Dịch vụ tài chính số cá nhân hoá của Viettel Money

 Theo ông Trương Quang Việt, Phó tổng giám đốc - Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, tập đoàn đã có kinh nghiệm vận hành các dịch vụ ngân hàng số như BankPlus, ViettelPay... trong 10 năm qua. Do đó, Viettel tận dụng lợi thế từ cả mobile money và các nền tảng trước đó để tạo nên một hệ sinh thái với hơn 300 tiện ích thanh toán và tài chính số - Viettel Money.

Viettel Money sở hữu hơn 300 tiện ích thanh toàn và tài chính số. Ảnh: Viettel

Viettel Money sở hữu hơn 300 tiện ích thanh toàn và tài chính số. Ảnh: Viettel

Viettel Money số hóa mọi giao dịch trong đời sống

Thanh toán số dần phổ biến trên toàn thế giới bởi nhiều lợi ích. Trong đó, việc hạn chế lưu thông tiền mặt có thể giảm bớt nhiều chi phí cho ngành tài chính trong các khâu in, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển... Đối với người dân, giao dịch qua các kênh số cũng góp phần thúc đẩy tiêu dùng nhờ các dịch vụ tiện ích xoay quanh mua sắm, thương mại điện tử.

Covid-19 diễn ra, hình thức này cũng được khuyến khích sử dụng để đảm bảo an toàn, hạn chế tiếp xúc và lây lan dịch bệnh. Hơn hết, tại nhiều quốc gia mobile money đã trở thành một công cụ giúp Chính phủ hỗ trợ tài chính kịp thời cho gia đình, cá nhân gặp khó khăn kinh tế do Covid-19. Với lợi thế về tỷ lệ dùng điện thoại di động lớn, các nước đã vượt qua rào cản địa lý, hệ thống bảo trợ xã hội chưa hoàn thiện... để giúp người dân vượt qua đại dịch.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 10/2021, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức 11,3%. Như vậy, tổng lượng tiền mặt lưu thông trên cả nước vẫn còn cao, đặc biệt là trong các giao dịch dân sự ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo... Nguyên nhân chủ yếu đến từ tỷ lệ người dân chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng vẫn cao (khoảng 69%, theo Statis), thói quen sử dụng tiền mặt đã in sâu trong cuộc sống hàng ngày, các giải pháp thanh toán số chưa tối ưu cho giao dịch nhỏ lẻ...

Theo đó, để góp phần thúc đẩy thanh toán số phủ sóng đến 100 triệu người dân, Viettel ra mắt Viettel Money ngay khi mobile money được "mở khóa". Người dân có thể thực hiện các giao dịch nhỏ lẻ, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, học phí, mua vé dịch vụ giải trí - du lịch... chỉ với tài khoản mobile money gắn liền với SIM.

Ông Việt cho biết, mobile money vẫn là trọng tâm của Viettel Money, thanh toán số là dịch vụ được tối ưu hàng đầu trong hệ sinh thái. Người dân có thể dùng tiền điện tử với điện thoại "cục gạch" (feature phone), giao dịch bằng thao tác quét mã QR hoặc qua USSD (bấm *998# và nhấn gọi)...

Người dùng máy cục gạch có thể sử dụng Viettel Money. Ảnh: Viettel

Người dùng máy "cục gạch" có thể sử dụng Viettel Money. Ảnh: Viettel

Bên cạnh các tiện ích xoay quanh mua sắm, giải trí... người dùng có thể thanh toán nhiều khoản phí thông qua Viettel Money. Ngọc Khánh (Hà Giang, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ, hồi năm nhất, mỗi lần đến kỳ đóng học phí, bố mẹ Khánh lại lóc cóc đến điểm giao dịch ngân hàng cách xa hàng chục km để chuyển tiền. Sau khi rút tiền từ ATM, khách lên phòng tài vụ để nộp cho nhà trường.

"Từ ngày trường áp dụng Viettel Money (trước là ViettelPay), tôi chỉ cần đưa mã sinh viên rồi bố mẹ đóng trực tiếp cho trường. Bố mẹ đỡ vất vả di chuyển chặng đường dài", Khánh nói thêm.

Theo lãnh đạo Viettel, các dịch vụ không chỉ tiện lợi, dễ dùng mà còn được đảm bảo tính bảo mật. Khách hàng sử dụng feature phone hay smartphone đều phải qua hai bước bảo mật là nhập mật khẩu giao dịch (hoặc tài khoản) và mã OTP gửi qua tin nhắn SMS. Đồng thời, mọi giao dịch của Viettel Money đều được công ty an ninh mạng của Viettel đảm bảo sự an toàn của người dùng.

Gia tăng tài sản với các tiện ích tài chính số của Viettel Money

"Chúng tôi muốn người dân nhớ tới Viettel Money khi nhắc đến mobile money nhưng Viettel Money không chỉ là tiền di động", ông Trương Quang Việt kỳ vọng khi chia sẻ về định hướng chiến lược của hệ sinh thái Viettel Money. Theo đó, về tài chính số, Viettel Money có một số dịch vụ nổi bật như đầu tư Save Now, tiết kiệm và tín dụng tiêu dùng Pay Now.

Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Harris do ứng dụng đầu tư Stash thực hiện với thanh niên Mỹ, gần 80% thế hệ millennials không đầu tư vào thị trường chứng khoán và hơn 40% nói rằng, họ không có đủ tiền để đầu tư. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Yosef Bonaparte, một trợ lý giáo sư tài chính tại Đại học Colorado tại Denver, cũng chỉ ra rằng các nhà đầu tư trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm có xu hướng tự tin quá mức khi mới bắt đầu mua và bán cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ... dẫn đến rủi ro không đáng có.

Tại Việt Nam, kết quả khảo sát "Am hiểu tài chính" do Master Card tổ chức thường niên chỉ ra, người trẻ Việt dù hoạch định khá tốt ở mức 73 điểm, nhưng lại hạn chế về kỹ năng quản lý tiền cơ bản (52 điểm) và yếu nhất về kỹ năng đầu tư tài chính (51 điểm). Trong số 16 nước được khảo sát, Việt Nam chỉ đứng thứ 14.

Mai Hương (25 tuổi, Hà Nội) cũng muốn gia tăng tài sản khi thấy xu hướng trẻ hoá đội ngũ nhà đầu tư trên thị trường. "Nhìn các bạn đầu tư, thu nhập khá lên, tôi cũng muốn nhập cuộc nhưng dùng một số tiền lớn khi không có kinh nghiệm sẽ rất rủi ro. Trong khi, đầu tư nhỏ lẻ thì không hiệu quả", cô gái trẻ chia sẻ.

Để hỗ trợ người dùng tiếp cận với tài chính số an toàn hơn, Viettel Money cung cấp dịch vụ Save Now để loại bỏ rào cản thiếu kinh nghiệm, vốn. Qua đây, người dùng có thể đầu tư chỉ từ 1.000 đồng. Tiền đầu tư sẽ tới các Công ty quản lý quỹ hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây, các chuyên gia tài chính hàng đầu cùng phân tích từ công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ thay người dùng thực hiện đầu tư vào thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu... Hơn hết, nhà đầu tư vẫn sẽ sở hữu số Chứng Chỉ Quỹ (CCQ) tương ứng với số tiền đã chi.

Người dùng có thể đầu tư, tiết kiệm, vay tín dụng thông qua Viettel Money. Ảnh: Viettel

Người dùng có thể đầu tư, tiết kiệm, vay tín dụng thông qua Viettel Money. Ảnh: Viettel

Nếu không tham gia đầu tư, người dùng có thể tiết kiệm tại các ngân hàng đối tác của Viettel trên ứng dụng của Viettel Money với lãi suất cao hơn tại quầy; nhiều kỳ hạn gửi; gửi tiền an toàn và tra cứu hoặc tất toán linh hoạt.

Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, Viettel ra mắt thêm dịch vụ Pay Now."Khi nâng cấp tài khoản, người dùng có thể sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng, ví dụ như thanh toán tiền điện nước hàng tháng, thương mại điện tử...", ông Việt chia sẻ.

Ông cũng cho biết thêm, Viettel Money đã khá hoàn thiện, quy hoạch theo các mảng chính (thanh toán, tài chính số, thương mại điện tử) song hệ sinh thái chắc chắn sẽ liên tục mở rộng và hoàn thiện dựa vào nhu cầu thực tế của khách hàng.

Dự kiến, Viettel Money sẽ được cá nhân hóa. Khi người dùng sử dụng dịch vụ, nền tảng sẽ đưa ra những đề xuất phù hợp theo nhu cầu của từng người bằng cách ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. "Hệ sinh thái này sẽ không bỏ sót bất kỳ nhu cầu nào của người tiêu dùng", ông khẳng định.

Nhật Lệ


Giày Đại Phát solution
Số người online:
3312
Số người truy cập:
8994661