Hồi chuông cảnh báo

 

Nhận bài dự thi "Bảo vệ môi trường"

Rác ở một khu dân cư thuộc xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh do tác giả cung cấp.

Môi trường là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của muôn loài, trong đó có con người. Ở bất cứ thời đại nào, kỷ nguyên nào thì môi trường là vấn đề nóng hổi bức thiết luôn được đặt lên hàng đầu. Điều đó cũng dễ hiểu nếu chúng ta sớm nhận thức được rằng: làm sao con người có thể sống trong một môi trường đầy ô nhiễm của khói bụi, nguồn nước bẩn, rác và những chất thải tồn tại xung quanh mình.

Thử nhìn lại một vài thập niên gần đây, nhân loại đã phải hứng chịu biết bao nhiêu sự “trút giận” của thiên nhiên, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là do chính con người gây ra.

Chỉ riêng ở Việt Nam, có thể nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường đang là hồi chuông đáng báo động. Thật đáng buồn đó đây vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi từ nông thôn đến thành thị. Từ các khu chợ, nhà ở, khu công nghiệp, thậm chí là trước các công sở, bệnh viện, trường học, khu di tích, chùa chiền. Thôi thì đủ hàng tá chủng loại từ rác sinh hoạt, rác thải công nghiệp, xác súc vật nhiễm bệnh được tập kết bất cứ nơi đâu có thể. Một ví dụ nhỏ: Có một con chuột chết trong nhà, thay vì đào hố để chôn thì người ta không ngần ngại quẳng ra ngoài đường. Có lẽ đó được xem như là một “giải pháp” ít tốn thời gian, công sức và ít chi phí nhất của những người kém văn hóa.

Một nghịch lý khá khôi hài đang tồn tại là ở đâu có bảng “Cấm”, thì ở đó thường bị “khủng bố” và bị xem thường nhiều hơn. Ví như ta thấy bảng “Cấm họp chợ” thì chợ vẫn họp nhộn nhịp quanh đấy. Hoặc “Cấm đổ rác”, nhưng rác cứ vẫn tập kết tràn lan ngay dưới bảng cấm. Thế mới lạ. Bên cạnh đó, hiện nay mật độ xe cộ ngày một dày đặc, trong khi nhiên liệu sử dụng không đạt chuẩn đã thải một số lượng lớn khí thải rất độc hại ra môi trường.

Nhìn rộng ra chúng ta có thể thấy ngày nay tình trạng phá rừng vẫn ngày đêm âm ỉ. Những cánh rừng bạt ngàn vời hàng trăm loại gổ quý đã bị đốn hại không thương tiếc. Những nạn khai thác “lậu” ở các mỏ đá, mỏ than, quặng, cát… gây khói bụi mù mịt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Số phận của rừng thì đã vậy, còn số phận của sông ngòi, kênh rạch cũng “đau thương” không kém. Có biết bao nhiêu con sông dòng suối, kênh rạch đã bị “bức tử” bởi nạn xả chất thải chưa qua xử lý của các trang trại chăn nuôi, những lò giết mổ gia súc, và đặc biệt là các nhà máy, khu công nghiệp. Hệ thông cống ngầm đã chuyển tải một khối lượng khổng lồ những chất độc hại ra sông ra biển làm cho hệ sinh thái động thực vật những nơi này trở nên tê liệt. Ấy là chưa nói đến những vụ tràn dầu, tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ… Một số sông hồ, kênh rạch dần biến mất do tình trạng san lấp trái phép, tài nguyên khoáng sản bị khai thác một cách kiệt quệ. Rõ ràng 2 yếu tố chính có giá trị lớn lao đối với đời sống là: nguồn nước và không khí đã bị ô nhiễm trầm trọng. Với đà này, chỉ e một môi trường xanh-sạch trong tương lai chỉ còn là…khái niệm.

Ảnh do tác giả cung cấp.
Rác trước cổng trường THCS Kim Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.Ảnh do tác giả cung cấp.

Mất cân bằng hệ sinh thái là hệ quả tất yếu khi mà vấn nạn môi trường đang từng ngày bị đe dọa nghiêm trọng. Trái đất nóng dần lên kèm theo những vụ cháy rừng với quy mô lớn. Trong khi đó khí thải từ “hiệu ứng nhà kính” đang trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống muôn loài, kéo theo một chuổi “giận dữ” của thiên nhiên. Có thể thấy những năm gần đây những vụ động đất, sóng thần, núi lửa đang xảy ra trên toàn thế giớ với cường độ cao, hậu quả nặng nề. Trong khí đó ở nước ta tình trạng hạn hán, bão lụt, lũ quét đang xảy ra từ Nam chí Bắc, gây thiệt hại to lớn về con người và của cải.

Đứng trước thực trạng môi trường đang bị xâm phạm nghiêm trọng từ nhiều phía, thiết nghĩ cần phải có những giải pháp tối ưu nhất mới mong cải thiện được tình trạng trên.

Là một người luôn quan tâm đến vấn đề môi trường như bao nhiêu người khác, theo thiển ý của bản thân, tôi xin được đóng góp một vài ý tưởng như sau:

- Cần nâng cao ý thức của mỗi người trong việc chung tay bảo vệ môi trường, bởi “ý thức con người” là yếu tố tiên quyết sẽ đặt lên hàng đầu. Cần phải có những giải pháp tuyên truyền sâu rộng đến từng gia đình, tổ dân phố, cơ quan, trường học… về thực trạng và biện pháp bảo vệ môi trường, nhằm “cải thiện nhận thức” của mọi giới, mọi thành phần trong xã hội.

- Củng cố, hoàn thiện và nâng cấp hơn nữa những website về chủ đề môi trường bằng các hình thức như radio, video, blog… Tất cả được chuyển tải với nội dung ngắn gọn, tranh ảnh trực quan sinh động , dễ truy cập, dễ thu hút để tránh sự nhàm chán của độc giả. Bởi lẽ với hình thức này sẽ mang tính tương tác cao, phản hồi đa chiều chắc chắn sẽ nhận được những ý kiến hay và những giải pháp có giá trị.

- Nhân ngày Môi trường thế giớ (5/6) hàng năm, cần có những chiến dịch quảng bá rộng rãi, những hình thức truyền thông hợp lý mang tính khả thi cao, những cuộc ra quân của các ban ngành đoàn thể từ nông thôn đến thành thị với mục đích “Chung tay bảo vệ môi trường”.

- Nhà nước cần khuyến khích và có chế độ đầu tư cho những phát minh của các tài năng trẻ về các dự án “tái chế chất thải”, “xử lý chất thải, khí thải”… nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Nên chăng hệ thống phát thanh-truyền hình từ trung ương đến điạ phương cần lượt bỏ bớt những chương trình “vô bổ”, thay vào đó bằng những diễn dàn xung quanh vấn đề “bảo vệ môi trường” để khán thính giả có dịp giao lưu chia sẽ với những khách mời tên tuổi đang hoạt động trong lãnh vực môi trường.

- Kiên quyết xử lý thích đáng và có hình thức chế tài nghiêm khắc với bất cứ cá nhân, thành phần nào xem thường luật (hoặc biết nhưng cố tình lách luật) gây ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp, xâm hại nghiêm trọng đến môi trường.

Trái đất là “ngôi nhà chung” của nhân loại, mỗi con người là một thành viên trong ngôi nhà chung ấy. Vì vậy để bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường được xem như là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Môi trường – “lá phổi xanh” của nhân loại đang cần lắm “ý thức và trách nhiệm” của mỗi người. Bởi lẽ bảo vệ môi trường là bảo vệ chính đời sống chúng ta. Đừng để những thói quen xấu, những hành động xem thường, những hành vi vô ý thức của con người tác động đến môi trường sẽ dẫn đến những hậu quả tang tóc khủng khiếp nhất, vì thực tết đã chứng minh điều đó, phải không các bạn?

 
    •   
    • Tổng số: 22 lượt
    •  
 

Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Bảo vệ môi trường" dưới dạng bài viết, chùm ảnh, video mô tả thực trạng môi trường hư ô nhiễm không khí, nước... ; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB.

Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không “dán” vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

Gửi bài dự thi tại đây

Vũ Lê Anh


Giày Đại Phát solution
Số người online:
25892
Số người truy cập:
9196804