Lựa chọn giải pháp thanh toán trực tuyến

Thanh toán thẻ trực tuyến:

Phương tiện thanh toán là thẻ do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính tín dụng phát hành. Thẻ mang thương hiệu quốc tế phổ biến là Visa, MasterCard, American Express… Đây là loại thẻ được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, tại hàng triệu điểm chấp nhận thẻ có gắn logo thương hiệu thẻ.

Tại Việt Nam, có 15 ngân hàng đang phát hành các loại thẻ mang thương hiệu quốc tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB, Techcombank, Sacombank… Các ngân hàng trong nước còn phát hành riêng thẻ ghi nợ nội địa, người Việt Nam quen gọi là thẻ ATM, thẻ này có phạm vi hoạt động trong quốc gia.

Áp dụng phương thức thanh toán thẻ trực tuyến, doanh nghiệp cho phép khách hàng sở hữu các loại thẻ thanh toán như Visa, MasterCard… hoặc thẻ ATM nội địa để thanh toán trên Internet. Thanh toán thẻ không giới hạn phạm vi, không gian và thời gian, từ bất kỳ đâu trên thế giới. Chỉ với một chiếc máy tính kết nối Internet, khách hàng có thể hoàn thành khâu thanh toán chỉ trong vài giây.

Các doanh nghiệp Việt Nam triển khai hình thức này có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ quốc tế hoặc trong nước. Một số nhà cung cấp quốc tế được lựa chọn phổ biến trên thế giới như PayPal, 2CheckOut, WorldPay... Tuy nhiên, các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn để kết nối dịch vụ:

- PayPal cho phép triển khai hình thức thanh toán thẻ trực tuyến nhưng không hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam rút tiền. Một số website ở Việt Nam triển khai PayPal đều dưới hình thức nhờ người thân, bạn bè sống ở nước ngoài mở tài khoản, sau đó sẽ gửi tiền về Việt Nam. Vì vậy, đây là chỉ biện pháp tạm thời cho các người bán lẻ, quy mô kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp không thể triển khai.

- Doanh nghiệp triển khai với 2 checkout và Worldpay bị khó khăn về ngôn ngữ và hỗ trợ kỹ thuật từ xa, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới bắt đầu vận hành website và kiến thức về thanh toán trực tuyến còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Hơn nữa, đây là nhà cung cấp dịch vụ quốc tế, phí thanh toán thẻ (Commission Fee từ 4,5% đến 5,5%) quá cao đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Với mong muốn đem tới cho khách hàng các dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại, Vietcombank đã hợp tác cùng với OnePAY - đơn vị phân phối chính thức dịch vụ cổng thanh toán thẻ trực tuyến (Mastercard Internet Gateway Service - MiGS) của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard tại thị trường Việt Nam từ năm 2007. Dịch vụ này cho phép các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán trên Internet đối với 4 loại thẻ quốc tế thông dụng nhất thế giới là Visa, MasterCard, American Express, JCB.

Đầu năm 2009, nhằm mang lại tiện ích cho chủ thẻ nội địa của Vietcombank và mở rộng phạm vi chấp nhận thẻ cho doanh nghiệp, OnePAY và Vietcombank triển khai thành công chức năng thanh toán trực tuyến cho thẻ ATM Vietcombank Connect24. Ưu điểm khi doanh nghiệp sử dụng dịch của một nhà cung cấp trong nước là được tư vấn sâu về giải pháp.

OnePAY có nhân viên kinh doanh tiếp xúc trực tiếp để tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử, áp dụng thanh toán thẻ. Doanh nghiệp triển khai sẽ được đào tạo các kiến thức liên quan đến vận hành hệ thống thanh toán và được hỗ trợ 24/7 trong suốt thời gian vận hành. Các khóa đào tạo cung cấp thông tin chính thống từ các tổ chức thẻ quốc tế như MasterCard, Visa…

Một ưu điểm nữa là doanh nghiệp sẽ nhận được doanh thu hàng ngày tại tài khoản của Vietcombank. Nếu như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài thì thời gian nhận tiền về Việt Nam phải chờ trong khoảng từ 15- 30 ngày. Hiện nay, các doanh nghiệp triển khai với Vietcombank và OnePAY còn băn khoăn nhất là vấn đề chi phí, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư phí đăng ký dịch vụ và phải trả một khoản phí duy trì hàng tháng. Tuy nhiên, với những ưu điểm và thuận lợi trên thì OnePAY vẫn là sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp trong thời điểm này.

Thanh toán ví điện tử trực tuyến:

Ví điện tử là một tài khoản điện tử, là một chiếc ví tiền trong thế giới Internet, người sở hữu ví có thể giao dịch mua hàng hóa, thanh toán cho người bán hàng chấp nhận ví.

Ví điện tử do một tổ chức tài chính phát hành. Tổ chức này thường phân chia thành hai loại ví: Ví điện tử cá nhân và ví điện tử doanh nghiệp. Ví điện tử cá nhân dành cho cá nhân có nhu cầu mua hàng hóa còn ví điện tử doanh nghiệp dành cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ.

Trên thế giới, PayPal là tổ chức mạnh nhất và lớn nhất về ví điện tử, người dùng quen gọi là tài khoản PayPal. PayPal phát triển cộng đồng sở hữu tài khoản PayPal cá nhân (Personal Account) tại gần 200 quốc gia. Tuy nhiên, PayPal giới hạn tài khoản dành cho người bán hàng (Business Account), Việt Nam cũng là quốc gia nằm trong giới hạn đó. PayPal cho phép cá nhân Việt Nam mở tài khoản, sử dụng tài khoản để mua hàng hóa (send money) tại các website nước ngoài chấp nhận tài khoản PayPal, nhưng chưa cho phép doanh nghiệp Việt Nam bán hàng, chấp nhận tài khoản này.

Tại Việt Nam, năm 2008 có một loạt tổ chức phát hành ví điện tử như ví điện tử Payoo, ví điện tử Mobivi, ví điện tử VnMart, ví điện tử NetCash. Ví điện tử có thể được gắn kết với tài khoản ngân hàng để chuyển tiền giữa ví điện tử và tài khoản. Ngoài ra, người dùng có thể nạp tiền vào ví bằng cách nộp tiền mặt, chuyển khoản…

Với các ví điện tử nội địa này, cá nhân sở hữu ví có thể mua hàng tại một số website trong nước đã kết nối với các tổ chức cung cấp ví. Đây là mô hình mới ở Việt Nam, các tổ chức cung cấp ví điện tử còn gặp phải nhiều khó khăn khi phát triển cộng đồng cá nhân sở hữu ví. Người dùng có tâm lý ngại mở tài khoản ví vì bị giới hạn khả năng thanh toán và thanh khoản. Doanh nghiệp triển khai hình thức này phải trả chi phí tương đối thấp, chi phí đăng ký dịch vụ thường được miễn phí.

(Nguồn: OnePAY)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
12160
Số người truy cập:
11174719