Dân buôn gặp khó
Điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo lần này chính là tiếp tục thừa nhận quyền sở hữu và mua bán vàng miếng của người dân như một loại tài sản tích trữ vốn đã quen thuộc. Bên cạnh đó, chính là sự siết chặt các quy định về hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng miếng của các DN, hoạt động nhập khẩu vàng của các đầu mối và có cả việc chấn chỉnh hoạt động của hệ thống cửa hành tư nhân kinh doanh vàng bạc hiện nay.
Nếu những quy định này được thực thi, một chuyên gia về tài chính cho biết các DN và nhà buôn sẽ gặp khó khăn bước đầu trong việc đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể theo từng thời kỳ, đăng ký và chịu kiểm soát kinh doanh. Tuy nhiên, điều kiện kinh doanh khó khăn sẽ khiến không nhiều DN và tiệm vàng được tồn tại. Những DN và tiệm vàng nào lọt vào được danh sách, chắc chắn sẽ không dễ dàng mở rộng này, sẽ có những lợi thế đáng kể.
Đầu tiên, những quy định trong dự thảo sẽ khiến cho việc tham gia sản xuất và kinh doanh vàng miếng của các DN khó khăn hơn khi phải đáp ứng các yêu cầu khi sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ được xem là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo đó, các tổ chức, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp và được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đáp ứng một số điều kiện về vốn, doanh thu và mạng lưới do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Đây chính là điểm khó nhất, bởi vì với quan điểm ngày càng hạn chế và thắt chặt kinh doanh vàng như thời gian qua thì điều kiện sẽ càng được nâng lên. Hơn nữa, các điều kiện đó sẽ được thay đổi theo mục tiêu quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Đáp ứng điều kiện đồng thời,các DN sẽ phải đối mặt với nhiều yêu cầu về thù tục mà ngân hàng chưa bao giờ là một lĩnh vực dễ dàng.
Cùng với đó, hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu được quy định theo hướng hạn chế xuất khẩu trong khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo những điều kiện khắt khe. Theo đó, ngoài Ngân hàng Nhà nước, chỉ các doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng mới được cấp phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được. Còn hoạt động nhập khẩu, giấy phép chỉ được cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư khai thác vàng ở nước ngoài có nhu cầu nhập số vàng đã khai thác về nước...
Với thực tế, chủ yếu các DN sản xuất vàng miếng đều nhập khẩu nguyên liệu để chế tác thì cơ chế trên đây sẽ gây khó cho nhiều DN. Một vài DN lớn sẽ đáp ứng được yêu cầu sẽ rất có lợi và tất nhiên cơ quan quản lý cũng thuận tay hơn. Nhưng khi có số ít DN có quyền nhập khẩu và chế tác thì rất có thể sẽ nảy sinh vấn đề mới vì có thể sẽ nảy sinh độc quyền, liên kết khống chế thị trường
Nếu điều này xảy ra thì thị trường vàng có thể lại đối mặt với những rủi ro do hoạt động bị khống chế là nằm trong tay các ông lớn. Nếu như thế, việc làm giá, những cơn sốc giá hay việc giá trong nước cao hơn giá thế giới và thậm chí là đầu cơ vẫn có thể xảy ra nếu các DN này liên kết với nhau.
Một ý tường so sánh đã được một DN kinh doanh vàng đưa ra. Trên thị trường xăng dầu, các DN nhập khẩu và kinh doanh rất hạn chế và đã có ít nhiều biểu hiện của độc quyền bất lợi cho thị trường. Nhưng theo quy định các DN này đều là DN nhà nước và hoạt động theo một cơ chế giá quản lý chặt chẽ của nhà nước. Còn đối với vàng, sự can thiệp của nhà nước sẽ không dễ dàng như thế.
Cùng với các DN nhập khẩu và sản xuất kinh doanh vàng miếng, hệ thống đại lý, các tiệm vàng tư nhân cũng sẽ gặp ít nhiều khó khăn khi phải đăng ký lại và đáp ứng mọt số tiêu chuẩn cao hơn.
Điều đáng ngại hơn là các điều kiện này không được quy định trong nghị định mà giao cho cơ quan quản lý quy định cụ thể. Trước mắt, việc này sẽ phải chờ thông tư hướng dẫn. Và các điều kiện này có thể sẽ được thay đỏi và mỗi lần nhưu thế, các địa lý và tiệm vàng lại xáo trộn để đáp ừng các quy định mới.
Vàng đã là một thói quen tích trữ an toàn tài chính của người dân nên sẽ không thể một vài quy định mà dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình.
Giao dịch của dân: có khác gì?
Người dân được thừa nhận quyền mua bán và tích trữ nhưng có điều việc mua bán chỉ được thực hiện ở các đơn vị có giấy phép kinh doanh vàng miếng. Nhưng xem ra điều này không gây ra phản ứng hay khó khăn gì cho người dân. Thực tế, đối với người dân bán ở đâu cũng thế và vấn đề là giá bán và giá cả thế nào. Còn trên một thị trường rộng lớn vì sẽ có nhiều cách để lách luật trong mua bán.
Chính vì thế, quy định chỉ được bán vàng ở nơi có giấy phép nhưng đối với người dân điều đó sẽ không bao giờ là quan trọng còn cơ quan quản lý nhà nước liệu có đủ thời gian và nhân lực để kiểm soát điều này?
Thực tế cho thấy, trước đây, USD cũng đã được quy định khá chặt là chỉ có một số đối tượng được mua ở ngân hàng và đại lý USD phải là địa lý của các ngân hàng. Việc giao dịch mua bán tự do bị cấm. Tuy nhiên, thì cấm cũng như không, toàn dân vẫn có thể mua bán USD bất cứ lúc nào, thị trường tự do hoạt động thoải mái và chi phối ngược trở lại thị trường chính thức.
Còn việc cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng trở nên khó thực thi. Cũng nhớ lại câu chuyện của USD, việc sử dụng và thanh toán bằng USD là bị cấm nhưng vẫn diễn ra rất thoải mái. Thậm chí, có thời điểm người ta công khai niêm yết và mua bán bằng USD. Cho đến nay, dù đã ráo riết kiểm tra và xử phạt nhưng chỉ có 1 -2 vụ bị bắt làm mẫu còn thực tế tất cả đều "biết với nhau" và tiếp tục giao dịch mà không ai bị làm sao.
Vì thế, những quy định này nhằm hướng tới chống vàng hóa trong nền kinh tế e sẽ lặp lại như với USD. Không ai có thể đảm bảo loại bỏ việc người dân và tiệm vàng cùng bắt tay để lách luật. Đó là chưa kể đến, nhà nước mới quản lý vàng miếng còn vàng nữ trang thì để ngõ cũng là một địa du để cả người dân và DN cùng có những biến tướng và lách luật. Ngoài ra còn có biến tướng như các đơn vị kinh doanh bắt tay với phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng thông qua việc ký kết các hợp đồng hợp tác tay nghề, góp vốn để đứng ra kinh doanh với phòng giao dịch.
Tất cả những việc đó sẽ rất khó kiểm soát. Nó giống như câu chuyện USD hàng chục năm qua mà không thể xáo bỏ được. Mới đây khi cơ quan quản lý làm mạnh dưới sữ hỗ trợ của công an, quản lý thi trường thì tình hình có vẻ dịu đi nhưng đó chỉ là bề mặt còn lại USD vẫn tiếp tục được dùng để định giá và giao dịch vì người dân vẫn ưu tiên USD hơn VND vì những lo sợ mất giá và lạm phát.
Vàng đã là một thói quen tích trữ an toàn tài chính của người dân, là một loại tài sản được dùng để thanh toán vì luôn được cho là không sợ mất giá cho nên sẽ không thể một vài quy định mà dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình. Vì thế, rất có thể quy định mới đẩy người dân vào phạm luật và rồi tìm cách lách luật mà không ai sợ và làm theo. Chuyện của USD đã thế và không có gì đảm bảo là vàng không như thế khi niềm tin vào VND không được củng cố.
Đáng ngại hơn, một khi tâm lý tích trữ, đầu cơ và sử dụng vàng còn tiếp diễn thì nhu cầu nhập khẩu vàng sẽ còn tiếp tục. Những ảnh hưởng của nó lên cán cân xuất nhập khẩu, cân bằng ngoại hối sẽ không được xử lý một cách triệt để. Xem ra bài toán này vẫn chưa có lời giải triệt để.