1.400 tỷ đồng xây tượng đài Hồ Chủ tịch và quảng trường ở Sơn La

 Nghị quyết ra ngày 8/7 của HĐND tỉnh Sơn La nêu rõ, việc xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đây đồng thời là một thiết chế văn hoá đặc biệt quan trọng mang tính lịch sử, giáo dục, truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hoá vô giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Việc xây dựng quảng trường nơi đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, theo nghị quyết, nhằm tôn vinh lãnh tụ và góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sơn La khi nơi này đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2020.

11830058-513761738791843-76262-9384-7964

Ngày 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La đã tổ chức phiên họp thứ nhất Hội đồng nghệ thuật để lựa chọn phương án phác thảo bước 1 Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc”. Ảnh:Báo Sơn La.

Diện tích sử dụng đất dự kiến khoảng 20 ha gồm các hạng mục chính: nhóm tượng đài Hồ Chủ tịch (tượng cao 5-8 m) với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài thuộc quy mô nhóm; quảng trường có sức chứa 20.000 người; đền thờ Hồ Chủ tịch; đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; bảo tàng tổng hợp; khu nhà điều hành và khuôn viên cây xanh. Địa điểm xây dựng là ở các phường Tô Hiệu, Chiềng Cơi, Quyết Thắng - vị trí trung tâm của thành phố Sơn La, gần trục giao thông chính.

Tổng mức đầu tư cho công trình khoảng 1.400 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nghị quyết nêu rõ thời gian thực hiện đề án từ năm 2015 đến 2019. Dự kiến công trình được động thổ ngày 11/10/2015 nhân kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Sơn La.

Tượng đài Hồ Chủ tịch với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nằm trong quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 30/10/2014. Theo đề án này, ngoài Sơn La, các địa phương được xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nay đến 2030 gồm: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Tiêu chí xác định địa phương được xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chi Minh là tỉnh thành đó phải gắn với sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch; có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; là quê hương, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, học tập, địa phương Hồ Chủ tịch đến thăm và làm việc.

Đề án chia làm hai loại tượng đài, loại đặt ở trung tâm hành chính, chính trị và loại đặt trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học. Loại thứ nhất kích thước nhân vật sẽ từ 1,5 m đến 9 m. Vốn thực hiện đề án từ 4 nguồn: ngân sách trung ương và địa phương; vốn tự có của các ngành và các tổ chức xã hội; các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ và cuối cùng là nhân dân đóng góp.

thieu-nhi-9132-1431835575-3521-143874170

Tượng đài Hồ Chí Minh đặt trước trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: H.C

Trao đổi với VnExpress chiều 4/8, người phát ngôn Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Phan Đình Tân cho biết, văn phòng Bộ chưa nhận được báo cáo từ tỉnh Sơn La về đề án xây dựng khu tượng đài - quảng trường với kinh phí 1.400 tỷ đồng này.

Nêu quan điểm của cá nhân, PGS.TSKH Phan Đình Tân cho rằng cần cân nhắc lại việc đầu tư kinh phí quá lớn để xây dựng công trình ở Sơn La trong lúc đất nước còn khó khăn, đặc biệt là bối cảnh thiên tai gây nhiều thiệt hại lớn cho Quảng Ninh và các địa phương khác hiện nay. "Kể cả sử dụng kinh phí xã hội hóa, chứ chưa nói đến kinh phí từ ngân sách chúng ta cũng nên xem xét lại kỹ lưỡng vì tiền nào cũng là mồ hôi xương máu của nhân dân", ông Tân nói.

Chuyên gia văn hoá này cho rằng, nếu nói đầu tư kinh phí lớn để xây dựng khu tượng đài là thể hiện tình cảm của nhân dân với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì mức nhiều hơn 1.400 tỷ đồng vẫn là chưa đủ. Nếu lấy lý do cần công trình tầm cỡ để phát triển du lịch thì phải nhìn nhận thực tế, ngay cả các công trình sẵn có ở Sơn La như thuỷ điện vẫn chưa phát huy được công dụng này.

"Có ai cam kết khi xây dựng xong tượng đài Bác Hồ thì Sơn La sẽ phát triển mạnh? Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là người cực kỳ tiết kiệm. Bác đã có những chỉ đạo cụ thể về tính tiết kiệm, tránh lãng phí, phô trương, hình thức mà chúng ta cần phải học tập làm theo", PGS.TSKH Phan Đình Tân chia sẻ.

Năm 1960, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (chất liệu bê tông) ở ngoài trời được xây dựng tại tỉnh ủy Hà Giang, năm 1968 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh) là những công trình đầu tiên được xây dựng. Từ đó đến nay, cả nước đã có 101 tượng đài Hồ Chủ tịch trong khuôn viên, trụ sở cơ quan và 31 tượng đài ở trung tâm hành chính, chính trị.

Theo đánh giá của Bộ Văn hóa, một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước nên ít công trình đạt được tính hoàn chỉnh. Hình thức tạo hình, bố cục đường nét hình khối chưa phản ánh được thần thái, vóc dáng, tinh thần cao đẹp của Hồ Chủ tịch, nhất là chưa có sự gắn kết đồng bộ, hài hoà của ánh sáng, kiến trúc và không gian cây xanh. 

Việc sử dụng chất liệu trong các công trình tượng đài trước đây còn bộc lộ nhiều hạn chế. Ở các tượng chất liệu đá, hiện tượng ôxy hóa chất kết dính ở các thớt nối dẫn đến tình trạng bề mặt chia cắt. Một số công trình chưa có kinh nghiệm xử lý chống hở mạch thấm nước, nên mỗi khi trời mưa đọng nước, tạo điều kiện cho rêu mốc phát triển, bề mặt đá loang lổ, ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ

Các công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay thường được tạo hình ở 3 mẫu: Bác Hồ đứng vẫy tay chào; Bác Hồ ngồi đọc sách, Bác Hồ với các cháu thiếu nhi… Hầu hết công trình có hình dáng, cử chỉ, cách thể hiện hình khối điêu khắc giống nhau, chưa thể hiện được tính khái quát, điển hình nội dung sự kiện, chưa thể hiện được cảm xúc, phong cách riêng. 

"Kinh phí dành cho việc duy tu, bảo quản, bảo dưỡng hàng năm không có hoặc không đủ. Chưa chỉnh trang tu sửa lại những khiếm khuyết do lỗi kỹ thuật hoặc hạn chế về mỹ thuật ở một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ví dụ tượng đài Bác về thăm quê ở TP Vinh, Nghệ An phần vai và gáy của tượng chưa đúng về giải phẫu nhân thể", báo cáo quy hoạch hệ thống tượng đài đến năm 2030 nêu rõ.

Quỳnh TrangNghị quyết ra ngày 8/7 của HĐND tỉnh Sơn La nêu rõ, việc xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đây đồng thời là một thiết chế văn hoá đặc biệt quan trọng mang tính lịch sử, giáo dục, truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hoá vô giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Việc xây dựng quảng trường nơi đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, theo nghị quyết, nhằm tôn vinh lãnh tụ và góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sơn La khi nơi này đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2020.

11830058-513761738791843-76262-9384-7964
Ngày 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La đã tổ chức phiên họp thứ nhất Hội đồng nghệ thuật để lựa chọn phương án phác thảo bước 1 Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc”. Ảnh: Báo Sơn La.
Diện tích sử dụng đất dự kiến khoảng 20 ha gồm các hạng mục chính: nhóm tượng đài Hồ Chủ tịch (tượng cao 5-8 m) với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài thuộc quy mô nhóm; quảng trường có sức chứa 20.000 người; đền thờ Hồ Chủ tịch; đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; bảo tàng tổng hợp; khu nhà điều hành và khuôn viên cây xanh. Địa điểm xây dựng là ở các phường Tô Hiệu, Chiềng Cơi, Quyết Thắng - vị trí trung tâm của thành phố Sơn La, gần trục giao thông chính.

Tổng mức đầu tư cho công trình khoảng 1.400 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nghị quyết nêu rõ thời gian thực hiện đề án từ năm 2015 đến 2019. Dự kiến công trình được động thổ ngày 11/10/2015 nhân kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Sơn La.

Tượng đài Hồ Chủ tịch với đồng bào các dân tộc Tây Bắc nằm trong quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 30/10/2014. Theo đề án này, ngoài Sơn La, các địa phương được xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nay đến 2030 gồm: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Tiêu chí xác định địa phương được xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chi Minh là tỉnh thành đó phải gắn với sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch; có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; là quê hương, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, học tập, địa phương Hồ Chủ tịch đến thăm và làm việc.

Đề án chia làm hai loại tượng đài, loại đặt ở trung tâm hành chính, chính trị và loại đặt trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học. Loại thứ nhất kích thước nhân vật sẽ từ 1,5 m đến 9 m. Vốn thực hiện đề án từ 4 nguồn: ngân sách trung ương và địa phương; vốn tự có của các ngành và các tổ chức xã hội; các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ và cuối cùng là nhân dân đóng góp.

thieu-nhi-9132-1431835575-3521-143874170
Tượng đài Hồ Chí Minh đặt trước trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: H.C
Trao đổi với VnExpress chiều 4/8, người phát ngôn Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Phan Đình Tân cho biết, văn phòng Bộ chưa nhận được báo cáo từ tỉnh Sơn La về đề án xây dựng khu tượng đài - quảng trường với kinh phí 1.400 tỷ đồng này.

Nêu quan điểm của cá nhân, PGS.TSKH Phan Đình Tân cho rằng cần cân nhắc lại việc đầu tư kinh phí quá lớn để xây dựng công trình ở Sơn La trong lúc đất nước còn khó khăn, đặc biệt là bối cảnh thiên tai gây nhiều thiệt hại lớn cho Quảng Ninh và các địa phương khác hiện nay. "Kể cả sử dụng kinh phí xã hội hóa, chứ chưa nói đến kinh phí từ ngân sách chúng ta cũng nên xem xét lại kỹ lưỡng vì tiền nào cũng là mồ hôi xương máu của nhân dân", ông Tân nói.

Chuyên gia văn hoá này cho rằng, nếu nói đầu tư kinh phí lớn để xây dựng khu tượng đài là thể hiện tình cảm của nhân dân với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì mức nhiều hơn 1.400 tỷ đồng vẫn là chưa đủ. Nếu lấy lý do cần công trình tầm cỡ để phát triển du lịch thì phải nhìn nhận thực tế, ngay cả các công trình sẵn có ở Sơn La như thuỷ điện vẫn chưa phát huy được công dụng này.

"Có ai cam kết khi xây dựng xong tượng đài Bác Hồ thì Sơn La sẽ phát triển mạnh? Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là người cực kỳ tiết kiệm. Bác đã có những chỉ đạo cụ thể về tính tiết kiệm, tránh lãng phí, phô trương, hình thức mà chúng ta cần phải học tập làm theo", PGS.TSKH Phan Đình Tân chia sẻ.

Năm 1960, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (chất liệu bê tông) ở ngoài trời được xây dựng tại tỉnh ủy Hà Giang, năm 1968 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh) là những công trình đầu tiên được xây dựng. Từ đó đến nay, cả nước đã có 101 tượng đài Hồ Chủ tịch trong khuôn viên, trụ sở cơ quan và 31 tượng đài ở trung tâm hành chính, chính trị.

Theo đánh giá của Bộ Văn hóa, một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước nên ít công trình đạt được tính hoàn chỉnh. Hình thức tạo hình, bố cục đường nét hình khối chưa phản ánh được thần thái, vóc dáng, tinh thần cao đẹp của Hồ Chủ tịch, nhất là chưa có sự gắn kết đồng bộ, hài hoà của ánh sáng, kiến trúc và không gian cây xanh.

Việc sử dụng chất liệu trong các công trình tượng đài trước đây còn bộc lộ nhiều hạn chế. Ở các tượng chất liệu đá, hiện tượng ôxy hóa chất kết dính ở các thớt nối dẫn đến tình trạng bề mặt chia cắt. Một số công trình chưa có kinh nghiệm xử lý chống hở mạch thấm nước, nên mỗi khi trời mưa đọng nước, tạo điều kiện cho rêu mốc phát triển, bề mặt đá loang lổ, ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ.

Các công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay thường được tạo hình ở 3 mẫu: Bác Hồ đứng vẫy tay chào; Bác Hồ ngồi đọc sách, Bác Hồ với các cháu thiếu nhi… Hầu hết công trình có hình dáng, cử chỉ, cách thể hiện hình khối điêu khắc giống nhau, chưa thể hiện được tính khái quát, điển hình nội dung sự kiện, chưa thể hiện được cảm xúc, phong cách riêng.

"Kinh phí dành cho việc duy tu, bảo quản, bảo dưỡng hàng năm không có hoặc không đủ. Chưa chỉnh trang tu sửa lại những khiếm khuyết do lỗi kỹ thuật hoặc hạn chế về mỹ thuật ở một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ví dụ tượng đài Bác về thăm quê ở TP Vinh, Nghệ An phần vai và gáy của tượng chưa đúng về giải phẫu nhân thể", báo cáo quy hoạch hệ thống tượng đài đến năm 2030 nêu rõ.

Quỳnh Trang


Giày Đại Phát solution
Số người online:
98511
Số người truy cập:
7587798