Tính đến 9h36 hôm nay, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,92 triệu đồng/lượng giá mua vào và 37,05 triệu đồng/lượng giá bán ra, giảm 30.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 20.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Vàng SJC của Công ty Phú Quý cùng thời điểm có giá mua và bán tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h10 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,95 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,03 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán. Cùng với mức giảm trên vàng SJC được mua và bán ở các mức 36,94 và 37,04 triệu đồng/lượng.
Vàng Phượng hàng PNJ-DAB tại công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ lúc 9h29, có giá niêm yết 36,95 – 37,01 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Vàng SJC niêm yết giá ở mức 36,95 – 37,03 triệu đồng/lượng.
Vàng SJC TP Hồ Chí Minh tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC lúc 9h12 giá mua vào – bán ra ở mức 36,95 – 37,03 triệu đồng/lượng. Vàng SJC tại Hà Nội cũng có cùng một mức giá nêu trên. Tại Đà Nẵng, vàng SJC có giá mua vào – bán ra là 36,96 – 37,03 triệu đồng/lượng.
Giá vàng giao ngay đã tăng 0,7% lên 1.439,76 USD/ounce. Vàng kỳ hạn giao tháng 4 tăng 0,7% lên mức 1.438,90 USD/ounce. Trong phiên có lúc vàng vọt lên 1.444 USD/ounce chỉ cách mức kỷ lục ghi được ngày 7/3 vừa qua hơn 4 USD.
Theo các nhà phân tích, giá vàng được hỗ trợ tăng mạnh nhờ mối quan tâm lớn về vấn đề nợ châu Âu, cùng với tình hình ở Libya và giá dầu thô tăng mạnh trở lại. Tình trạng bất ổn chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi và Yemen đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh khiến thị trường thêm lo lắng về khả năng lạm phát cao. Bên cạnh đó, doanh số nhà mới tháng 2 của Mỹ có mức 250.000 thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 290.000 và thấp hơn mức của tháng 1 là 284.000, cũng đẩy đồng USD đã giảm trở lại.