Laser cầm tay chẩn bệnh

 

 
 
 

Quang phổ Raman là cách đo cường độ và bước sóng của ánh sáng phân tán từ các phân tử. Kỹ thuật này cũng đang được ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm, ví dụ như đo lường đặc tính các ngọn lửa, nghiên cứu cách đốt nhiên liệu, ô nhiễm trong các sản phẩm...

Giáo sư hóa học Michael Morris (Đại học Michigan, Mỹ) đã ứng dụng laser Raman trong vài năm qua để nghiên cứu cấu trúc xương người. Cho đến nay, ông chỉ mới nghiên cứu trên xác người nhưng Morris tin rằng có thể chứng minh hiệu quả đối với bệnh nhân.  Hãng BBC dẫn lời Morris cho biết kỹ thuật này có ưu điểm lớn là không xâm lấn, nhanh và chính xác hơn các thủ tục cổ điển.

Giáo sư Morris giải thích rằng khi một người bị bệnh hoặc sắp bị bệnh thì các thành phần hóa học trong mô sẽ xáo trộn, khác với mô của người khỏe mạnh. Phổ Raman sẽ thay đổi tùy theo tình trạng của mô mà nó phân tích. Việc chẩn đoán cho kết quả trong vòng vài phút mà không cần máy X-quang, bệnh nhân chỉ cần đặt cổ tay vào một tấm bảng qua một vòng có các sợi quang cung cấp tia laser.

Kỹ thuật laser Raman còn được ứng dụng cho nhiều trường hợp khác, ví dụ không cần phải lấy mẫu máu nhưng vẫn có thể xác định nồng độ cholesterol huyết. Bên cạnh đó, các nhà khoa học tại Anh cũng đang dùng laser Raman phân tích vôi hóa trong mô vú - vốn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư.

Tạ Xuân Quan


Giày Đại Phát solution
Số người online:
72
Số người truy cập:
4758749