới hôn nhân: cưới một người tiêu xài vô độ và ly hôn.

Nếu hai vợ chồng có lương trung bình nhưng cả hai đều biết tiết kiệm thì họ đã có nền tảng để xây dựng và duy trì sự giàu có. Ngược lại, nếu một trong hai người vung tay quá trán thì gia đình khó sung túc.

Ngoài ra, việc ly dị có thể đánh mạnh vào tài chính của bất cứ đôi nào do việc phân chia tài sản và mất các khoản phí liên quan tới thủ tục ly hôn.

Để tránh hai vấn đề trên, hãy thảo luận về tài chính trước khi kết hôn để đảm bảo cả hai hòa hợp về vấn đề này. Khi đã lập gia đình, hãy luôn cùng nhau nhắm tới cùng một mục tiêu và bàn bạc mọi việc trước khi đưa quyết định.

Không có quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp cần thiết để phòng cho bất trắc không ngờ. Những bất trắc này có thể xảy ra bất cứ lúc nào: Máy giặt hỏng, xe cần sửa, con phải đi khám... Nếu không có quỹ này, bạn sẽ phải vay mượn khi cần gấp và đây là điều chẳng tốt chút nào.

Quy tắc chung là nên có quỹ khẩn cấp bằng 6 tháng lương. Ngoài ra, hãy đảm bảo là số tiền này được cất ở nơi an toàn và đừng đụng tới nó nếu chưa thực sự cần đến.

Không mua các loại bảo hiểm

Bảo hiểm cũng là một quỹ khẩn cấp lớn có thể hỗ trợ bạn đáng kể trong các tình huống không ngờ tới. Nó có thể trang trải các khoản khám, chữa bệnh, bảo vệ tài sản bạn có, như nhà, xe... nếu bạn gặp tai nạn, đau ốm... Đừng chỉ nghĩ rằng bảo hiểm y tế là đủ, hãy mua bảo hiểm cho nhà, xe, các chuyến đi...

Vương Linh

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
96765
Số người truy cập:
7395736