Giải pháp giúp tiểu thương chợ truyền thống bán hàng thuận lợi

 Chị Phúc, chủ cửa hàng bán thịt heo tại chợ Võ Thành Trang (Q.Tân Bình, TP HCM) gặp tình trạng hàng tiêu thụ chậm khi Covid-19 đến. Kinh tế gia đình ở mức trung bình, thu nhập giảm ảnh hưởng đến đời sống gia đình. Vì vậy, chị giảm chi tiêu, hạn chế mua sắm đồ dùng.

Với mong muốn cải thiện tình hình, chị Phúc đăng tải thông tin bán hàng qua mạng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp chị có thêm 2-3 đơn hàng từ người quen, số lượng ít.

Nhiều năm bán buôn theo kiểu truyền thống, chị Phúc không nghĩ đến gian hàng của gia đình có thể bán online. Tuy nhiên, điều đó trở thành hiện thực khi nhân viên Utop đến hỗ trợ. "Tôi sử dụng Utop từ tháng 11, nhân viên hỗ trợ đăng tải bán hàng, khi có khách đặt đơn sẽ gọi điện thông báo để tôi chuẩn bị. Từ ngày có Utop, mỗi ngày tôi bán thêm 15 đơn, nếu có khuyến mãi giảm 5% giá thì lên đến 25 đơn", chị Phúc nói.

Ứng dụng Utop giúp tiểu thương truyền thống bán hàng online, người tiêu dùng đi chợ trực tuyến dễ dàng. Ảnh: Utop

Đại diện Sở Công thương TP HCM cho biết, chuyển đổi số trong kinh doanh hiện nay là xu thế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp. Chợ truyền thống cũng đứng trước áp lực buộc phải thay đổi hình thức kinh doanh để có thể thích ứng và cạnh tranh với các cửa hàng tiện lợi.

Việc gia tăng các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong công tác quản lý Nhà nước về chợ trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong quản lý, phục vụ hoạt động của chợ truyền thống là một trong các yêu cầu cấp thiết. Qua đó, hỗ trợ nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống chợ trong tình hình mới, góp phần tác động đến quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động hiệu quả của các chợ truyền thống.

Tiểu thương của chợ truyền thống cũng không nằm ngoài cuộc của những chuyển đổi này. Họ cần nhanh chóng thích nghi và tận dụng nhiều hình thức bán hàng để làm phong phú, đa dạng phương thức kinh doanh, bắt kịp với xu thế chung của thị trường, góp phần hiện đại hóa các hoạt động thương trường.

Chợ truyền thống bán đa dạng các mặt hàng. Ảnh: Utop

Bên cạnh những biện pháp tổ chức của cơ quan quản lý thì bản thân các tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống cũng cần phải thay đổi những dịch vụ cung ứng cho khách hàng; nâng cao chất lượng phục vụ; đảm bảo kinh doanh thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nâng cao được sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại trên thị trường; chủ động tiếp cận kênh kinh doanh theo hình thức trực tuyến để bắt kịp xu thế của thị trường và nhu cầu của khách hàng... Đồng thời, tiểu thương thay đổi cách ứng xử, xây dựng văn hóa kinh doanh văn minh, lịch sự, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng khi đến với chợ truyền thống.

Trong điều kiện dịch bệnh, các giải pháp kinh doanh trực tuyến là một trong cách ứng phó linh hoạt để duy trì hoạt động kinh doanh của tiểu thương chợ truyền thống, có thể trở thành xu hướng mới. Mô hình giúp tiểu thương kinh doanh hiệu quả hơn khi kinh doanh trực tuyến được vận hành theo phương thức bài bản.

Utop là mô hình bán hàng online cho tiểu thương chợ truyền thống do Sở Công Thương TP HCM, FPT ra mắt. Ứng dụng tạo nguồn cung hàng hóa, hạn chế nguy cơ nhiễm Covid-19 trong tình hình mới.

Ứng dụng Utop giúp tiểu thương truyền thống kinh doanh hiệu quả, người tiêu dùng mua sắm tiện lợi. Ảnh: Utop

Dưới góc độ người mua hàng, mô hình phát huy thế mạnh của chợ truyền thống, ứng dụng ưu điểm của chợ trực tuyến. Cụ thể, người dân dễ dàng mua thực phẩm tươi sống với tiểu thương quen ở chợ gần nhà qua ứng dụng Utop, giá cả như ở chợ. Các mặt hàng bày bán trên chợ trực tuyến đa dạng.

Hiện, mô hình được triển khai tại một số chợ truyền thống tại TP HCM góp phần tạo kênh tiếp nhận, phân phối hàng hóa cho người dân với giá bình ổn. Theo đó, hình thức này đang giúp tiểu thương kết nối với bạn hàng, tìm kiếm thêm khách hàng, duy trì hoạt động kinh doanh.

Lê Nguyễn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
4116
Số người truy cập:
8980600