Tiền thua lỗ CK rơi vào túi ai?

Có thể bạn cảm thấy là tiền đã chạy sang túi người khác, nhưng không hẳn như vậy! Tiền đó không chạy qua túi của người đã mua cổ phiếu từ bạn. Cty phát hành cổ phiếu không chiếm được nó. Và Cty môi giới cũng chẳng lấy một xu nào ngoài phí giao dịch (còn gọi phí môi giới). Do đó, câu hỏi vẫn là: Tiền đã đi đâu? Robert Shiller, một nhà kinh tế ở Yale, cho rằng: "Quan niệm cho rằng bạn có thể mất hàng đống tiền trên thị trường chứng khoán là sự "ảo tưởng". Giá cổ phiếu chưa bao giờ có ý nghĩa như một loại tiền - Đó chỉ là một ước đoán gần nhất về giá trị của cổ phiếu. Vì vậy, giá cổ phiếu "ở trong đầu mọi người". "Chúng ta chỉ theo dõi cách mà mọi người đánh giá về giá trị của cổ phiếu.

Mức giá mà mọi người sẵn sàng giao dịch hôm nay là giá thực tế. Đó là giá trị mà mọi người nghĩ về các cổ phiếu hiện nay". Shiller lấy ví dụ về một người đánh giá ngôi nhà giá trị 350.000 USD, một tuần sau cho rằng nó giá trị 400.000 USD. "Về mặt ý nghĩa, 50.000 USD đã biến mất khi anh ta nói như vậy! Nhưng tất cả chỉ là trong suy nghĩ". Tuy vậy, có những thứ đã biến mất thật sự khi thị trường chứng khoán và bất động sản giảm giá.

Tất nhiên cổ phiếu của bạn không phải là mớ tiền nằm sẵn trong ví, ngôi nhà của bạn không phải là thứ bạn thế chấp lúc nào cũng được giá cao, nhưng chắc chắn bạn đã mất tiền tiềm năng. Đó là số tiền đáng lẽ là của bạn nếu bạn bán nhà hoặc bán sạch cổ phiếu. Đối với những người cần tiền mặt và phải tiêu dùng ngay, đó là tiền thực sự, cho dù nó có đúng với định nghĩa chung của từ đó hay không.

Thật ra, tiền có thật sự hiện hữu trước đó đâu mà gọi là mất. Giả định thị trường X đang ở mốc 100 điểm, mấy tháng sau vọt lên 500 điểm, tức là những người sở hữu cổ phiếu bỗng thấy tài sản của mình tăng bình quân đến năm lần. Nhưng thực sự tài sản của họ đâu có tăng trong thực tế, tất cả các con số đó chỉ nằm trong thế giới ảo.

Dĩ nhiên, nếu ai bán cổ phiếu ra chuyển thành tiền mặt thì con số đó được chuyển thành tài sản thật nhưng tỷ trọng cổ phiếu có giao dịch mua bán chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản niêm yết của thị trường X. Và chúng ta đang nói toàn bộ thị trường chứ không phải từng trường hợp riêng lẻ. Nay, thị trường X giảm mạnh, xuống 100 điểm, ai nấy đều nói hàng tỉ đô la bốc hơi nhưng thực tế chỉ là sự chuyển dịch các con số ảo trong đầu óc tính toán của các nhà đầu tư.

Chính xác nhất, tính hai mặt này của tiền đại diện cho hai phần cấu tạo nên giá trị thị trường của một cổ phiếu: Giá trị danh nghĩa và giá trị thực. Tiền có thể tăng thêm hoặc mất đi do sự thay đổi giá trị danh nghĩa của cổ phiếu. Và giá trị danh nghĩa được xác định bởi sự đánh giá của từng cá nhân cùng với sự nghiên cứu của nhà đầu tư và giới phân tích.

Trong top 10 đại gia trên sàn chứng khoán năm 2010, ngoại trừ ông Phạm Nhật Vượng, thành viên HĐQT, người sở hữu số lượng lớn cổ phiếu của hai mã VIC và VPL, tài sản không biến động nhiều do hai cổ phiếu này được đỡ giá; còn lại các đại gia khác đều đã mất 30% - 50% tài sản. Đầu năm 2011, cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có giá khoảng 80.000 đồng/cổ phiếu nhưng nay chỉ còn trên 34.100 đồng/cổ phiếu (giá ngày 30-5), giảm tương ứng khoảng 60%. Số tiền mà ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAG, người đứng thứ hai về tài sản trên sàn chứng khoán, đã mất khoảng 3.500 tỉ đồng. Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo - ITA, người nắm giữ khoảng 2.046 tỉ đồng cổ phiếu hồi đầu năm, hiện chỉ còn khoảng hơn 1.100 tỉ đồng (mất gần 1.000 tỉ đồng) do giá cổ phiếu ITA đã giảm khoảng 43%. Một đại gia khác cũng nằm trong top 10 là ông Đặng Thành Tâm, người có tài sản lên đến 5.180 tỉ đồng tại bốn DN niêm yết, ước tính số tiền "biến mất" theo giá chứng khoán suy giảm cũng đã lên đến hàng ngàn tỉ đồng...

Nhưng trên thực tế lượng cổ phiếu của các đại gia chứng khoán nắm giữ nếu không mua vào, bán ra để quy thành tiền thì việc "biến mất" theo đà suy giảm của thị trường cũng không nhiều ý nghĩa. Các cổ đông lớn, chủ tịch các doanh nghiệp nắm giữ lượng cổ phiếu càng lớn thì càng tạo ra giá trị ảo lớn. Bởi thực tế, họ gần như không giao dịch. Trong khi đó, nhà đầu tư thì đã mang "tiền tươi, thóc thật" từ bên ngoài vào giao dịch. Vì vậy, khi thị trường sụt giảm, chính những nhà đầu tư mới là người thua lỗ nặng nhất.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
23825
Số người truy cập:
11831955