Tăng trưởng tín dụng: Chọn giải pháp nào?

Mặc dù ý kiến đề xuất “nới” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) ngoài 20% của một số NHTM đã không được NHNN thông qua, nhưng nhiều NH vẫn cho biết đang lên kế hoạch tiếp tục “xin” nới lỏng chỉ tiêu nhằm bơm vốn khả dụng cho DN.

Khó có “ngoại lệ” ngoài 20%

- Ấn định chỉ tiêu TTTD có làm hạn chế vốn từ NH tới DN ? Xin được hỏi quan điểm của chuyên gia và đại diện NH về vấn đề này.

Tăng trưởng tín dụng: Chọn giải pháp nào?, Tài chính - Bất động sản, ngan hang, tang truong, tin dung, vay von, le tham duong, lai suat

TS.Lê Thẩm Dương

TS Lê Thẩm Dương: Để xét vấn đề này, cần đặt trên lăng kính lợi ích của quốc gia. Suốt 3 năm qua, các DN kinh doanh rất khó khăn, trong khi các NH luôn đạt lợi nhuận rất cao. Thời điểm hiện nay, Chính phủ, DN, toàn dân đều đồng lòng với chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hiệp hội Ngân hàng đã ra sức kêu gọi các NH thành viên thể hiện chia sẻ nhưng chưa thấy cụ thể bằng hành vi, thì NHNN phải ra các biện pháp hành chính can thiệp cụ thể.

Khi NHNN ấn định trần lãi suất huy động, tức là đã can thiệp và bắt buộc các NH phải có chính sách cân đối lại cơ chế kinh doanh của mình, chứ không phải là để các NH lách luật. Nếu các NH thực hiện đúng quy định, thì lãi suất đầu ra đương nhiên giảm. Đó mới đúng là chia sẻ bằng hành vi, chưa bàn đến chỉ tiêu TTTD, chưa bàn tới con số 20% và cách phân bổ. Tôi cho rằng biện pháp hành chính lúc này là cần thiết.

Ông Huỳnh Bửu Sơn: Tình hình hiện nay cần một giải pháp định hướng TTTD của hệ thống NH có tính chọn lọc. Không nên hạn chế TTTD đồng loạt theo một hạn mức chung cho tất cả lĩnh vực hoạt động kinh tế. Điều này ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động SXKD bình thường của DN, nhất là khi họ cần nhiều vốn hơn để mua nguyên vật liệu trong điều kiện lạm phát.

6 tháng đầu năm, lạm phát của VN đã ở mức 14%. Như vậy thì nhu cầu về vốn tín dụng của họ tiền tệ tối thiểu cũng phải tăng tương ứng, chưa tính đến yếu tố tăng trưởng. Nếu đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát 15% cả năm mà Chính phủ đã đề ra, thì tăng trưởng của tín dụng cả năm với chỉ tiêu 20% do NHNN ấn định, sẽ chỉ tăng ròng là 5%. Như vậy DN sẽ gặp khó khăn rất lớn về nguồn vốn để có thể phát triển. Còn nếu như lạm phát năm nay tăng lên đến 20% như dự báo của một số tổ chức tài chính quốc tế, thì TTTD thuần sẽ bằng 0.

Ông Vũ Tú: Từ cuối năm 2010 tới nay, NHNN rất kiên quyết và nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ và kết quả là thị trường đã theo đúng hướng, tỉ lệ lạm phát, tỉ giá, thị trường vàng, thị trường ngoại hối tương đối ổn định và khả quan. Tôi cho rằng NHNN sẽ không đưa ra ngoại lệ nào và mốc 20% sẽ được giữ nguyên.

Tăng trưởng tín dụng: Chọn giải pháp nào?, Tài chính - Bất động sản, ngan hang, tang truong, tin dung, vay von, le tham duong, lai suat

Ông Vũ Tú – Tổng giám Ngân hàng TMCP Tiên Phong

TiênPhongBank ra đời đúng lúc khủng hoảng kinh tế (2008), giờ lại thêm chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nên hoạt động tín dụng tại TiênPhongBank khá chặt chẽ và được kiểm soát khá tốt ngay từ đầu. Nửa đầu năm 2011 chúng tôi tập trung cơ cấu lại tài sản. Nửa cuối năm 2011, với nguồn vốn huy động và “room” tín dụng dồi dào, TiênPhongBank sẽ đẩy mạnh cho vay đi kèm sàng lọc và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung tài trợ vốn lưu động cho sản xuất, xuất khẩu đặc biệt trong lĩnh vực tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân). TiênPhong Bank chia ra cho vay sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với nông nghiệp tập trung mạnh vào ngành lúa gạo bao gồm cho vay nhà cung ứng và nhà xuất khẩu, cho vay kinh doanh phân bón, cao su, điều, cà phê... TiênPhongBank sẽ có chính sách ưu đãi cho vay đối với các DN xuất khẩu, nhất là xuất khẩu nông sản. Đối với phi nông nghiệp TienPhong Bank ưu tiên cho vay các ngành mũi nhọn công nghiệp VN như sắt thép, nhựa, xây dựng công nghiệp, các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, may mặc...

Chúng tôi đang trình HĐQT phương án dành 1.000 tỉ đồng cho tín dụng nông nghiệp. Hiện tại TiênPhongBankđã có sản phẩm cho vay thu mua lúa gạo. Sắp tới sẽ ban hành các sản phẩm tài trợ ưu tiên cho hoạt động xuất nhập khẩu nông nghiệp, cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu các mặt hàng điều, cao su, cà phê..

- Nhiều NH vẫn chưa “cam lòng” ở việc hạn chế TTTD của tất cả các NH trong cùng một chỉ tiêu. Liệu có thể căn cứ vào những tiêu chí nào để “uyển chuyển” chỉ tiêu TTTD một cách “thuyết phục” hơn nữa, theo quý vị ?

TS Lê Thẩm Dương: Tôi chưa thấy có tập đoàn, DN nhà nước nào kêu thiếu vốn, mà chỉ thấy DNNVV thiếu vốn. Nghị quyết 11 đã đưa DNNVV vào nhóm thuộc lĩnh vực ưu tiên, thực tế thì khối DN này vẫn chưa được ưu tiên. Do đó, phải giải quyết vốn cho khối DN này.

Ngược lại, việc giải quyết vốn cho khối này không đồng nghĩa với việc nới, hay tháo chỉ tiêu TTTD 20%. Vẫn trên quan điểm tổng thể lợi ích và sự cân đối mọi mục tiêu, 20% cho TTTD toàn hệ thống là hợp lý. Thậm chí nếu cần, nếu có thể, thì kéo xuống 18%. Nếu để cứu DNNVV, tăng lên trên 20%, mục tiêu kiềm chế lạm phát sẽ vỡ. Mặt khác nếu kéo xuống quá thấp thì dễ có tác dụng ngược.

Như vậy là trong 20%, cần phải “nắn” dòng vốn, phân bổ và sử dụng vốn hợp lý hơn trong các quan hệ: Giữa tập đoàn kinh tế NN và DNNVV; giữa sản xuất và phi sản xuất; giữa lĩnh vực ưu tiên và không ưu tiên. Ở đây là sự “liệu cơm gắp mắm”, khi đó các khúc mắc được giải quyết và vẫn đạt mục tiêu lớn.

Ông Vũ Tú: Ngồi ghế quản lý NH, tôi hay bất cứ ai khác đều muốn chính sách “hợp lý” nhất cho mình. Tuy nhiên qua theo dõi các động thái điều hành và thực thi chính sách của NHNN thời gian gần đây, tôi cho rằng NHNN sẽ không “nhân nhượng” đưa ra một chính sách hài hòa được lợi ích của tất cả đối tượng quản lý. NHNN giờ như người chỉ huy, khi ra hiệu lệnh “đánh”thì tất cả tướng, tá đến trung sĩ, hạ sĩ đều phải xung phong, đều phải ào lên. Nếu phát ra nhiều tín hiệu khác nhau trong cùng một khẩu lệnh e rằng bị nhiễu sóng !

Ông Huỳnh Bửu Sơn : Có hai vấn đề cần được xem xét: Thứ nhất, liệu hệ thống NH có thực sự thừa vốn để tăng tín dụng vượt mức quy định của NHNN ? Nếu dư vốn vì sao lãi suất huy động vốn lại quá cao ? Thứ hai, lãi suất cho vay hiện nay rất cao ở mức trên 20%, thậm chí đến 24-27%. Liệu có bao nhiêu DN hoạt động lành mạnh và hiệu quả sẵn sàng vay với lãi suất này? Có bao nhiêu dự án sản xuất kinh doanh có đủ hiệu quả để sau khi trả lãi vay NH vẫn còn lợi nhuận cao hơn lãi suất huy động tiền gởi hiện nay ?

Tăng trưởng tín dụng: Chọn giải pháp nào?, Tài chính - Bất động sản, ngan hang, tang truong, tin dung, vay von, le tham duong, lai suat
 Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn

Chưa giải quyết được nghịch lý này thì mọi giải pháp đều chỉ là tình thế, khó có thể căn cơ. Giải pháp tình thế, hay căn cơ ?

- Đã có ý kiến cho rằng nên căn cứ vào tỉ lệ nợ xấu hiện có ở mỗi NH để đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng NH; hoặc, có thể đánh “thuế” trên mức TTTD... ?

Ông Huỳnh Bửu Sơn : Về mặt vĩ mô, ngay cả NHNN cũng đang đứng trước tình thế lưỡng nan. Muốn giải quyết bài toán tín dụng thì phải giải quyết bài toán lãi suất. Muốn hạ lãi suất thì phải cung ứng vốn cho hệ thống NH thông qua thị trường tiền tệ và giảm lãi suất cơ bản. Trong khi đó mục tiêu hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát mà một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát là giảm cung tiền, giảm tín dụng. Nhưng nếu giảm tín dụng, tăng lãi suất thì khu vực tư doanh không có vốn và không thể vay vốn sẽ không phát triển được, thậm chí phải đóng cửa phá sản, người lao động bị mất công ăn việc làm, lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ giảm trong tương lai và có thể trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát trì trệ, cũng sẽ bất ổn và bất ổn trực tiếp tới mục tiêu an sinh xã hội. Đây là môt tình trạng lưỡng nan, một vòng luẩn quẩn mà để phá vỡ được không phải dễ.

TS Lê Thẩm Dương : Để được vay vốn, DN cần đáp ứng một số tiêu chí: Pháp lý, uy tín, mục đích vay, năng lực tạo lợi nhuận, môi trường KD, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo. DNNVV thường khó đáp ứng phần lớn các tiêu chí này. Vì là nhỏ và vừa nên ít có uy tín, dễ đổ vỡ trong môi trường kinh doanh khủng hoảng, nợ vay trên vốn nhiều hơn mức cho phép, thường không có tài sản đảm bảo; chưa kể các yếu tố về phương án kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng quản trị đều chưa mạnh ... Như vậy, DN cũng phải tự xem lại mình, tự xoay xở trong lúc này thay vì kêu than NH không cho vay, nghẹt vốn. Đây chính là lúc thanh lọc những DN yếu kém.

Trong trước mắt, khó có phương án tối ưu để phối hợp giải quyết cùng lúc ba vấn đề, từ ba phía: Bị hạn chế tín dụng, DN hạn chế chuẩn tín dụng, NH hạn chế chiến lược và trình độ.

- Với công cụ TTTD, còn những hình thức điều tiết khả dụng nào, lúc này ?

Ông Vũ Tú: Như đã nói ở trên, tôi cho rằng NHNN sẽ không đưa ra ngoại lệ nào và mốc 20% sẽ được giữ nguyên. Vì vậy tôi không có ý kiến về vấn đề này.

TS Lê Thẩm Dương : Theo tôi, những NH tốt, có tỉ lệ nợ xấu thấp, có cơ cấu tín dụng cho vay sản xuất cao, thì nên tăng chỉ tiêu cao hơn, qua đó gia tăng hiệu quả dòng vốn. NH nào kém, tỉ lệ nợ xấu cao, cho vay phi sản xuất nhiều, thì phải siết chỉ tiêu, thậm chí chấp nhận cho NH đó phá sản, để giảm thiểu dòng vốn vay không hiệu quả. Có thể lấy việc tăng hay giảm từ mốc 20% như một khung thưởng, phạt công bằng của nhà quản lý. Nên để các NH đề xuất, bởi mỗi NH sẽ hiểu hơn ai hết thế mạnh của mình. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể chỉnh chỉ tiêu để phục vụ mục đích điều hành sao cho cuối cùng vẫn hạn chế tổng chỉ tiêu ở mức 20% hoặc thấp hơn, nhưng đồng thời đảm bảo DNNVV có dự án tốt có thể tiếp cận vốn sớm để đi vào triển khai, đảm bảo cho nền kinh tế vẫn có hàng hóa, của cải, đóng góp cho chỉ tiêu GDP 6% và giải quyết được bài toán lạm phát.

Ông Huỳnh Bửu Sơn : Trước mắt, cần ổn định thanh khoản của hệ thống NH, giảm dần lãi suất huy động và cho vay. Hạn mức TTTD 20% cho năm 2011 trên thực tế bị hạn chế tác dụng trong điều kiện các NH đang thiếu vốn và lãi suất cho vay quá cao như hiện nay. Nên có chính sách định hướng tín dụng chọn lọc, hỗ trợ hợp lý các DN sản xuất, xuất khẩu... Về lâu dài, cần cơ cấu lại các khoản nợ bất động sản, chứng khoán, giải quyết bài toán về tài sản thế chấp, khuyến khích việc sát nhập, hợp nhất các NH nhỏ. Mở rộng thanh toán xã hội qua hệ thống NH, đưa nguồn vốn thanh toán vào hệ thống NH để làm giảm chi phí huy động vốn NH, giảm lãi suất tín dụng là điều đã nói từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Cơ bản, nền kinh tế chúng ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt và do đó vẫn thiếu vốn và giá của đồng vốn vẫn cao khiến DN của ta dù rất giỏi nhưng vẫn khó cạnh tranh với nước ngoài !

- Xin cảm ơn các ông !


Giày Đại Phát solution
Số người online:
15700
Số người truy cập:
11819518