Bị thao túng, ngành vàng khủng hoảng

Một vài năm trở lại đây, giá vàng đã có nhiều biến động mạnh đặc biệt là thời gian gần đây, nhiều người cho rằng những DN kinh doanh vàng bạc đã có lãi lớn? Theo ông nhận xét này có đúng không?

Đúng là vài năm trở lại đây, giá vàng có biến động mạnh, đặc biệt là thời gian gần đây giá vàng được đẩy lên cao khiến nhiều người cho rằng các DN kinh doanh vàng bạc có lãi lớn, nhưng thực tế giá vàng đẩy lên cao khiến các doanh nghiệp phải mua đuổi, bán đuổi gây ra lãi giả, lỗ thực. Còn khi giá vàng xuống họ phải bán hạ giá gây lỗ nhiều.

Đặc biệt, khi giá bình ổn lại bị hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa giá mua và giá bán của một số tập đoàn tài chính và doanh nghiệp kinh doanh vàng gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp chân chính và người dân ...

Vậy ông có bình luận gì về việc kinh doanh vàng hiện nay so với trước kia?

Việc kinh doanh vàng cũng như thị trường vàng hiện nay đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng do sự thao túng của một số tập đoàn tài chính (TĐTC) và doanh nghiệp vàng (DNV).

Khi giá vàng tăng, một số TĐTC và DNV này tham gia vào thị trường vàng, họ “tung” tiền ra thu gom vàng khiến vàng vật chất trở nên khan hiếm, vì thế giá vàng tăng đột biến, tức là vừa bán xong lại phải mua vào cao hơn mức giá mình vừa bán.

Điều này gây lãi giả, lỗ thực cho doanh nghiệp vàng và người dân phải mua vàng với giá quá cao gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Khi giá vàng giảm, họ vội vã “xả” vàng ra bán phá giá nhằm chốt lời khiến các doanh nghiệp vàng phải bán hạ giá theo nên lỗ rất nhiều. Việc này gây thua lỗ rất nhiều cho nhiều doanh nghiệp vàng và người dân khi cần tiền phải bán vàng với giá thấp.

Khi giá vàng bình ổn, lại bị hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa giá mua và giá bán (thu hẹp biên độ giá mua – giá bán) của một số TĐTC và DNV trong việc bán buôn và bán lẻ, gây thiệt hại lớn tới thu nhập của các doanh nghiệp.

Bị thao túng, ngành vàng khủng hoảng, Tài chính - Bất động sản, gia vang, gia vang hom nay, vang mieng, gia usd, doanh nghiep, kinh te, tai chinh

Nhiều DN vàng đang thua lỗ nặng nề vì thu không đủ chi. (Ảnh minh họa).

Có thể nói đây là thời kỳ khủng hoảng của ngành vàng kể từ khi mở cửa. Khó khăn chồng chất, nhiều doanh nghiệp vàng đang thua lỗ nặng nề vì thu không đủ chi, dẫn đến một số doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc làm, ảnh hưởng xấu đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước (khuyến khích sản xuất và sử dụng hàng trong nước, hạn chế nhập siêu...).

So với nhiều năm trước thì các DN kinh doanh vàng hiện nay gần như không có thuận lợi mà gặp khó khăn nhiều. Nhìn lại trước đây, khi vàng giá vàng khoảng 500.000đ/chỉ thì mức chênh lệch giữa mua vào, bán ra khoảng 5.000đ – 10.000đ/ chỉ, tức lãi suất bằng 1 – 2% doanh thu.

Còn hiện nay, cụ thể giá vàng lúc 8h30p sáng ngày 04-8-2011, mua vào 4.103.000 đồng/chỉ- bán ra 4.117.000 đồng/chỉ, thì mức chênh mua vào, bán ra cũng chỉ chênh nhau 140đ/chỉ, tức là chỉ lãi tương đương 0,3 % doanh thu, vậy mức lãi gộp đã giảm gần 10 lần so với trước đây. Trong khi đó chi phí sản xuất, kinh doanh lại cao hơn trước kia gấp nhiều lần. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ.

Với tư cách là một trong những DN kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực vàng, BTMC có kiến nghị với các cơ quan chức năng về sản xuất kinh doanh này?

Không riêng Bảo Tín Minh Châu mà cả một số đồng nghiệp kinh doanh vàng và một số hội viên Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đang có công văn kiến nghị với Hiệp hội kinh doanh vàng và một số Hiệp hội liên quan can thiệp để bình ổn thị trường vàng, chống cạnh tranh không lành mạnh, góp phần bình ổn và phát triển kinh tế vĩ mô của nhà nước,

Công văn chúng tôi kiến nghị rõ Chính phủ nên đưa ra những quy định về biên độ giá mua – giá bán vàng tương tự như những quy định về biên độ lãi suất tiền vay, tiền gửi của ngân hàng và mức tăng giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán.

Cụ thể biên độ giá đó sẽ như thế nào, thưa ông?

Nhà nước nên quy định rõ mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán vàng (biên độ giá mua- giá bán), đối với các doanh nghiệp mua bán buôn và mua bán lẻ là:

Đối với doanh nghiệp mua bán buôn: Biên độ giao động giá mua – giá bán là 0,3 – 1% doanh thu (tức là: mức sàn 0,3%, mức trần 1%).

Đối với các doanh nghiệp mua bán lẻ: Biên độ giao động giá mua – giá bán là 0,5- 2% doanh thu (tức là: mức sàn 0,5%, mức trần 2%).

Đây là việc làm rất cấp bách, vì thế nếu làm được điều này, chắc chắn thị trường vàng sẽ bình ổn, người dân sẽ mua, bán được giá tốt, các doanh nghiệp vàng sẽ phát triển bền vững, đóng góp được nhiều vào ngân sách nhà nước, tạo được nhiều việc làm cho người lao động…

Xin cảm ơn ông!


Giày Đại Phát solution
Số người online:
3177
Số người truy cập:
11801193