Kỷ nguyên của các siêu thảm họa ở châu Á

<p> <table cellspacing="0" cellpadding="3" width="1" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td><img height="299" alt="Cảnh đổ n&aacute;t của đảo Sumatra của Indonesia sau thảm họa s&oacute;ng thần năm 2004. Ảnh:" src="http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/9E/11/Sumatra.jpg" width="450" /></td> </tr> <tr> <td class="Image">Cảnh tan hoang của đảo Sumatra của Indonesia sau thảm họa s&oacute;ng thần năm 2004. Ảnh: <em>A</em>P.</td> </tr> </tbody> </table> </p> <p class="Normal">Một b&aacute;o c&aacute;o khoa học của Australia khẳng định t&aacute;c động của c&aacute;c thảm họa tự nhi&ecirc;n như động đất v&agrave; s&oacute;ng thần trong những năm tới c&oacute; thể tăng gấp bội do t&igrave;nh trạng gia tăng d&acirc;n số v&agrave; thay đổi kh&iacute; hậu. Dựa v&agrave;o dữ liệu về thi&ecirc;n tai trong 400 năm qua, c&aacute;c nh&agrave; khoa học đ&atilde; ph&acirc;n t&iacute;ch nguy cơ xảy ra động đất, lốc xo&aacute;y, s&oacute;ng thần, n&uacute;i lửa tại ch&acirc;u &Aacute;-Th&aacute;i B&igrave;nh Dương v&agrave; t&iacute;nh to&aacute;n số người c&oacute; thể bị thương vong.</p> <p class="Normal">Họ nhận thấy những th&agrave;nh phố nằm tr&ecirc;n v&agrave;nh đai Himalaya, Trung Quốc, Indonesia v&agrave; Philippines sẽ phải chứng kiến c&aacute;c trận động đất c&oacute; khả năng lấy đi mạng sống của một triệu người trong thời gian ngắn. Ngo&agrave;i ra, Indonesia v&agrave; Philippines c&ograve;n phải đối mặt với những hiểm họa từ n&uacute;i lửa. C&ograve;n c&aacute;c quốc gia địa h&igrave;nh thấp như Bangladesh c&oacute; thể bị t&agrave;n ph&aacute; bởi s&oacute;ng thần, lũ lụt v&agrave; lốc xo&aacute;y.</p> <p class="Normal">Nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu cho biết, c&aacute;c thảm họa thi&ecirc;n nhi&ecirc;n cướp đi sinh mạng từ 10.000 người trở l&ecirc;n c&oacute; xu hướng xảy ra thường xuy&ecirc;n hơn sau mỗi thập kỷ. Trong những năm tới, ch&uacute;ng c&oacute; thể t&aacute;c động tới cuộc sống của hơn một triệu người. T&igrave;nh trạng tăng d&acirc;n số, thay đổi kh&iacute; hậu v&agrave; khan hiếm lương thực c&oacute; thể l&agrave;m tăng mức độ t&agrave;n ph&aacute; của c&aacute;c thảm họa thi&ecirc;n nhi&ecirc;n.</p> <p class="Normal">&quot;X&aacute;c suất xảy ra thi&ecirc;n tai như động đất, n&uacute;i lửa phun tr&agrave;o, s&oacute;ng thần, lũ qu&eacute;t kh&ocirc;ng thay đổi nhiều, song do d&acirc;n số ch&acirc;u &Aacute; tăng nhanh n&ecirc;n mọi trận động đất đều c&oacute; thể t&aacute;c động tới h&agrave;ng vạn, thậm ch&iacute; nhiều triệu người. Giả sử một ngọn n&uacute;i lửa tại bang Alaska của Mỹ đều đặn phun tr&agrave;o nham thạch theo chu kỳ 100 năm th&igrave; t&aacute;c động của n&oacute; đối với con người kh&ocirc;ng lớn v&igrave; chẳng c&oacute; ai sống ở xung quanh khu vực n&uacute;i lửa ở Alaska. Nhưng nếu ngọn n&uacute;i lửa ấy xuất hiện tại đảo Java của Indonesia th&igrave; t&aacute;c động của n&oacute; v&ocirc; c&ugrave;ng khủng khiếp&quot;, Alanna Simpson, một nh&agrave; khoa học tham gia nghi&ecirc;n cứu, giải th&iacute;ch.</p> <p class="Normal" align="right"><strong>Minh Long</strong></p> <p class="Normal" align="right"><strong>(VnExpress)</strong></p>

Giày Đại Phát solution
Số người online:
4189
Số người truy cập:
4766940