10 loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh

1. Muỗi - Loài vật bé nhỏ nhưng vô cùng nguy hiểm này có thể truyền ký sinh trùng làm lây lan bệnh sốt rét, khiến khoảng hai triệu người chết trên thế giới mỗi năm. Ảnh: Bareoaks.
2. Rắn hổ mang bành châu Á - Riêng tại Ấn Độ mỗi năm loài này gây ra cái chết cho đa số trong 50.000 ca tử vong vì rắn cắn, dù rắn hổ mang không phải loài có nọc độc mạnh nhất. Ảnh: HGH.
Ảnh: Stingaid.
3. Sứa hộp Australia - Đây là loài sinh vật biệt có nọc độc nhất con người từng biết đến. Mỗi xúc tu của nó có lượng chất độc đủ giết chết tới 60 người. Kể từ năm 1884 đến nay đã có ít nhất 5.567 cái chết liên quan đến loài động vật này. Ảnh: Stingaid.
4. Cá mập trắng khổng lồ - Mỗi năm có từ 30 đến 100 người chết vì bị cá mập tấn công. Ảnh: Mouth.
5. Sư tử châu Phi - Đây là loài duy nhất thuộc họ nhà mèo sống bầy đàn. Chúng phối hợp với nhau để săn mồi và làm chết khoảng 70 người mỗi năm ở riêng Tanzania. Tổng cộng mỗi năm sư tử châu Phi biến 250 người trên thế giới làm mồi của chúng. Ảnh: Naduah.
6. Cá sấu nước mặn Australia - Đây là loài bò sát lớn nhất hành tinh và mỗi năm chúng gây ra cái chết cho hơn 2.000 người. Ảnh: Outback.
7. Voi - Loài vật nặng nề này khiến khoảng 600 người chết mỗi năm bằng cách giày xéo hoặc quật bằng vòi. Ảnh: Base.
Gấu trắng Bắc c
8. Gấu trắng Bắc cực - Đây là loài động vật ăn thịt có kích cỡ lớn nhất sống trên cạn, luôn cố sức bảo vệ con non và sẽ tấn công một cách dữ dội nếu nhận thấy có mối đe dọa. Một cú tát đúng lực của gấu trắng Bắc cực có thể làm cụt đầu nạn nhân trong nháy mắt. Ảnh: Telegraph.
9. Trâu rừng châu Phi - Đây là sát thủ khét tiếng nhất châu lục đen và gây ra nhiều cái chết hơn tất cả các loài vật khác tại châu Phi. Ảnh: Avike.
10. Ếch phóng độc - Loài vật sống tại các khu rừng nhiệt đới Nam Mỹ này có lượng nọc độc tiết từ da của nó đủ để giết chết 10 người. Ảnh: Synth.

Đình Chính (theo Telegraph)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
23029
Số người truy cập:
9135184