Nghiên cứu, thử nghiệm cây trồng chuyển gen

 

Thử nghiệm ngô, bông và đậu tương

Ông Hàm nói: “Từ sau năm 2006, khi Chương trình trọng điểm ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp được Chính phủ phê duyệt chúng ta mới có kinh phí dồi dào hơn để tiến hành nghiên cứu một cách bài bản hơn về cây trồng chuyển gen (CTCG). Ngô, bông và đậu tương là 3 giống CTCG đã được Chính phủ cho phép thử nghiệm để đưa vào sản xuất đại trà.

Tuy nhiên, nghiên cứu về CTCG rất phức tạp. Các nước trên thế giới phải mất 7 - 10 năm và bỏ ra từ 50 - 100 triệu USD mới tạo ra được một giống CTCG trên cơ sở một hạ tầng khoa học rất tốt. Vì thế, chúng ta phải tiếp cận đa ngành, có lộ trình và bước đi thích hợp trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ chuyển gen.

 

 

Mới đây chúng ta đã thu hoạch vụ ngô chuyển gen đầu tiên. Kết quả bước đầu cho thấy, hiệu quả kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ tốt, năng suất nhờ đó mà tăng lên, giảm chi phí thuốc trừ sâu, chi phí làm cỏ.

 

 

VN bắt đầu nghiên cứu, tiến tới ứng dụng công nghệ chuyển gen khi mà CTCG đã có từ khoảng 16 năm trước. Chúng ta đã xây dựng được hệ thống quy chế để đưa các thành tựu khoa học nông nghiệp, trong đó có công nghệ chuyển gen từ nước ngoài áp dụng vào đồng ruộng nước mình. Nhờ đó, các công ty nước ngoài có thể mang hạt giống vào để khảo nghiệm, đánh giá rủi ro đối với an toàn sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi. Vụ hè thu năm nay chúng ta bắt đầu cho phép 2 công ty nước ngoài đem các giống ngô chuyển gen được trồng tại nhiều nước trên thế giới từ năm 1996 đến nay vào thực hiện khảo nghiệm trên phạm vi hẹp, với diện tích dưới 10 ngàn m2 nhằm đánh giá hiệu quả của gen và phần nào “soi” mức độ an toàn đối với đa dạng sinh học và môi trường. Mới đây chúng ta đã thu hoạch vụ ngô chuyển gen đầu tiên. Kết quả bước đầu cho thấy, hiệu quả kháng sâu và kháng thuốc diệt cỏ tốt, năng suất nhờ đó mà tăng lên, giảm chi phí thuốc trừ sâu, chi phí làm cỏ. Đây là kết quả đánh giá một vụ ở diện hẹp. Bước tiếp theo chúng tôi sẽ đánh giá trên diện rộng ở nhiều nơi. Khi đó, chúng ta có điều kiện nhìn kỹ hơn về hiệu quả kinh tế của giống ngô này. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để chúng ta đưa các giống ngô chuyển gen này trồng đại trà trên đồng ruộng.

Cây trồng chuyển gen an toàn

*Nhiều quốc gia, nhất là ở khu vực châu Âu đang nghi ngại về độ an toàn của CTCG và sản phẩm của chúng. Vì sao thưa ông?

- Thế giới đã có lịch sử trồng và sử dụng sản phẩm chuyển gen trên một chục năm trời, có khoảng 350 triệu người đã sử dụng sản phẩm chuyển gen nhưng đến nay chưa từng ghi nhận bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy CTCG và sản phẩm của nó không an toàn đối với đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi. Các nước châu Âu không mặn mà với CTCG là có lý do riêng của họ. Dân số châu Âu nhiều năm qua không tăng hoặc tăng nhưng không đáng kể, lại có công nghệ sản xuất nông nghiệp phát triển, quỹ đất nông nghiệp rộng lớn. Vì thế, họ không phải bận tâm quá nhiều về an ninh lương thực.

*Đã có những quan ngại đối với việc xâm hại giống bản địa, mất an toàn đa dạng sinh học khi trồng đại trà CTCG. Làm sao để chúng ta vừa phát triển mạnh mẽ CTCG, vừa bảo vệ các nguồn gen quý và đa dạng sinh học của đất nước?

- Điều này có thể xảy ra nếu chúng ta không áp dụng triệt để các quy tắc đảm bảo an toàn sinh học. Với cây đỗ tương, bông và những cây tự thụ phấn khác thì không đáng ngại lắm. Tuy nhiên, với cây thụ phấn chéo thì cần phải rất thận trọng, như cây ngô chẳng hạn. Vì thế, chúng ta phải xác định khoảng cách cách ly an toàn và thực hiện nghiêm túc quy định này trên thực tế. Tóm lại, để sử dụng an toàn CTCG thì Nhà nước phải có quy chế, người sử dụng phải tuân theo quy chế đó. Nước ta đã ban hành quy chế này rồi, các địa phương và từng người nông dân sử dụng CTCG phải tuân thủ nghiêm ngặt. Toàn quốc và mỗi địa phương phải xây dựng quy hoạch diện tích cây trồng phù hợp, khoanh vùng cây bản địa và không đưa CTCG vào vùng này.

*Xin cảm ơn ông.

Quang Duẩn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
6185
Số người truy cập:
4769860