Những thực phẩm có thể gây độc khi để trong tủ lạnh

 Chuyên gia về sức khỏe và đường ruột, tiến sĩ Dimple Jangda (Mumbai, Ấn Độ) cho rằng bảo quản lạnh thực phẩm là giải pháp phổ biến nhưng đôi khi vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo tiến sĩ bốn loại thực phẩm có thể gây ngộ độc nếu để trong tủ lạnh không đúng cách.

Tỏi

Là một loại gia vị phổ biến được sử dụng hàng ngày nhưng tỏi vẫn có thể bị mốc khi để trong tủ lạnh. Đại học Cornell ở Mỹ từng cảnh báo bảo quản tỏi tươi trong tủ lạnh không phải ý tưởng đúng. Nguyên nhân là do tỏi có hàm lượng axit thấp, khiến chúng dễ bị nhiễm Clostridium botulinum- thủ phạm gây ra ngộ độc.

Tiến sĩ Dimple Jangda khuyến cáo thêm, không nên để tỏi đã bóc vỏ trong tủ lạnh bởi bị nấm mốc rất nhanh. "Nấm mốc trên tỏi thực sự liên quan đến bệnh ung thư. Chỉ bóc vỏ khi chuẩn bị nấu và luôn để nó ở bên ngoài tủ lạnh", chuyên gia nói.

Hành tây

Theo tiến sĩ Dimple Jangda, nếu để củ hành tây sử dụng dở trong tủ lạnh có thể gây nguy hiểm vì thực phẩm này không có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, khi để trong tủ lạnh, tinh bột sẽ chuyển thành đường và bắt đầu bị mốc.

"Nhiều người vì tiết kiệm khi cắt nửa củ hành tây nấu chín, nửa còn lại cất vào tủ lạnh. Nửa còn lại này sẽ thu thập tất cả các vi khuẩn không lành mạnh và bắt đầu trở nên nấm mốc", bà nói.

Gừng

Giống như tỏi và hành, gừng cũng dễ bị nấm mốc.

Jangda khuyên không nên để gừng vào tủ lạnh bởi sẽ bị nấm mốc nhanh. Nếu sử dụng thường xuyên gừng bị mốc dễ dẫn đến bệnh suy thận và gan.

Cơm

Tiến sĩ Jangda đề cập đến xu hướng gần đây mọi người bảo quản cơm đã nấu chín trong tủ lạnh. "Nhiều người bắt đầu bảo quản cơm đã nấu chín trong tủ lạnh vì khả năng kháng tinh bột và họ cho rằng nó có tác dụng giúp ổn định lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Nhưng thực tế, gạo là một trong những nguyên liệu bắt nấm mốc nhanh nhất. Nếu bạn định để nó vào tủ lạnh thì không nên để quá 24 giờ".

Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) từng cảnh báo gạo chưa nấu chín có thể chứa bào tử Bacillus cereus, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các bào tử vẫn có thể tồn tại khi cơm được nấu chín. Bởi vậy, để tránh ngộ độc, NHS khuyến cáo:

- Tốt nhất nên ăn cơm ngay khi vừa nấu xong.

- Giữ cơm trong tủ lạnh không quá một ngày cho đến khi hâm nóng lại.

- Khi hâm nóng cơm, hãy luôn kiểm tra xem cơm đã nóng hoàn toàn chưa.

- Không hâm nóng cơm nhiều lần.

Trang Vy (Theo Express)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
1304
Số người truy cập:
4761080