Cách làm giấm bằng chuối với đường đơn giản mà thơm ngon

 Giấm là nguyên liệu quen thuộc của mọi gia đình người Việt. Bạn có thể sử dụng giấm trong các món ăn như gỏi, salad, canh, lẩu... hoặc thậm chí dùng làm sạch các vật dụng nhà bếp.

Giấm chuối có hương vị thơm ngon, dễ làm, được nhiều chị em nội trợ sử dụng - Ảnh minh họa: Internet

Giấm chuối có hương vị thơm ngon, dễ làm, được nhiều chị em nội trợ sử dụng - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể tự tay làm giấm từ các loại quả phổ biến ở nước ta như giấm táo, giấm chuối hoặc giấm gạo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách làm giấm chuối và đường theo các bước cực kỳ đơn giản dưới đây.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Bạn nên chọn chuối sứ khi làm giấm tại nhà để đảm bảo chất lượng - Ảnh minh họa: Internet

Bạn nên chọn chuối sứ khi làm giấm tại nhà để đảm bảo chất lượng - Ảnh minh họa: Internet

Chuối chín: 7 quả (có thể tăng, giảm số lượng chuối theo tỷ lệ)

Đường cát trắng: 100g

Dừa xiêm: 1 trái cỡ vừa

Rượu trắng: 100ml

Nước sôi để nguội: 5 lít

Bình thủy tinh đựng giấm: Sử dụng bình có thể tích từ 6 – 7 lít hoặc bình to hơn

Các bước làm giấm chuối với đường

Công đoạn 1: Làm nước giấm cái

Công đoạn làm giấm cái hay con giấm đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm giấm chuối. Theo khoa học, con giấm chính là những lợi khuẩn acetic kết lại với nhau thành lớp vàng màu trắng đục trên bề mặt giấm ăn.  

Bước đấu tiên, bạn lấy nước dừa xiêm cho vào bình, thêm chuối và rượu trắng vào bình thủy tinh đã tiệt trùng sạch. Tiếp đến, cho nước sôi để nguội vào ngập các nguyên liệu, khoảng 8/10 thể tích bình rồi đóng chặt nắp, bảo quản nơi thoáng mát, hạn chế ánh sáng mặt trời.

Bạn nên sử sụng vải thoáng đậy lên nắp bình thay bằng nắp nhựa tạo điều kiện cho không khí lọt vào để con giấm nhanh lên - Ảnh minh họa: Internet

Bạn nên sử sụng vải thoáng đậy lên nắp bình thay bằng nắp nhựa tạo điều kiện cho không khí lọt vào để con giấm nhanh lên - Ảnh minh họa: Internet

Sau khoảng 45 – 60 ngày theo điều kiện thời tiết từng địa phương, lớp váng do con giấm tạo ra sẽ nổi trên bề mặt bình thủy tinh. Thời gian càng lâu, con dấm sẽ càng dày như sứa. Thời điểm này, bạn nếm nước dấm có độ chua vừa phải thì chiết giấm ra, không để con giấm chảy ra ngoài.

Công đoạn 2: Làm nước giấm, nuôi giấm

Giấm sau khi chiết bạn vẫn giữ chuối đã ngâm và con giấm trong bình. Pha nước đường theo tỷ lệ 1 chén dường: 6 chén nước lọc, khuấy tan rồi từ từ châm vào bình đựng giấm sao cho thể tích nước chiếm 8/10 bình như ban đầu.

Nước giấm đạt đến độ chua vừa phải thì chiết ra bình khác, giữ nguyên con giấm trong bình  - Ảnh minh họa: Internet

Nước giấm đạt đến độ chua vừa phải thì chiết ra bình khác, giữ nguyên con giấm trong bình  - Ảnh minh họa: Internet

Thời gian nuôi con giấm mới với nước đường sẽ nhanh hơn công đoạn tạo con giấm. Con giấm mới tiếp tục được tạo ra cùng con giấm cũ nên chiếm thể tích khá lớn. Tiếp tục kiểm tra độ chua của giấm và chiết nước ra cho vào bình riêng để sử dụng.

Công đoạn 3: Bảo quản giấm

Sau 2 lần chiết nước giấm, bạn dùng thìa múc nhẹ con giấm ra ngoài để không chiếm diện tích trong bình. Tiếp tục pha nước đường và cho vào bình theo tỷ lệ như trên. Môi trường thuận lợi sẽ giúp làm giấm nhanh chóng hơn.

Sau khi thành công ở các công đoạn làm giấm chuối, bạn nên lọc giấm qua lớp vải sạch để loại bỏ cặn và những con giấm sót lại và sử dụng trực tiếp.

Giấm chuối tự làm tại nhà sẽ trong vắt sau khi lọc - Ảnh minh họa: Internet

Giấm chuối tự làm tại nhà sẽ trong vắt sau khi lọc - Ảnh minh họa: Internet

Nếu muốn bảo quản giấm nhiều trong thời gian dài, bạn cho giấm đã nuôi vào nồi rồi đun sôi, để nguội và cho vào chai đậy kín nắp. 

Chúc bạn thành công khi tự tay làm giấm chuối với đường đơn giản tại nhà!

 
 
Nguồn: Thục Uyên/Phụ nữ sức khỏe

Giày Đại Phát solution
Số người online:
697
Số người truy cập:
4759591