Hiện tượng nàng tiên cá ngoài đời thực

 

 
ancient-cases-sirenomelia-4490-144125305

Hình tượng nàng tiên cá trong thần thoại. Ảnh: Acient Origins

Theo Acient Origins, hình ảnh người cá thu hút trí tưởng tưởng của con người hàng ngàn năm nay. Nó bắt nguồn từ truyền thuyết về nữ thần Atargatis được thờ phụng ở vương quốc Assyria cổ đại, cũng như ở Hy Lạp và La Mã.

Truyện kể rằng, nữ thần chẳng may giết chết người tình. Vì quá xấu hổ, nàng đã biến mình thành người cá. Theo một số tài liệu khác, Atargatis là vị thần sinh sản và có quan hệ gần gũi với nữ thần người cá Ascalon. Việc thờ cúng hai nữ thần làm một được cho là khởi nguồn của câu chuyện về "nàng tiên cá".

Trong văn hóa châu Âu, châu Phi và châu Á, hình ảnh người cá thường gắn liền với một sự cố hay thiên tai như lũ lụt, bão tố, đắm tàu hay chết đuối. Trong tác phẩm Odyssey, Homer gọi họ là những nàng tiên cá luôn dụ dỗ thủy thủ đến với tử thần. Người cá được khắc họa trong điêu khắc Etruria, sử thi Hy Lạp và trên phù điêu tại các lăng mộ ở La Mã. Năm 1493, Christopher Columbus ghi lại rằng ông bắt gặp người cá trên hành trình ra Địa Trung Hải.

Vậy liệu truyền thuyết về người cá có liên quan gì đến cơ thể con người hay không?

4-5607-1441248938.jpg

"Nàng tiên cá nhỏ" Milagros Cerron trước và sau phẫu thuật tách chân. Ảnh: Ancient Origins.

Nhà nghiên cứu lịch sử y học Lindsey Fitzharris, đại học Oxford đã lần tìm các tài liệu tham khảo cổ xưa về dị tật có tên là "Hội chứng người cá". Nó được nhắc đến lần đầu tiên trong một bộ bản đồ gồm 4 tập xuất bản năm 1891. Không có dấu hiệu nào cho thấy giới y khoa đã biết về dị tật này trước thời điểm đó.

Hội chứng người cá là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp và có thể gây tử vong. Những người mắc bệnh có hai chi dưới dính liền với nhau trông như đuôi cá. Nguyên nhân do dây rốn không hình thành hai động mạch nên chỉ cung cấp đủ máu cho một chân. Điều đáng buồn là những đứa trẻ sinh ra có dị tật này khó mà sống sót quá vài ngày. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong phẫu thuật mà một số bệnh nhi có thể sống đến tuổi thiếu niên.

Một trong số đó là cô bé người Peru có tên Milagros Cerron. "Milagros" có nghĩa là "những điều kỳ diệu". Nhưng bạn bè và gia đình hay gọi cô một cách trìu mến là "nàng tiên cá nhỏ". Năm 2006, các chuyên gia đã tách thành công hai chân của cô bé khi đó mới hai tuổi. Hiện giờ cô bé đã đi lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần phẫu thuật nữa để khắc phục những biến chứng ở thận, hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.

Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được liệu truyền thuyết về nàng tiên cá có phải bắt nguồn từ dị tật bẩm sinh này hay không. Tuy nhiên, sự trùng hợp giữa dị tật và truyền thuyết lại có tác động tích cực. Những đứa trẻ mắc hội chứng người cá luôn cảm thấy tự hào vì mình giống với nhân vật xinh đẹp trong truyền thuyết xa xưa đến này vẫn còn được lưu truyền.

3-3930-1441248938.jpg

Hình minh họa một em bé mắc Hội chứng người cá (trái), quá trình giải phẫu tách hai chân (giữa và phải). Nguồn: Pickled Politics.

Ngọc Anh
ancient-cases-sirenomelia-4490-144125305
Hình tượng nàng tiên cá trong thần thoại. Ảnh: Acient Origins
Theo Acient Origins, hình ảnh người cá thu hút trí tưởng tưởng của con người hàng ngàn năm nay. Nó bắt nguồn từ truyền thuyết về nữ thần Atargatis được thờ phụng ở vương quốc Assyria cổ đại, cũng như ở Hy Lạp và La Mã.

Truyện kể rằng, nữ thần chẳng may giết chết người tình. Vì quá xấu hổ, nàng đã biến mình thành người cá. Theo một số tài liệu khác, Atargatis là vị thần sinh sản và có quan hệ gần gũi với nữ thần người cá Ascalon. Việc thờ cúng hai nữ thần làm một được cho là khởi nguồn của câu chuyện về "nàng tiên cá".

Trong văn hóa châu Âu, châu Phi và châu Á, hình ảnh người cá thường gắn liền với một sự cố hay thiên tai như lũ lụt, bão tố, đắm tàu hay chết đuối. Trong tác phẩm Odyssey, Homer gọi họ là những nàng tiên cá luôn dụ dỗ thủy thủ đến với tử thần. Người cá được khắc họa trong điêu khắc Etruria, sử thi Hy Lạp và trên phù điêu tại các lăng mộ ở La Mã. Năm 1493, Christopher Columbus ghi lại rằng ông bắt gặp người cá trên hành trình ra Địa Trung Hải.

Vậy liệu truyền thuyết về người cá có liên quan gì đến cơ thể con người hay không?

4-5607-1441248938.jpg
"Nàng tiên cá nhỏ" Milagros Cerron trước và sau phẫu thuật tách chân. Ảnh: Ancient Origins.
Nhà nghiên cứu lịch sử y học Lindsey Fitzharris, đại học Oxford đã lần tìm các tài liệu tham khảo cổ xưa về dị tật có tên là "Hội chứng người cá". Nó được nhắc đến lần đầu tiên trong một bộ bản đồ gồm 4 tập xuất bản năm 1891. Không có dấu hiệu nào cho thấy giới y khoa đã biết về dị tật này trước thời điểm đó.

Hội chứng người cá là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp và có thể gây tử vong. Những người mắc bệnh có hai chi dưới dính liền với nhau trông như đuôi cá. Nguyên nhân do dây rốn không hình thành hai động mạch nên chỉ cung cấp đủ máu cho một chân. Điều đáng buồn là những đứa trẻ sinh ra có dị tật này khó mà sống sót quá vài ngày. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong phẫu thuật mà một số bệnh nhi có thể sống đến tuổi thiếu niên.

Một trong số đó là cô bé người Peru có tên Milagros Cerron. "Milagros" có nghĩa là "những điều kỳ diệu". Nhưng bạn bè và gia đình hay gọi cô một cách trìu mến là "nàng tiên cá nhỏ". Năm 2006, các chuyên gia đã tách thành công hai chân của cô bé khi đó mới hai tuổi. Hiện giờ cô bé đã đi lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần phẫu thuật nữa để khắc phục những biến chứng ở thận, hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.

Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được liệu truyền thuyết về nàng tiên cá có phải bắt nguồn từ dị tật bẩm sinh này hay không. Tuy nhiên, sự trùng hợp giữa dị tật và truyền thuyết lại có tác động tích cực. Những đứa trẻ mắc hội chứng người cá luôn cảm thấy tự hào vì mình giống với nhân vật xinh đẹp trong truyền thuyết xa xưa đến này vẫn còn được lưu truyền.

3-3930-1441248938.jpg
Hình minh họa một em bé mắc Hội chứng người cá (trái), quá trình giải phẫu tách hai chân (giữa và phải). Nguồn: Pickled Politics.
Ngọc Anh

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
12562
Số người truy cập:
9235136