Tuy nhiên, sự suy giảm của giá vàng thế giới và sự thận trọng của nhà đầu tư trong nước khiến những nỗ lực trên chưa có kết quả. Thậm chí, giá vàng còn giảm nhẹ, giảm khoảng 30.000 đồng/lượng.
Vào lúc 8h30, vàng SJC và vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu đều được điều chỉnh giảm 20.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa hôm qua và được niêm yết ở mức 39,85 triệu đồng/lượng giá mua vào 39,95 triệu đồng/lượng giá bán ra. Các loại vàng miếng, vàng nguyên liệu không thay đổi, được mua vào ở mức 39,36 triệu đồng/lượng. Các loại vàng trang sức, vàng nguyên liệu không thay đổi, được mua vào ở giá 39,20 triệu đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín niêm yết với mức giảm 30.000 đồng/lượng. Vàng SBJ giao dịch ở mức: Mua vào 39,88 triệu đồng/lượng; bán ra 39,96 triệu đồng/lượng. Vàng SJC giao dịch ở mức giá: Mua vào 39,87 triệu đồng/lượng; bán ra 39,97 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận, giá vàng giảm 30.000 đồng/lượng. Giá vàng Phượng hoàng PNJ-DAB: Mua vào 39,90 triệu đồng/lượng; bán ra 39,95 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC: Mua vào 39,90 triệu đồng/lượng; bán ra 39,96 triệu đồng/lượng.
Mức giảm 30.000 đồng/lượng được ghi nhận ở Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý. Giá vàng SJC được giao dịch ở mức: Mua vào: 39,87 triệu đồng/lượng; bán ra 39,96 triệu đồng/lượng, giá vàng 9999 không đổi và giao dịch ở mức: Mua vào 39,65 triệu đồng/lượng; bán ra 39,85 triệu đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC được niêm yết với mức giá giảm 20.000 đồng/lượng. Giá vàng SJC Hà Nội: Mua vào 39,88 triệu đồng/lượng; bán ra 39,97 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC HCM: Mua vào 39,88 triệu đồng/lượng; bán ra 39,95 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Đà Nẵng: Mua vào 39,89 triệu đồng/lượng; bán ra 39,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước suy giảm nhẹ khi giá vàng thế giới đêm qua đi xuống. Đêm qua, tại thị trường Mỹ, giá vàng giao ngay hạ 0,41 USD/ounce xuống 1.612,59 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 1,7 USD/ounce xuống 1.613,4 USD/ounce.
Sau khi leo lên mức cao kỷ lục mới, vàng bị bán tháo trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư khiến giá vàng giảm mạnh. Tuy nhiên, khi giá vàng rơi xuống mức sâu, lực săn hàng giá rẻ lại xuất hiện khiến vàng không thể rơi khỏi ngưỡng 1.600 USD/ounce.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được công bố thấp hơn dự báo và doanh số nhà chờ bán theo tháng tăng mạnh đã khiến đồng USD tăng lên và gây áp lực lên giá vàng trong đêm hôm qua.
Đêm qua quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust là tâm điểm của thị trường khi mua vào 18,17 tấn, nâng lượng nắm giữ lên mức cao nhất kể từ đầu năm ở 1.262,97 tấn. Tuy nhiên, động thái này chỉ đủ hỗ trợ giá vàng không giảm sâu.
Tới sáng nay, giá vàng đang giằng co mạnh trước áp lực chốt lời và sự hưng phấn của USD. USD hiện đang đi lên so với tất cả 6 đồng tiền mạnh trong rổ tiền tệ. USD tăng 0.2501% so với EUR, tăng 0.1658% so với GBP, tăng 0.1822% so với JPY, tăng 0.2004% so với AUD, tăng 0.1928% so với CAD và tăng 0.2063% so với CHF.
Lúc này, giá vàng thế giới tại thị trường Châu Á đang giao dịch ở mức 1.613,9 USD/ounce, giảm 3,3 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá vàng gần chạm tới 1.620 USD/ounce nhưng có lúc rơi xuống 1.605 USD/ounce.
Giá dầu tiếp tục suy yếu và rất khó để chinh phục ngưỡng 100 USD/thùng. Hiện dầu đang giao dịch ở mức 97,11 USD/thùng, giảm 0,34%.
Các chuyên gia nhận định giá vàng sẽ sụt giảm mạnh nếu thoả thuận về nâng trần nợ được đưa ra làm giảm mối lo trên các thị truờng tài chính khác. TD Securities đưa ra mức giảm cụ thể là 30 tới 60 USD/ounce.
Tuy nhiên, đó chỉ là mức giảm trong ngắn hạn. Về dài hạn, các chuyên gia vẫn ủng hộ xu hướng đi lên của giá vàng. Có nhiều mục tiêu được đưa ra như 1.700 USD/ounce, 1.750 USD/ounce, 1.800 USD/ounce và cao nhất là 2.000 USD/ounce.
Tại thị trường trong nước, hôm nay tỷ giá bình quân liên ngân hàng được niêm yết ở mức 20.608 đồng/USD, không đổi so với 17 phiên trước đây. Giá USD mua vào ở các NHTM phổ biến ở mức 20.530 -20.560 đồng/USD, bán ra phổ biến ở mức 20.600 – 20.610 đồng/USD.